1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nghị quyết Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Cập nhật lúc : 11:18 04/01/2023  
Nghị quyết Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 về phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu học tập, bảo đảm công bằng trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Đẩy mạnh chuyển đổi số và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030

- Về phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục

Toàn tỉnh có 586 trường mầm non, phổ thông (56 trường ngoài công lập); trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 93,0% (đạt mức độ 2 trên 16,9%). Tỷ lệ huy động trẻ mầm non và học sinh phổ thông đạt 84,7% (trong đó: 14,0% trẻ và học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục mầm non

Toàn tỉnh có 214 trường mầm non (34 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 93,0% (đạt mức độ 2 trên 8,9%).

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 46,0% (trong đó: 48,4% trẻ ngoài công lập); tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 96,6% (trong đó: 24,6% trẻ ngoài công lập).

+ Giáo dục tiểu học

Toàn tỉnh có 191 trường tiểu học (09 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 94,8% (đạt mức độ 2 trên 20,9%).

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học và được học 2 buổi/ngày đạt 100% (trong đó: 6,03% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục trung học cơ sở

Toàn tỉnh có 138 trường trung học cơ sở (08 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 92,0% (đạt mức độ 2 trên 25,4%).

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, phấn đấu 85% phường, xã, thị trấn đạt mức độ 3. Tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở đạt 93,0% (trong đó: 8,08% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục trung học phổ thông

Toàn tỉnh có 43 trường trung học phổ thông (05 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 88,4% (đạt mức độ 2 trên 11,6%).

Tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông đạt 60% (trong đó: 14,62% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục thường xuyên

Duy trì và nâng cao chất lượng Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 09 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Duy trì và nâng cao chất lượng xoá mù chữ mức độ 2.

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đạt và trên chuẩn trình độ đào tạo, trong đó, trên chuẩn đạt trên 25%; 100% đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng theo kế hoạch; có ít nhất 75% đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức Tốt.

- Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

100% trường mầm non, phổ thông đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi; có 94,8% phòng học kiên cố; 82,2% trường đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; 100% trường mầm non, 85% trường tiểu học tổ chức bán trú.

b) Đến năm 2045

- Về phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục

Toàn tỉnh có 612 trường mầm non, phổ thông (80 trường ngoài công lập); trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 94,8% (đạt mức độ 2 trên 20,9%). Tỷ lệ huy động trẻ mầm non và học sinh phổ thông đạt 88,5% (trong đó: 18,9% trẻ và học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục mầm non

Toàn tỉnh có 226 trường mầm non (45 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 96,0% (đạt mức độ 2 trên 11,9%).

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ em đi nhà trẻ đạt 60% (trong đó: 50% trẻ ngoài công lập), tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 98% (trong đó: 37,3% trẻ ngoài công lập).

+ Giáo dục tiểu học

Toàn tỉnh có 198 trường tiểu học (15 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 95,5% (đạt mức độ 2 trên 25,3%).

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học và được học 2 buổi/ngày đạt 100% (trong đó: 7,1% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục trung học cơ sở

Toàn tỉnh có 144 trường trung học cơ sở (14 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 93,1% (đạt mức độ 2 trên 31,3%).

100% phường, xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở đạt 95% (trong đó: 10,2% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục trung học phổ thông

Toàn tỉnh có 44 trường trung học phổ thông (06 trường ngoài công lập). Trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 90,9% (đạt mức độ 2 trên 13,6%).

Tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông đạt 60% (trong đó: 22,66% học sinh ngoài công lập).

+ Giáo dục thường xuyên

Phát triển cả về quy mô và chất lượng các cơ sở giáo dục thường xuyên công lập và ngoài công lập để mọi người dân đều có cơ hội học tập suốt đời. Duy trì, nâng cao chất lượng xoá mù chữ mức độ 2.

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt, tận tụy, tâm huyết với nghề, có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

- Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí thân thiện, chuẩn hóa, hiện đại hóa và thông minh, đáp ứng đủ điều kiện cho cho giáo dục toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Đổi mới công tác quản lý giáo dục

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ giữa các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị về phát triển giáo dục.

- Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về giáo dục.

- Giao quyền tự chủ nhiều hơn và thực hiện tốt hơn dân chủ trong các cơ sở giáo dục; đổi mới công tác quản lý; thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả.

b) Hoàn thiện chính sách cho phát triển giáo dục

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho giáo dục.

