1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công giai đoạn 2021-2023

Cập nhật lúc : 14:40 26/11/2021  
Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công giai đoạn 2021-2023

Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công giai đoạn 2021-2023 cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Ban hành kèm theo Quyết định số:1679 /QĐ-SGD ĐT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế)

CHƯƠNG I

NGUYÊN TẮC CHUNG 

Điều 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức được áp dụng thống nhất trong cơ quan, bảo đảm cho toàn cơ quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, sử dụng nguồn kinh phí và tài sản có hiệu quả và tiết kiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC).

Điều 2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ

Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản được xây dựng theo các nguyên tắc sau :

- Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho CBCCVC.

- Tuân thủ các văn bản qui định hiện hành của Nhà nước về thủ tục, nguyên tắc, chế độ thu chi của Nhà nước, việc quản lý và sử dụng tài sản công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn kinh phí được giao và tiết kiệm chi.

- Cụ thể hóa những quy định nhằm làm căn cử để quản lý, thanh toán các khoản chi trong cơ quan, chịu sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan theo qui định.

- Các nội dung, mức chi được thảo luận, thống nhất dân chủ, công khai đến toàn thể cán bộ, công chức và có sự tham gia của Công đoàn cơ quan.

Điều 3. PHẠM VI THỰC HIỆN KHOÁN

Quy chế này chỉ áp dụng thực hiện khoán chi cho hoạt động chi thường xuyên của Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021 - 2023.

Điều 4. NHŨNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG  QUY CHẾ

- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

-  Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính;

- Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

- Căn cứ Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 30/QĐ-SNV và 98/QĐ-SNV ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế về giao biên chế công chức năm 2020 trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của tỉnh;

- Các văn bản quy định chế độ, chính sách liên quan của Trung ương và địa phương;

- Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao hàng năm thực hiện chế độ tự chủ tài chính và chương trình, kế hoạch các nhiệm vụ được giao hàng năm. 

Điều 5. CƠ CẤU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY

- Ban Giám đốc

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện có: 10 phòng ban

+ Văn phòng Sở

+ Thanh tra Sở

+ Phòng Giáo dục Mầm non

+ Phòng Giáo dục Tiểu học

+ Phòng Giáo dục Trung học

+ Phòng Giáo dục chuyên nghiệp-Giáo dục thường xuyên

+ Phòng Công tác Chính trị tư tưởng và Học sinh sinh viên.

+ Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính

 

TT

Chỉ tiêu

Năm 2021

1

Biên chế được cấp trên giao

46

2

Số biên chế có mặt đến nay

45

3

Hợp đồng dài hạn

3

4

Hợp đồng ngắn hạn (vụ việc)

3

5

BC được giao có mặt năm 2021

45

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

1.Tình hình tài chính của đơn vị

Kinh phí ngân sách nhà nước cấp:

+ Kinh phí sự nghiệp giáo dục- đào tạo

+ Kinh phí quản lý nhà nước

+ Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia        

+ Kinh phí thu hộ chi hộ  

+ Thu khác (tuyển sinh đại học, xét tuyển giáo viên, cấp lại bằng, . .)

2. Kinh phí thực hiện tự chủ: Kinh phí quản lý nhà nước

3. Kinh phí không thực hiện tự chủ

+ Kinh phí sự nghiệp giáo dục- đào tạo

+ Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

+ Kinh phí xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

+ Thu khác: lệ phí tuyển sinh đại học, lệ phí xét tuyển giáo viên.

Điều 7. NHÓM CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN

1.Tiền lương ngạch bậc:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Tiền lương hợp đồng dài hạn và hợp đồng vụ việc  

- Tiền lương của nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/ 2000 của Chính phủ về chế độ hợp đồng một số công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện trả tiền lương theo quy định hiện hành của nhà nước, trường hợp lương hợp đồng dài hạn có thay đổi thì áp dụng theo văn bản quy định hiện hành.

