1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Bên bờ tầm vông

BÊN BỜ TẦM VÔNG

Lam Hồng

1. Ở miệt vườn quê Nam Bộ, nhà nào cũng có bờ tầm vông. Tầm vông là một loài tre nhỏ, đặc ruột, không có gai và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tầm vông thường được trồng nơi bờ ranh, nơi bờ sông rì rào gió thổi. Nó mọc thành từng bụi, thành bờ xanh, đứng thẳng hàng giữ đất, giữ phù sa sông nước. Nhà nội tôi cũng có một bờ tầm vông như thế.

Từ lớp lá mục quanh gốc, khi mùa mưa đến, những mầm măng nhọn hoắt đội đất ngoi lên đón nắng trời. Hết mấy mùa mưa nắng, phơi gió phơi sương, cây tầm vông mới cứng cáp, trưởng thành với lớp da màu bạc phếch. Trên cành, trong lùm lá xanh, chim sâu lích chích rủ từng đàn bay vô vườn tìm sâu mỗi sáng. Tầm vông đứng đó, thanh thản bên bờ sông như chứng nhân bao dòng thời gian cuồn cuộn trôi về miền quá khứ...

2. Tầm vông dẻo dai và cứng chắc vô cùng. Gió dập cỡ nào, uốn cong cỡ nào nó cũng không hề bị gãy. Đốn tầm vông, nội phải dùng búa, nếu dùng dao thì sẽ bị mẻ ngay. Nội uốn tầm vông bằng cách hơ qua ngọn lửa, căng theo hàng cọc thẳng chiều. Xong việc, mấy người tiếp nội mang tầm vông ngâm dưới ao, nhận xuống sình mới tốt. Sáu tháng sau, vớt tầm vông lên, rửa sạch và dựng lên phơi khô. Tầm vông được dùng dựng vách nhà; làm rui, mè để lợp lá. Không một thứ mọt nào gặm nổi tầm vông lúc này. Dẫu qua ba bốn lần thay lá nhưng những cây rui, cây mà vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Những tay vịn tầm vông giúp mọi người qua cây cầu khỉ chênh vênh, qua những bờ mương mùa lúa chín...

3. Cây tầm vông hiền lành, chân chất đến vậy, nhưng khi cần vẫn vươn cao với sức bật phi thường. Hình ảnh trăm ngàn rừng gậy tầm vông vạt nhọn, tua tủa đưa lên trời trong những ngày “Nam bộ kháng chiến” vẫn còn cuộn trào trong từng trang sử vàng dân tộc. Cây tầm vông lặng thầm giúp con người dựng nhà, dựng cửa nay xả thân để giữ nước, giữ làng!

Miền quê bây giờ nhà cao cửa rộng, đường sá dọc ngang trăm ngả đi về. Nhà nội phải dời vô mươi thước vì có con lộ chạy qua. May còn giữ được bờ tầm vông sát mé sông... Nhưng mấy ai còn nhớ, còn nhắc đến bờ tầm vông “quê mùa” này nữa! Đã vắng hẳn tiếng rao của mấy người về miệt vườn lùng mua tre, mua tầm vông trên những chiếc ghe dài...

Riêng chiếc gậy tầm vông của nội đã lên nước bóng ngời, vẫn thuỷ chung cùng nội trên đường quê hoặc lúc ra vườn trong tiếng gọi thì thầm của từng cơn gió thoảng. Gió thao thức điều gì chăng hỡi bạn ? Hay đấy là âm vang của những năm tháng hào hùng từ bờ tầm vông lồng lộng gió thu về?

L.H

Các tin khác