1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cây đàn muôn điệu

THẾ LỮ - NGƯỜI DẠO KHÚC ĐẦU
“CÂY ĐÀN MUÔN ĐIỆU” CỦA THƠ MỚI

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Huế

Như chúng ta đã biết, thơ lãng mạn là thơ giàu cảm xúc. Musset - nhà thơ lãng mạn điển hình của Pháp đã từng nói: “Hãy đập vào trái tim mình, thiên tài ở đó”. Tính chất của thơ lãng mạn nặng về tình cảm, về cảm xúc. Con người trong thơ lãng mạn là con người xã hội, con người hữu thức, con người tình cảm. Và chính vì vậy, nhân vật phát ngôn trong thơ lãng mạn là ngôi số ít, ngôi “tôi”. Nhân vật trữ tình bao giờ cũng xưng tôi, lấy cái tôi của mình làm lăng kính, vừa nhìn thế giới bên ngoài bằng lăng kính đó, vừa diễn tả nội tâm của mình. Vì là con người hữu thức nên cách diễn đạt cảm xúc của họ trực tiếp và cái tôi cá nhân đã trở thành một hiện tượng thẩm mỹ. Thơ của Thế Lữ thể hiện rất rõ quan điểm và bản chất của thơ lãng mạn.

Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân nhận xét về Thế Lữ: “Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ và nhờ thế đã lập được công lớn, đã mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao Thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ hồi bấy giờ”. Không những thế, Thế Lữ còn là người mở đầu “Một thời đại trong thi ca” và cũng là “Người đầu tiên thuyết minh các quan niệm Tây phương về vai trò của thi nhân nghệ sĩ, sứ mệnh của thi ca” (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - Phạm Thế Ngũ), đã tuyên ngôn:

                   Tôi chỉ là một khách tình si
                   Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể
                   Mượn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ
                   Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca
                                                          (Cây đàn muôn điệu)

Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, Thế Lữ đã khơi nguồn đầu tiên cho tuyên ngôn ấy. Thế Lữ đã ví tâm hồn mình như một Cây đàn muôn điệu đem lại những khúc ca ý vị cho cuộc đời. Cây đàn muôn điệu đã sử dụng tới 15 lần chữ “tôi”. Cảm xúc chủ thể và vị trí của cái tôi từ Thế Lữ đã được nhấn mạnh.

Trong Thơ mới, cái tôi cá nhân khởi đầu từ Thế Lữ luôn có khát vọng tâm sự và giãi bày. Cái tôi tự nhận thức, tự thức tỉnh khi con người biết biến mình thành đối tượng miêu tả của chính mình. Niềm say mê, khát khao khai phá những chân trời mới khiến Thế Lữ luôn luôn muốn đi đầu, luôn luôn muốn làm mới. Vì thế, nhân vật trữ tình của thơ Thế Lữ bao giờ cũng xưng tôi: “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng”, “Tôi chỉ là người mơ ước thôi”. Hay tự xưng tên mình là Thế Lữ “Thế Lữ là một anh chàng kỳ khôi”...Việc nhân vật trữ tình xưng tôi đã diễn tả tâm trạng của chính nhà thơ, thể hiện sự thành thực của tâm hồn. Nhà thơ bao giờ cũng nhìn thế giới thông qua cảm xúc chủ quan của mình và diễn tả nó một cách tinh tế. Ý thức tự do và sự thành thực thể hiện trong thơ Thế Lữ thật rõ nét. Với nhà thơ Thế Lữ, thành thực là diễn tả trực tiếp những cảm xúc, nói to lên những cảm nhận, những sợi tơ lòng của bản thân mình, những điều mình suy nghĩ; cái nhìn của mình, ấn tượng của mình về cuộc đời.

Cái tôi cá nhân bắt đầu từ Thế Lữ ngày càng bộc lộ mạnh mẽ hơn thế giới bên trong phức tạp của con người. Những nhu cầu, những khát khao được tự do, được thành thực sống và được yêu của con người cá nhân cũng đã được thể hiện. Đó là sự thành thực hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, trong thơ Thế Lữ thường bắt gặp những niềm vui của một khát vọng được cởi trói, được tự do nhìn ngắm với tâm hồn phóng khoáng:

Trời cao xanh ngắt - Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
                                                     (Tiếng sáo thiên thai)

