1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cái tôi tác giả

TÌM HIỂU CÁI TÔI TÁC GIẢ
TRONG THỂ LOẠI KÝ

VŨ THỊ THU HIỀN
Trường THCS Phú Đa, Phú Vang

Nếu nhà văn là thuật ngữ có chức năng xác định nghề nghiệp thì tác giả là khái niệm xác định vai trò của chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo, với phong cách của nhà văn trong mỗi tác phẩm cụ thể. Phạm trù tác giả không chỉ dùng để xác định danh tính mà còn có ý nghĩa đánh giá chất lượng của sự sáng tạo. Nó gắn liền với ý thức về chủ thể sáng tạo, với phong cách cá nhân và sự độc đáo của cái thế giới nghệ thuật mà tác phẩm tạo ra trong sự cảm thụ của người đọc.

Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp học hiện đại là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật”. Với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, người đọc muốn biết thái độ tác giả phải xuyên qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm thì đối với ký, người đọc nắm bắt một cách trực tiếp. Chủ thể của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm ký chính là bản thân người viết. Chính vì lẽ đó người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng “tôi” như cách mà Nguyễn Tuân hay một số nhà viết ký thường dùng “Ở đây tôi ghi lại một số xúc cảm của tôi về xòe” (Xòe – Nguyễn Tuân) hoặc “Đêm nay là một đêm chuẩn bị, ngày mai chúng tôi sẽ lên đường” (Đường chúng ta đi – Nguyễn Trung Thành), “Tôi có một thiên đường đã mất phía bên kia cửa sổ, bên kia hàng cây, và những mái nhà” (Lý chuồn chuồn – Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Với đặc trưng riêng của thể loại, ký bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả. Nếu cái tôi của nhà tiểu thuyết được ẩn vào trong những hình tượng nhân vật, vào cách đánh giá, cách nhìn đối với cuộc sống, được toát ra từ sự tương quan giữa nhiều cái nhìn, nhiều quan niệm, từ sự phức điệu đa thanh đặc trưng cho tiểu thuyết, và ở thơ cái tôi tác giả phải bộc lộ qua thao tác chuyển hóa thế giới nội tâm vào nhân vật trữ tình thì ở ký cái tôi tác giả là cái tôi tự biểu hiện. Bằng cái tôi đó, nhà văn đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống thực của nhà văn – những gì mà nhà văn đã sống, đã trải qua, đã thấy, đã cảm bằng đôi mắt, bằng trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân mình. Không thể phủ nhận hư cấu nghệ thuật trong ký song xét cho cùng, những vấn đề chứa đựng trong tác phẩm ký phải giống như một thước phim tư liệu tạo ra khoái cảm đặc biệt đối với người đọc bằng những thông tin thực sự chính xác (Một vài suy nghĩ về thể ký – Hoàng Phủ Ngọc Tường). Đọc ký Nguyễn Tuân, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra cái tôi nhân chứng lịch sử ngoài cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc và xê dịch qua các trang ký trải dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc từ những ngày đầu kháng chiến (Tùy bút kháng chiến) cho đến những năm cả nước hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong (Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi). Bên cạnh cái tôi tài hoa của Nguyễn Tuân là cái tôi yêu nước, cái tôi uyên bác, thâm trầm với vốn sống, vốn hiểu biết dồi dào, phong phú về lịch sử, văn hóa, triết học, hội họa, thiên nhiên… của nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các tác phẩm đặc sắc (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi,…).

Cái tôi trong tác phẩm ký văn học chính là cái tôi thẩm mỹ. Cái tôi ấy gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của tác giả. Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà văn, nó được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn. Đọc Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, người đọc sẽ thấy tác giả thuật lại một cách tỉ mỉ câu chuyện đi Kinh đô Thăng Long của tác giả năm 1782 để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm, theo lời mời của Chúa. Mặc dù tác giả Lê Hữu Trác rất dè dặt khi đưa ra những nhận xét riêng tư nhưng chính các hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm đã ẩn ngụ sự phê phán làm cho chân tướng sự việc tự phơi bày.

Trong thể ký, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng nghệ thuật cái tôi đi – nghe – kể – tả – suy ngẫm – ngợi ca – phê phán – đề nghị… do vậy, cái tôi nhà văn cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm. Để có cái tôi nhập vai đó đòi hỏi người viết ký phải có tri thức, phải có bản lĩnh văn hóa hay nói đúng hơn là phải có chiều sâu về văn hóa và sự trải nghiệm cuộc sống. Bằng cách đó người viết ký mới có thể trình diễn tư duy của mình qua từng con chữ.

V.T.T.H

Các tin khác