- Thực hiện lộ trình hỗ trợ học phí cho học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

- Quy định các khoản thu, mức thu của các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và một số mức hỗ trợ giáo dục mầm non ngoài công lập theo quy định của Chính phủ.

- Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

- Chính sách phát triển hệ thống trường ngoài công lập; chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mô hình trường ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận chuẩn quốc tế.

- Chính sách xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên mở, mở mọi rào cản đối với việc học suốt đời của mỗi công dân.

- Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để thu hút người giỏi và phát huy tiềm năng của các nhà giáo.

c) Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân

- Củng cố, sắp xếp và hoàn thiện cơ sở giáo dục theo hướng trường chuẩn quốc gia, đa dạng hóa loại hình, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đáp ứng nhu cầu học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

- Tập trung đầu tư toàn diện cơ sở giáo dục trọng điểm ở các cấp từ mầm non đến phổ thông theo hướng huy động tối đa các nguồn lực để phát triển quy mô và tạo điều kiện bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương. Theo đó, mỗi huyện, thị xã và thành phố xây dựng hình thành mô hình trường chất lượng cao cấp trung học cơ sở trong hệ thống trường trung học cơ sở ở địa phương.

- Xây dựng Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế trở thành trường dẫn đầu của giáo dục và đào tạo toàn quốc về chất lượng, uy tín và hội nhập quốc tế; Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương là trường trọng điểm trung học cơ sở của tỉnh và cả nước.

- Tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước để phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú; hiện đại hóa trường, lớp học, chuẩn hóa trường học các xã khó khăn, miền núi, nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với các vùng khác.

- Thực hiện đề án hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trung tâm giáo dục khuyết tật, đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập tại địa phương.

d) Tăng cường xã hội hóa trong giáo dục

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội về giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường công tác huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục, đảm bảo công bằng và phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.

- Từng bước triển khai mô hình trường theo hình thức đối tác công - tư; thực hiện giao tự chủ từng phần và hướng đến tự chủ toàn phần; triển khai phương án chuyển đổi mô hình trường mầm non công lập sang tư thục hoặc sang mô hình trường mầm non tự chủ một phần chi phí thường xuyên ở những nơi có điều kiện, khả năng xã hội hóa cao.

- Quan tâm hỗ trợ, phối hợp và tạo điều kiện để phát triển các cơ sở giáo dục do các tổ chức xã hội thành lập hoạt động theo quy định.

đ) Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

- Phát triển chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người.

- Đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục, phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học.

- Thực hiện đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục theo tiêu chí quốc gia, để xác định mặt bằng chất lượng làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

e) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Chú trọng xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước; ưu tiên phát triển đội ngũ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo, đặc biệt nhà giáo công tác tại vùng khó khăn, dân tộc, miền núi.

g) Đảm bảo nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho phát triển giáo dục

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục; Nhà nước bảo đảm chi ngân sách cho giáo dục với tỷ lệ ít nhất là 20%.

- Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước; tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước trong lập và phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước công khai và minh bạch; giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí.

- Bảo đảm quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với phát triển mạng lưới trường, lớp học; tập trung xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tăng cường nguồn lực và thu hút các nguồn ngoài ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo hầu hết các trường, lớp học được kiên cố hóa và đủ thiết bị dạy học.

- Nghiên cứu triển khai xây dựng nguồn học liệu dùng chung, nguồn học liệu mở; thí điểm và triển khai mô hình thư viện số. 

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân để tổ chức khai thác cơ sở vật chất của địa phương thực hiện kế hoạch giáo dục địa phương, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp.

i) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục

Tiếp tục triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong toàn ngành giáo dục tỉnh. Đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi quy trình số trong dạy học và kiểm tra đánh giá.

k) Phát triển nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

- Chủ động liên kết, giao lưu, hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và nước ngoài. Cử đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đi đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, áp dụng nền giáo dục tiên tiến ứng dụng vào giáo dục của tỉnh. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên và tham gia triển khai các dự án phát triển tại tỉnh.

-  Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, trong đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tài trợ cho giáo dục, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Phụ lục chi tiết đính kèm.

Nội dung chi tiết trong các file đính kèm.

Các tin khác