Thơ Thế Lữ rất thành thực, muốn nói về mình một cách trực tiếp, không giấu giếm, muốn khẳng định một cách dứt khoát tình cảm và tư tưởng của mình về cuộc đời, về con người. Đó là một cái tôi muốn được giãi bày: ta nằm dài... ta sẽ sống... ta biết ta... tôi bước lên... tôi lịm đi... tôi buồn... tôi nhớ... Đó là cái tôi tự nhận Như chúng ta đã biết, thơ lãng mạn là thơ giàu cảm xúc. Musset - nhà thơ lãng mạn điển hình của Pháp đã từng nói: “Hãy đập vào trái tim mình, thiên tài ở đó”. Tính chất của thơ lãng mạn nặng về tình cảm, về cảm xúc. Con người trong thơ lãng mạn là con người xã hội, con người hữu thức, con người tình cảm. Và chính vì vậy, nhân vật phát ngôn trong thơ lãng mạn là ngôi số ít, ngôi “tôi”. Nhân vật trữ tình bao giờ cũng xưng tôi, lấy cái tôi của mình làm lăng kính, vừa nhìn thế giới bên ngoài bằng lăng kính đó, vừa diễn tả nội tâm của mình. Vì là con người hữu thức nên cách diễn đạt cảm xúc của họ trực tiếp và cái tôi cá nhân đã trở thành một hiện tượng thẩm mỹ. Thơ của Thế Lữ thể hiện rất rõ quan điểm và bản chất của thơ lãng mạn.

Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân nhận xét về Thế Lữ: “Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ và nhờ thế đã lập được công lớn, đã mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao Thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ hồi bấy giờ”. Không những thế, Thế Lữ còn là người mở đầu “Một thời đại trong thi ca” và cũng là “Người đầu tiên thuyết minh các quan niệm Tây phương về vai trò của thi nhân nghệ sĩ, sứ mệnh của thi ca” (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên - Phạm Thế Ngũ), đã tuyên ngôn:

                   Tôi chỉ là một khách tình si
                   Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể
                   Mượn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ
                   Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca
                                                          (Cây đàn muôn điệu)

Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, Thế Lữ đã khơi nguồn đầu tiên cho tuyên ngôn ấy. Thế Lữ đã ví tâm hồn mình như một Cây đàn muôn điệu đem lại những khúc ca ý vị cho cuộc đời. Cây đàn muôn điệu đã sử dụng tới 15 lần chữ “tôi”. Cảm xúc chủ thể và vị trí của cái tôi từ Thế Lữ đã được nhấn mạnh.

Trong Thơ mới, cái tôi cá nhân khởi đầu từ Thế Lữ luôn có khát vọng tâm sự và giãi bày. Cái tôi tự nhận thức, tự thức tỉnh khi con người biết biến mình thành đối tượng miêu tả của chính mình. Niềm say mê, khát khao khai phá những chân trời mới khiến Thế Lữ luôn luôn muốn đi đầu, luôn luôn muốn làm mới. Vì thế, nhân vật trữ tình của thơ Thế Lữ bao giờ cũng xưng tôi: “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng”, “Tôi chỉ là người mơ ước thôi”. Hay tự xưng tên mình là Thế Lữ “Thế Lữ là một anh chàng kỳ khôi”...Việc nhân vật trữ tình xưng tôi đã diễn tả tâm trạng của chính nhà thơ, thể hiện sự thành thực của tâm hồn. Nhà thơ bao giờ cũng nhìn thế giới thông qua cảm xúc chủ quan của mình và diễn tả nó một cách tinh tế. Ý thức tự do và sự thành thực thể hiện trong thơ Thế Lữ thật rõ nét. Với nhà thơ Thế Lữ, thành thực là diễn tả trực tiếp những cảm xúc, nói to lên những cảm nhận, những sợi tơ lòng của bản thân mình, những điều mình suy nghĩ; cái nhìn của mình, ấn tượng của mình về cuộc đời.

Cái tôi cá nhân bắt đầu từ Thế Lữ ngày càng bộc lộ mạnh mẽ hơn thế giới bên trong phức tạp của con người. Những nhu cầu, những khát khao được tự do, được thành thực sống và được yêu của con người cá nhân cũng đã được thể hiện. Đó là sự thành thực hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, trong thơ Thế Lữ thường bắt gặp những niềm vui của một khát vọng được cởi trói, được tự do nhìn ngắm với tâm hồn phóng khoáng:

Trời cao xanh ngắt - Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
                                                     (Tiếng sáo thiên thai)

Thơ Thế Lữ rất thành thực, muốn nói về mình một cách trực tiếp, không giấu giếm, muốn khẳng định một cách dứt khoát tình cảm và tư tưởng của mình về cuộc đời, về con người. Đó là một cái tôi muốn được giãi bày: ta nằm dài... ta sẽ sống... ta biết ta... tôi bước lên... tôi lịm đi... tôi buồn... tôi nhớ... Đó là cái tôi tự nhận thức, cái tôi thức tỉnh khi con người biết biến mình thành đối tượng miêu tả của chính mình. Con người cá nhân được tách riêng, độc lập, được xem như là “một tiểu vũ trụ” và cũng chính là đối tượng thẩm mỹ đích thực cần được khám phá. Thế Lữ đi sâu bộc lộ thế giới bên trong để tôn vinh và khẳng định cá tính sáng tạo của mình. Cây đàn muôn điệu, Thở than, Tiếng gọi bên sông... thể hiện rất rõ điều đó.

