1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhân vật lich sử

NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG VIỆT

Tác phẩm của Hồ Chí Minh rất đồ sộ, nhưng không phải tất cả đều là tác phẩm văn học. Có thể xem một số tác phẩm của Người có giá trị văn học như “Tuyên ngôn độc lập”, “Truyện và Ký” (NXB Văn học – Hà Nội – 1985), “Thơ ca Hồ Chủ tịch” (NXB Giáo dục Giải phóng – 1974), “Thơ Bác Hồ” (NXB QĐND, Hà Nội, 1975), nhiều bài thơ, bài phú của Người còn có trong bộ “Toàn tập Hồ Chí Minh”…

Ngòi bút văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có khi đề cập trực tiếp đến nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử Việt Nam và thế giới mà giáo viên lịch sử ở Phổ thông và cả ở Đại học có thể học tập, tham khảo, vận dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của mình.

Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số nhân vật lịch sử dân tộc trong tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, nhắc lại những người có công với dân tộc trong lịch sử xa xưa, Nguyễn Ái Quốc viết:

“Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị và đồng bào đánh đuổi bọn xâm lăng, trả thù chồng, giải thoát quê hương… Tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn. Lý Bôn với một nhóm nghĩa sĩ đã nổi dậy và bẻ gãy ách đô hộ của Hán tộc. Ngô Quyền năm 938 đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ quốc ta.

Năm 980, Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng giềng hùng mạnh hơn gấp bội, đánh đã thắng địch và giết chết tướng địch, giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch.

Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đến đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của chúng ta đánh bại. Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng nước Nam đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu…

Giáo viên lịch sử có thể học tập tác giả việc điểm lược lịch sử một cách “có hồn”. Điểm lược có nghĩa là chỉ nhắc qua, gọi lại vừa có hệ thống theo thứ tự thời gian của lịch sử, vừa có cái nhìn khái quát về truyền thống giữ nước của cha ông, vừa có cách diễn đạt giàu tình cảm. Trong đoạn viết nói trên, người đọc đã cùng với tác giả gắn bó sâu sắc với quá khứ dân tộc… “Tổ tiên ta đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn… Quân Mông Cổ đã bị nhà Trần vẻ vang của chúng ta đánh bại”.

Những đoạn điểm lược lịch sử như trên có thể giúp ích giáo viên trong các bài giảng sơ kết và tổng kết lịch sử.

Khi đánh giá các nhân vật lịch sử, Nguyễn Ái Quốc dùng từ chính xác, đúng với bản chất của nhân vật. Mỗi từ được tác giả dùng để nhận định về một nhân vật lịch sử cụ thể nào đó thường khó có thể thay vào đó một từ nào khác “hay hơn” và hợp lý hơn. Trong tác phẩm thơ “Lịch sử nước ta” được xuất bản ở Việt Bắc năm 1942, Nguyễn Ái Quốc trình bày nhiều danh nhân lịch sử có công với nước. Tác giả viết rất cô đọng nhưng vẫn đảm bảo được tính khách quan, chính xác nhờ hiểu đúng nhân vật và không hề dễ dãi trong cách chọn từ, dùng từ.

Về Lê Thánh Tôn, tác giả dùng từ “vua hiền”1

Vua hiền có Lê Thánh Tôn

Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành

Để có thể hiểu Lê Thánh Tôn là “vua hiền” chỉ cần nhớ lại một số sự kiện mà sử học nước ta đã lý giải sáng tỏ: đó là sự ra đời của bộ luật Hồng Đức và việc Lê Thánh Tôn giải oan cho Nguyễn Trãi.