- Tiền lương của nhân viên hợp đồng vụ việc hưởng tiền công tháng theo Công văn Liên ngành số 3060/LN-TC-GDĐT-NV ngày 30/11/2017 của Liên Sở Tài chính, Giáo dục và Đào tạo và Nội vụ về việc hướng dẫn về hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

- Công văn số 264/SNV- TCCC ngày 05/3/2021 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

3. Chi phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, trách nhiệm:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phương thức chi trả các khoản lương, phụ cấp: chuyển 1 lần/tháng vào tài khoản ngân hàng ATM cá nhân của CB,VC,NLĐ.

Thời gian chi trả: Từ ngày 01 đến ngày 15 hàng tháng.

1.4.  Chi làm thêm giờ

Các phòng ban phải chủ động rà soát, sắp xếp công việc được lãnh đạo giao một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 8h/ngày làm việc. Trường hợp do yêu cầu công việc đột xuất phải làm thêm ngoài giờ thì phải bảo đảm các điều kiện và mức chi làm thêm giờ như sau :

a) Điều kiện:

- Có kế hoạch và nội dung công việc do trưởng phòng, ban đề xuất và được Giám đốc Sở phê duyệt cho làm thêm ngoài giờ.

- Trong chứng từ thanh toán phải có giấy báo làm thêm ngoài giờ hoặc bảng chấm công.

- Đảm bảo số giờ làm thêm:

+ Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày

+ Trường hợp làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày;

+ Không quá 40 giờ/tháng, không quá 200 giờ/năm

- Thời gian làm thêm giờ không trùng với thời gian đi công tác.

b) Mức chi: Mức chi thanh toán làm thêm giờ được thực hiện theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 01/02/2020của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động.

1.5. Chi trực cơ quan

Chi bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trực theo phân công vào các ngày nghỉ, tết, lễ, bão lụt hoặc theo yêu cầu theo mức chi 50.000 đồng/người/ca trực với điều kiện có đầy đủ chữ ký của những người trong ca trực và giao nhận giữa 2 ca trực thể hiện trong sổ theo dõi trực của cơ quan.

6. Chi họp, làm việc với các ban ngành

Các cuộc họp sau đây được được bồi dưỡng 100.000 đồng/người/cuộc họp (thanh toán kèm công văn, giấy mời hoặc biên bản):

- Chi bồi dưỡng cho đại biểu ngoài cơ quan như các đoàn kiểm tra, giám sát của cấp trên, các sở, ban ngành cấp Tỉnh đến họp ngoài giờ để giải quyết công việc chung của cơ quan và của ngành.

- Họp ban tổ chức triển khai sơ kết, tổng kết các phong trào, các hội thi thì thanh toán theo định mức trong dự toán do các phòng, ban chủ trì lập.

7. Chi các khoản đóng góp bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí Công đoàn)

Các khoản đóng góp và mức trích đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản): Thực hiện theo quy định hiện hành về quy trình, hồ sơ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

8. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

9. Chi trang phục thanh tra

a) Điều kiện:

- Người được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ, ngày lễ, ngày truyền thống; có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định của Nhà nước; nghiêm cấm sử dụng trang phục không đúng mục đích, để vụ lợi.

- Việc cấp phát, sử dụng trang phục phải đúng tiêu chuẩn, mục đích, đúng đối tượng, đúng niên hạn theo quy định.

- Thanh tra Sở và kế toán cơ quan phải mở sổ theo dõi việc quản lý cấp phát, sử dụng đến từng thanh tra viên bảo đảm chính xác, đúng quy định; việc quản lý và quyết toán kinh phí may sắm trang phục thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Trường hợp cấp bằng tiền cho các cá nhân tự may sắm trang phục, chứng từ thanh toán là bảng kê danh mục trang phục được cấp, thời gian sử dụng và đơn giá, qui cách, màu sắc từng trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định và có hóa đơn tài chính.

b) Mức chi: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2015/TTLT-BTC-TTCP ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành “Quy định chế độ quản lý, cấp phát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước”

10. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định hiện hành và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao.

11. Chi phí thuê mướn

 Chi phí thuê mướn được thanh toán theo công việc thực tế, trên cơ sở thoả thuận đúng quy định, thực hiện tiết kiệm tối đa các công việc thuê mướn.