Với Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ muốn bộc bạch nỗi niềm cá nhân của mình mà đến sau này các nhà Thơ mới đã kế thừa, thể hiện với những xúc cảm thẩm mỹ mới. Với Xuân Diệu:

                   Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
                   Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
                                                     (Cảm xúc - Xuân Diệu)

Còn Nguyễn Bính lại cho rằng:

                   Tôi là thi sĩ của thương yêu

(Một trời quan tái - Nguyễn Bính)

Thế Lữ là người có cảm giác rất mạnh, cái tôi của Thế Lữ bao giờ cũng là nhân vật trung tâm. Thế Lữ đi sâu bộc lộ sự thành thực tâm hồn mình qua mô hình cấu trúc nghệ thuật: Nhân vật trữ tình + “là” (từ nối) và sau đó là tân ngữ. Tân ngữ đó ở thơ Thế Lữ rất nhiều. Đó là cấu trúc độc đáo như một công thức. Ở đây, sự logic như là một định nghĩa: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng” (Cây đàn muôn điệu), “Ta là một khách chinh phu” (Tiếng gọi bên sông), “Tôi là thi sĩ ở bên sông” (Khúc hát bên sông)... Dạng câu thơ được khơi nguồn từ Thế Lữ chính là một đặc trưng do ảnh hưởng của tư duy khoa học phương Tây. Dạng câu thơ ấy xuất hiện nhiều trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử để đi sâu hơn nữa khám phá cái tôi. Chẳng hạn ở Xuân Diệu: “Tôi là một kẻ điên cuồng” (Thở than), “Tôi là con chim đến từ núi lạ” (Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió)... Hay ở Hàn Mặc Tử: “Ta là trai khí huyết ước ao mơ” (Phan Thiết! Phan Thiết!), “Ta là khách bơ vơ phàm tục” (Say chết đêm nay). Rõ ràng qua những câu thơ định nghĩa khơi nguồn từ Thế Lữ, cái tôi thi sĩ được khẳng định rõ ràng, dứt khoát hơn bao giờ hết. Sau này, Phạm Tiến Duật trong thơ chống Mỹ cũng có rất nhiều câu thơ mang tính chất định nghĩa như: “Quả nhót là...”, “...là ngọn đèn”. Với Phạm Tiến Duật, ông là người khai phá những vùng đất mới còn Thế Lữ là người đi khai phá những cảm thức mới. Chính câu thơ định nghĩa này mang lại cảm giác mới trong thơ Thế Lữ.

Những bài thơ của ông đã khẳng định vị trí của Thơ mới trong cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới. Tuy không đa dạng, nhiều cung bậc như Xuân Diệu nhưng từ Cây đàn muôn điệu, cảm hứng “tự thú” ấy biểu hiện một cách dè dặt và đã để lại một dấu ấn khó quên. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã nhận xét: “Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này”, và Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến đều khẳng định vai trò tiên phong của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới. Ông là người có công đầu xây nền đắp móng cho Thơ mới.

Có thể nói, Thế Lữ là người mở đầu, khởi xướng của phong trào Thơ mới. Tác giả đã bộc lộ cái tôi của mình một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ qua việc đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật, về con người, về người nghệ sĩ. Đó là cái tôi cá nhân đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc; một cái tôi lãng mạn, đầy viên mãn. Và hơn thế nữa, cái tôi ở đây chính là tác giả, là nhà thơ. Cái tôi cá nhân này đã làm thay đổi phạm trù văn học Việt Nam từ trung đại chuyển sang hiện đại. Thế Lữ đã dám xem cái tôi cá nhân là đối tượng phản ánh nghệ thuật, là chủ thể sáng tạo nghệ thuật để các nhà Thơ mới sau này phát triển những “Âm thanh đầu tiên” của cây đàn thơ này. Cái tôi ấy được đề cao, được xem là trung tâm, tạo nên những sáng tạo mới, những phong cách mới của “Thời đại chữ tôi”. Chính ý thức tự do và khát vọng thành thực đã tạo nên phong cách Thế Lữ trong Thơ mới 1932-1945.

Đ.T.N.P

Các tin khác