Về tính nhân văn của bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang tên hiệu vua Lê Thánh Tôn, Phạm Văn Đồng nhận xét: “Ở nước ta, một số học giả nói nhiều về bộ Luật Hồng Đức. Lúc đọc bộ luật này, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bởi lẽ bộ luật này chứa đựng nhiều điều không thể tưởng tượng dưới chế độ phong kiến quân chủ lúc bấy giờ. Phải nói rằng, tác giả của nó – vua Lê Thánh Tôn – là một minh quân hiếm có”2. Nhận định về người anh hùng Nguyễn Huệ, trong tác phẩm thơ “Lịch sử nước ta” Nguyễn Ái Quốc dùng các từ “phi thường”, “chí cả mưu cao”.

Ông đà chí cả mưu cao

Dân tại lại biết cùng nhau một lòng.

Sử học nước ta đã chứng minh năng lực phi thường của Nguyễn Huệ trong nhiều chiến công, hành quân chớp nhoáng, đánh bại mọi lực lượng phản động, đánh đâu thắng đó như thế nào.

Còn với các nhân vật tận trung với vua, với nước, không ngại hy sinh, bảo vệ thành trì để chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc ca ngợi với những từ đẹp đẽ: “tiết nghĩa”, “tôi trung”, “cùng thành còn mất”, “làm gương để đời”

Nước ta nhiều kẻ tôi trung

Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương

Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương

Cùng thành còn mất làm gương để đời

Người hoạt động sử học (giảng dạy và nghiên cứu lịch sử) có thể học tập ở Nguyễn Ái Quốc cách dùng từ ngắn gọn, súc tích nhưng phải chính sác khi đánh giá nhân vật, vì mỗi từ là một sự phản ánh bản chất của nhân vật.

Trong tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” Nguyễn Ái Quốc viết về Phan Bội Châu không chỉ bằng khối óc mà cả bằng trái tim của tác giả.

Phan Bội Châu, “Con người đã hy sinh cả gia đình và của cải, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị kẻ thù săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng…”3

Viết rất cô đọng xúc tích như trên, Nguyễn Ái Quốc không chỉ kể với người đọc về người anh hùng Phan Bội Châu mà còn tạo nên một cảm giác dường như tác giả đã tạc vào bia đá lịch sử hình tượng một vĩ nhân của dân tộc.

Trong tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” Hồ Chí Minh đã phác hoạ chân dung Trần Phú – người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

“Đồng chí Trần Phú là một trong những thanh niên đầu tiên sang học ở Ban huấn luyện chính trị tại Quảng Châu rồi tham gia hội “Thanh niên Cách mạng đồng chí” và được giới thiệu đi học ở Mátxcơva một thời gian. Vào khoảng tháng tư 1930, đồng chí trở lại Trung Quốc. Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất, chính thức bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng, tuy chỉ hoạt động được non một năm.

Tháng 3/1931, trong lúc Trung ương Đảng bí mật họp hội nghị ở Sài Gòn, Ngô Đức Trì bị bắt và phản bội. Vì nó khai mà đồng chí Trần Phú và nhiều đồng chí khác bị bắt. Suốt sáu tháng bị tra tấn dã man, tháng chín năm ấy đồng chí Trần Phú đã chết trong nhà tù…”

Có thể xem đây là một đoạn văn có tính chất “thông báo” rõ ràng, rành mạch, phác hoạ được chân dung nhân vật. Giáo viên lịch sử có thể học tập, vận dụng đoạn văn nói trên để thực hiện phương pháp “thông báo” trong bài giảng của mình.

Người hoạt động sử học khi trình bày các nhân vật lịch sử có thể học tập trong các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh cách dùng từ, cách diễn đạt sao cho phù hợp với bản chất nhân vật, nhưng trước hết là cần học tập ở Người sự kết hợp sâu sắc giữa tính khách quan lịch sử với tình cảm cách mạng, tình cảm dân tộc.

P.H.V

 

1 Những chữ in nghiêng do tác giả bài viết nhấn mạnh

2 Phạm Văn Đồng, Văn hoá và Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, trang 27.

3. Tác giả viết bài “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, vào năm 1925.

Các tin khác