Điều 8. NHÓM CHI VỀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA

1. Chi thanh toán dịch vụ công cộng

a) Vật tư văn phòng:

+ Khoán chi vật tư văn phòng phẩm thông thường: 100.000/người/quý (gồm sổ công tác, bút làm việc, bút dấu, bút xóa, kéo, giấy kẻ ngang)

+ Không khoán các loại VPP phục vụ công tác chung của ngành. Khi nhận văn phòng phẩm phải có giấy đề nghị, xác nhận của trưởng phòng, sử dụng văn phòng phẩm tiết kiệm, có hiệu quả. Các loại công văn in với số lượng lớn phải có tờ trình gửi Chánh văn phòng duyệt để phân loại công văn cần in ấn, công văn thông báo lên mạng nội bộ của ngành.

b) Thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm chi phí điện nước, điều hòa; phải tắt hết điện khi ra khỏi phòng. Các phòng được trang bị điều hòa nhiệt độ nên mở máy điều hòa nhiệt độ khoảng 28oC. Không mở cửa đồng thời với mở máy điều hòa nhiệt độ để tránh lãng phí điện năng và bảo quản máy lâu dài. Chi phí điện nước được thanh toán theo hóa đơn thực tế của đơn vị cung cấp dịch vụ.

c) Chi phí nhiên liệu và sử dụng xe ô tô

- Tiêu chuẩn:

+ Việc sử dụng ô tô đơn vị được thực hiện theo Quyết định số 32/2015 /QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Giám đốc, Phó giám đốc Sở được bố trí xe ô tô con đi công tác trong và ngoài tỉnh, các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác ở các địa bàn từ 30 km trở lên. Riêng tại địa bàn Thành phố Huế chỉ bố trí khi có phương tiện.

+ Không sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân hoặc kinh doanh, cho thuê.

- Quản lý và thanh toán:

+ Văn phòng chịu trách nhiệm điều động xe theo yêu cầu công việc của Lãnh đạo. Các phòng ban phải có kế hoạch đăng ký trước phiên trực báo tuần để văn phòng chủ động bố trí lịch và xe công tác.

+ Những người được phân công quản lý xe, phải mở sổ sách theo dõi lịch trình hoạt động của xe ô tô con hàng tuần, để làm cơ sở đề nghị sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ và theo dõi định mức xăng sau mỗi đợt công tác.

+ Xăng xe được cấp theo thực tế, lái xe ký vào sổ theo dõi xăng xe tại cửa hàng xăng dầu. Cuối tháng, kế toán đơn vị cung ứng xăng dầu gởi bảng kê số lượng xăng dầu thực đổ để đối chiếu, lái xe ký xác nhận và kế toán chuyển thanh toán với công ty xăng dầu như hợp đồng đã ký kết.

Trường hợp đi công tác ngoại tỉnh thì thanh toán theo số km và hóa đơn thực đi. Lái xe thanh toán chi phí tiêu hao xăng theo định mức của mỗi loại xe như sau :

* Xe Toyota 15 chỗ 75C-2007: 20 lít Ron 95/100 km;

* Xe Mazda 4 chỗ 75C-1954: 15 lít Ron 95/100km;

* Xe Mitshubishi 7 chỗ 75C-6445: 19 lít Ron 95/100km.

Thủ tục thanh toán nhiên liệu, dầu và lệ phí cầu đường:

- Lái xe mở sổ theo dõi xăng xe thể hiện km đầu-km cuối, thời gian, nơi đến công tác với Ban giám đốc, phòng ban chuyên môn theo phân công và có ký xác nhận.

Khi thanh toán: Sau khi đã đối chiếu lịch trình hàng tuần của từng xe và định mức tiêu hao nhiên liệu để thanh toán theo quy định.

Chứng từ thanh toán bao gồm hóa đơn hợp pháp, vé lệ phí đường bộ, bảng kê chi tiết số phát sinh và các chứng từ khác liên quan. Những chi phí phát sinh do lỗi chủ quan của lái xe, cơ quan không thanh toán; lỗi do khách quan thực hiện theo qui định của Nhà nước.

d) Thông tin tuyên truyền, liên lạc và sử dụng Internet

Cán bộ, công chức không được sử dụng máy điện thoại, máy fax của cơ quan để phục vụ vào công việc riêng. Tiền điện thoại, điện nước, bưu phí, thanh toán theo hóa đơn thực tế do các đơn vị cung ứng cung cấp.

Trang bị, quản lý và sử dụng máy điện thoại của các phòng ban, cá nhân thực hiện theo Quyết định số 243/2002/QĐ-UB ngày 26/01/2002 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hỗ trợ tiền điện thoại làm việc cho các chức danh như sau:

                        Giám đốc Sở        : 350.000 đồng/tháng

                        Phó Giám đốc      : 150.000 đồng/tháng

                        Trưởng phòng      :   80.000 đồng/tháng

                        Phó trưởng phòng:   60.000 đồng/tháng

(Trong đó: Tiền điện thoại của chức danh Giám đốc Sở, thanh toán theo mức khoán của UBND tỉnh quy định: tiền điện thoại cố định công việc  tại nhà riêng 100.000 đồng/tháng, tiền điện thoại di động 250.000 đồng/tháng).

e) Máy móc thiết bị:

Các phòng ban đều được trang bị máy vi tính cá nhân để làm việc, máy tính xách tay, máy photocopy, máy scan dùng chung để phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Một số phòng ban dược trang bị máy móc thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho công việc chung của ngành (máy scan màu, máy photo siêu tốc, máy vi tính có cấu hình lớn…)

Cán bộ, công chức phải có ý thức quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản được giao, không được sử dụng máy móc thiết bị vào việc riêng.

2. Chi phí hội nghị 

- Việc thanh toán chi phí hội nghị được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

 Mức chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên được quy định như sau:

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng): Mức chi tối đa không quá 800.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính 4 tiết học).
+ Giảng viên, báo cáo viên còn lại (ngoài đối tượng nêu trên): Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Trợ giảng: Bằng 50% mức thù lao giảng viên, báo cáo viên.

- Một số hội nghị, hội thảo công tác chuẩn bị phải làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của lãnh đạo thì được thanh toán làm việc ngoài giờ đúng thủ tục quy định.

- Các khoản chi phí thuê mướn khác phục vụ hội nghị như: Thuê hội trường, in sao tài liệu, thuê xe, thuê giảng viên ... phải có hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).

- Nếu tổ chức tại các đơn vi sự nghiệp trực thuộc ngành thì có phiếu thu.

3. Công tác phí

Căn cứ vào tính chất công việc của chuyến công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, người có thẩm quyền phê duyệt dự toán đi công tác đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; chứng từ thanh toán hợp lý, hợp lệ.

a) Thanh toán tiền chi phí đi lại

- Được thanh toán theo hóa đơn thực tế.

- Quy định đi công tác bằng phương tiện máy bay:

+ Đối với hạng ghế thường (phổ thông) có giá vé cao hơn giá vé tàu, xe thông thường tại thời điểm đi công tác: Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,5 trở lên. Các chức danh, đối tượng còn lại nếu đi bằng phương tiện máy bay trong trường hợp này phải trình Giám đốc Sở xét duyệt.

+ Các đối tượng còn lại được đi công tác bằng máy bay giá rẻ, máy bay có hạng ghế thường (phổ thông) có giá vé thấp hơn giá tàu xe thông thường tại thời điểm đi công tác.

- Thanh toán tiền tự túc phương tiện đi công tác: Đối với trường hợp cán bộ, công chức không có tiêu chuẩn bố trí xe ô tô đi công tác nhưng nếu tự túc phương tiện đi công tác đến nơi cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên (trừ các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được khoán tiền công tác phí theo tháng tại điểm d mục này) và đi công tác đến nơi cách trụ sở cơ quan từ 30 km trở lên thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác bằng 0,1 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác.

b) Phụ cấp lưu trú

- Đi công tác ngoài tỉnh: Mức phụ cấp lưu trú 200.000 đồng/ngày/người.

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), mức phụ cấp 150.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác trong tỉnh: Người đi công tác mà quãng đường đi từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác từ 30km trở lên thì mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 150.000 đồng/ngày/người.

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), mức phụ cấp 100.000 đồng/ngày/người.

c) Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

- Thanh toán theo hóa đơn thực tế.

- Tiêu chuẩn thuê phòng nghỉ và các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy định hiện hành.

d) Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:

- Khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác thường xuyên  trong tỉnh mà quãng đường đi từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác có khoảng cách địa lý dưới 30km bằng 2 lần mức quy định của phụ cấp lưu trú đối với cán bộ đi công tác trong tỉnh mà quãng đường đi từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác từ 30km trở lên và có ở lại qua đêm.

- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Thủ trưởng đơn vị quyết định đối tượng được khoán tiền công tác phí theo tháng đảm bảo phù hợp, đúng người, đúng nhiệm vụ được giao.

e) Các nội dung khác:

- Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền công tác phí gồm:

+ Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

+ Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

+ Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay theo quy định của pháp luật.

+ Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Do nhiệm vụ và tính chất đặc thù của đơn vị được UBND Tỉnh giao quản lý chuyên môn về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh, có rất nhiều đơn vị trường học thuộc ngành. Đơn vị thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học tại các huyện, thị xã và thành phố; Các đợt đi công tác tập huấn đổi mới chương trình giáo dục, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các bậc học do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức. Những nội dung đó gắn với hoạt động chuyên môn của ngành như xăng xe, công tác phí... thì sẽ thanh toán từ nguồn kinh phí Sự nghiệp (không tự chủ) được giao hàng năm.

- Các nội dung còn lại về chế độ công tác phí không quy định tại quy chế này được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. NHÓM CHI MUA SẮM, SỬA CHỬA VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ

Tài sản trong đơn vị phải được quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định. Không sử dụng tài sản nhà nước cho mục đích cá nhân và mục đích khác.

Việc quản lý tài sản nhà nước được thực hiện từ khâu lập kế hoạch đến mua sắm, sửa chữa, thu hồi, điều chuyển, quản lý sử dụng và thanh lý theo đúng quy định của nhà nước. Mở sổ sách kế toán theo dõi tài sản và tính khấu hao theo quy định hiện hành. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa và thanh lý tài sản.

1. Mua sắm tài sản cố định (TSCĐ):

 Chi mua sắm TSCĐ thực hiện theo Luật về quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản hướng dẫn và Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Tài sản, thiết bị đang sử dụng

Tài sản cơ quan giao cho Văn phòng quản lý chung. Kế toán theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, tính hao mòn hoặc khấu hao, giá trị còn lại của mỗi tài sản. Cán bộ, chuyên viên không được tự ý mang tài sản ra khỏi phòng khi chưa có ý kiến của lãnh đạo. Tài sản chuyển giao từ phòng này sang phòng khác phải có biên bản bàn giao, trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Tài sản được điều động, tặng bằng hiện vật phải có quyết định, biên bản giao nhận và mở sổ theo dõi TSCĐ.

Những tài sản, phương tiện làm việc đang còn giá trị sử dụng nhưng hư hỏng cần sửa chữa, thay thế hoặc cần trang bị mới thì phải có kế hoạch, đề nghị sữa chữa để văn phòng mời người có chuyên môn, kỹ thuật đến kiểm tra, trình lãnh đạo xem xét, giải quyết.

Kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định của nhà nước, đối với tài sản dùng chung của phòng nhưng cá nhân đang sử dụng cũng kê khai vào danh mục kiểm kê tài sản dùng chung của phòng.

c) Thanh lý TSCĐ

Tất cả các tài sản của các phòng chuyên môn, khi không còn giá trị sử dụng do hư hỏng, không có thiết bị thay thế phải có biên bản ghi rõ về số lượng, chất lượng, nhãn hiệu của tài sản đó gởi về Văn phòng để đề xuất với lãnh đạo, cùng hội đồng thanh lý của cơ quan tiến hành đưa vào kho tạm giữ, có kế hoạch mời các cơ quan liên quan lập hội đồng định giá và hội đồng thanh lý.

Điều 10. CHI TIỂP KHÁCH VÀ CÁC KHOẢN CHI KHÁC

1. Mức chi tiếp khách

 Mức chi thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Quy định chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Cụ thể :

- Chi bánh,trái cây, nước uống:  Mức chi tối đa không quá mức quy định về tiền nước uống trong cuộc họp theo văn bản quy định của UBND tỉnh về chế độ hội nghị cơ quan, đơn vị thuộc phạn vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm tiếp khách.

- Chi mời cơm (đối với khách trong nước): Trường hợp xét thấy cần thiết thì xin ý kiến Giám đốc Sở trước khi tổ chức mời cơm khách theo mức chi tối đa không quá mức quy định hiện hành của UBND tỉnh.

- Chi tặng phẩm hoặc mời cơm (đối với khách nước ngoài): Khách nước ngoài đến làm việc tại cơ quan Sở được chi mua tặng phẩm hoặc mời cơm theo mức chi tối đa không quá mức quy định hiện hành của UBND tỉnh.

2. Các khoản chi khác

a) Chi cho các ngày Lễ, Tết, kỷ niệm trong năm: Tết âm lịch; Giỗ Tổ Hùng Vương; 30/4; 1/5; 2/9; 20/11; Tết dương lịch và các ngày nghỉ Lễ khác được quy định trong năm (nếu có): 300.000 đồng/người/lần

- Chi ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: 200.000 đồng/lần/ 1 cán bộ nữ đang công tác, lao động trong cơ quan.

b) Chi hoạt động phúc lợi, trợ cấp đột xuất:

- Chi phúng viếng cán bộ công chức, vợ (chồng), tứ thân phụ mẫu, con cán bộ công chức trong cơ quan đang công tác hoặc đã nghỉ hưu khi qua đời mức 500.000 đồng/người và một vòng hoa.

- Chi phúng viếng cho cán bộ, lãnh đạo và tứ thân phụ mẫu, vợ (chồng) của cán bộ, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp ngành, cấp huyện có quan hệ công tác với ngành (đang công tác hoặc đã nghỉ hưu) và nhà giáo ưu tú của ngành khi qua đời 500.000 đồng/người và 1 vòng hoa.

- Chi phúng viếng cán bộ, lãnh đạo và tứ thân phụ mẫu cấp Trung ương có quan hệ công tác với ngành: Không quá 1.000.000 đồng/người và 1 vòng hoa.

c) Chi thăm hỏi ốm đau nằm viện: Cán bộ, công chức, viên chức và tứ thân phụ mẫu, vợ (chồng) con của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong cơ quan với mức 500.000đồng/người/lần (có giấy ra viện kèm theo)

d) Hàng năm cơ quan tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo mức: Không quá 300.000 đồng/người/năm.

e) Chi cho lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên và người lao động trong cơ quan khi được Nhà nước cho nghỉ theo chế độ hưu hoặc chuyển công tác thì tặng 01 phần quà giá trị không quá 1.000.000 đồng.

g) Chi đi thăm các Giám đốc và Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã nghỉ hưu qua các thời kỳ (kể cả những người đã mất) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và Tết Nguyên đán hằng năm với mức thăm hỏi 500.000 đồng/người/lần. 

h) Chi trợ cấp khó khăn cho người lao động (kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức theo chế độ quy định): Khi CBVC có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, đau ốm dài ngày phải nằm viện, bị bệnh hiểm nghèo, nếu được Trưởng phòng, BCH công đoàn cơ quan đề xuất thì Lãnh đạo cơ quan xem xét và duyệt chi theo mức 500.000 đồng/người.

k) Chi hỗ trợ cho CB,CC,VC tình nguyện đi hiến máu nhân đạo: 500.000 đồng/người/đợt.

l) Các trường hợp đột xuất khác, Lãnh đạo Sở sẽ bàn bạc, thống nhất với Công đoàn cơ quan để duyệt chi.

3. Chế độ nghỉ phép năm

Cán bộ công chức được chế độ nghỉ phép theo quy định hiện hành của nhà nước. Các phòng ban phải thực hiện bố trí sắp xếp cho cán bộ công chức nghỉ phép theo quy định. Trong trường hợp do yêu cầu công tác không thể bố trí trong quý và trong năm đó, có thể bố trí cho cán bộ công chức nghỉ phép bù vào quý I năm sau. Theo quy định hiện hành, cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

4. Chi hoạt động cho tổ chức Đảng, tổ chức dân quân tự vệ

Thực hiện theo các văn bản quy định của tỉnh và trung ương đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm đang giữ chức vụ.

5-Chi hoạt động của Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh cơ sở

Thực hiện theo các văn bản quy định của tỉnh và trung ương đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm đang giữ chức vụ.

6. Chi hỗ trợ cho các tổ chức đoàn thể:

Chi đại hội đại hội Cựu chiến binh; chi hoạt động ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; đại hội công đoàn; thăm hỏi gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ; các đoàn thể khác... mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết (định mức các chế độ liên quan không vượt quá chế độ nhà nước quy định).

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu chi đều phải có chứng từ hợp pháp và hợp lệ theo quy định tài chính.

 

CHƯƠNG III

SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TIỂT KIỆM ĐƯỢC

Điều 11. CHI THU NHẬP TĂNG THÊM

a) Nguyên tắc sử dụng kinh phí thu nhập tăng thêm

Căn cứ vào tình hình, Văn phòng Sở điều hành nhiệm vụ chi tương ứng và hợp lý. Sau khi các phòng ban xác định được số biên chế chính thức. Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động bảo đảm theo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

Cuối năm, các phòng bình xét xếp loại A,B,C theo các tiêu chuẩn thành tích của các cấp có thẩm quyền quy định. Những đồng chí nghỉ hưu, chuyển đến, chuyển đi được tính theo số tháng thực tể dựa trên kết quả xếp loại A, B, C.

Trong đó:       - Loại A: Hệ số 1

                     - Loại B: Hệ số 0,75

                     - Loại C: Hệ số 0,5

Quy trình xét ở Tổ công đoàn gồm đầy đủ các đoàn viên, Trưởng phòng ban và Tổ trưởng công đoàn, lập biên bản họp xét gửi hội đồng thi đua. Hội đồng thi đua cơ quan xét và công nhận các danh hiệu đạt được để có cơ sở xét thưởng cuối năm.

b) Phương án chi kinh phí thu nhập tăng thêm:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế cơ quan Sở GD&ĐT:

Để động viên cán bộ, công chức và người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Văn phòng Sở đề xuất mức tạm chi thu nhập tăng thêm trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định . Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định trong một quý của cơ quan.

Kết thúc năm ngân sách, sau khi đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ và xác định được sổ chi thực tể thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được. Vào cuối tháng 12 hàng năm, Văn phòng xem xét rà soát lại kinh phí báo cáo lãnh đạo Sở phê duyệt để có thể điều chỉnh tăng thu nhập cho cán bộ. Mức tăng thu nhập tăng giảm tuỳ theo mức độ tiết kiệm chi phí trong năm sau khi trừ thu nhập tạm chi các quý trước.

- Đối với cán bộ, chuyên viên, viên chức và người lao động được điều động biệt phái đến làm việc tại các phòng chuyên môn cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng hưởng lương ở đơn vị cơ sở (trường/trung tâm) thì được hỗ trợ thu nhập tăng thêm như sau: (Phải có Giấy xác nhận trả thu nhập tăng thêm trong năm của đơn vị đang hưởng lương)

+ Nếu cuối năm đơn vị trả lương (trường/trung tâm) chi thu nhập tăng thêm thấp hơn so với cán bộ, chuyên viên đang công tác và hưởng lương tại cơ quan Sở GD&ĐT có cùng xếp loại thì được hỗ trợ thêm để bảo đảm mức tương ứng với thu nhập của cán bộ, chuyên viên cơ quan Sở có cùng xếp loại.

+ Nếu cuối năm đơn vị trả lương (trường/trung tâm) chi thu nhập tăng thêm cao hơn hoặc bằng so với cán bộ, chuyên viên đang công tác và hưởng lương tại cơ quan Sở GD&ĐT có cùng xếp loại thì không được hỗ trợ thêm.

c) Một số nguyên tắc khác:

- Bổ sung thu nhập tăng thêm theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương nhưng tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.            

- Quỹ tiền lương, tiền công của cơ quan để tính thu nhập tăng thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.

- Cuối năm kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng hoặc trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.

- Những nội dung không có trong quy chế này thì chi theo quy định của Nhà nước hiện hành.

- Khoản kinh, phí được giao nhưng chưa hoàn thành công việc trong năm được chuyển sang năm sau để hoàn thành công việc đó, không được xác định là khoản kinh phí quản lý hà

Các tin khác