1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cha chấp

VẦNG TRĂNG “CHA CHẤP” -
MỘT BÀI THƠ HAY

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Cõng trên lưng thiếu nữ Tà Ôi
Lời hẹn vít cong bao mùa rẫy
A Lưới cồng, chiêng, trống hội mời

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Đánh thức lồ ô nhú đọt măng
Em soi thấy bóng người tình mắc cỡ
Trong lá môn múc nước suối trong

Có một vầng trăng “ Cha chấp”
Hẹn hò nơi “hòn đá vã mồ hôi”
Em ngồi đợi... cây Kơnia vàng lá
Như bóng anh còn ở tận Yali...

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Câu hát “Thương cái ngực vầng trăng”
Câu hát “Nhớ đợi tóc mây choàng vai núi”
Người Tà Ôi thao thức trẫy mùa vàng

Bài thơ này nằm trong tập Chợ tình đứt quai trăng (*) của nhà thơ dân tộc Mường Vương Anh. So với các tập thơ khác của Vương Anh như: Sao chóp núi, Sương mơ Tà Kóm, Một thoáng Hủa Phăng, Rượu mặn... thì Chợ tình đứt quai trăng để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng hơn cả, bởi lẽ ở đây, dẫu bạn đọc chưa một lần nào có dịp lên miền Lũng Cú, Đồng Văn, Mèo Vạc hay vào Lâm Đồng, Đồng Nai... hoặc bạn chưa biết nhiều về các dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền của Tổ quốc, thì sẽ tìm thấy ở những bài thơ Lời tình Lô Lô, Sắc màu cho em Pà Thẻn, Thần lúa Xtiêng, Lời người Chu Ru, Điệu hát người Co, Vầng trăng “Cha chấp” như những lời giới thiệu.

Vầng trăng “Cha chấp” ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng A Lưới, thiếu nữ Tà Ôi, tôn vinh làn điệu dân ca mượt mà trong những khúc hát giao duyên của họ. Một làn điệu dân ca của người Tà Ôi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và xem nó như một vầng trăng sáng trong đêm trời đầy sao, với núi rừng thanh vắng. Chỉ có khoảng thời gian và không gian như vậy Vương Anh mới lắng nghe và cảm nhận được làn điệu Cha chấp của nam thanh nữ tú Tà Ôi.

Vầng trăng “Cha chấp” được nhà thơ Vương Anh lấy cảm xúc từ một làn điệu dân ca mượt mà của người Tà Ôi, đó là dân ca Cha chấp. Đây là làn điệu có tính chất vui khỏe, sinh động, với nội dung chủ yếu đề cập xung quanh vấn đề tình yêu đôi lứa. Hát Cha chấp theo thể thức đối đáp, giao duyên nhằm bày tỏ, thổ lộ, tình cảm của lứa đôi. Chính vì thế mà Vương Anh ví:

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Cõng trên lưng thiếu nữ Tà Ôi
Lời hẹn vít cong bao mùa rẫy
A Lưới cồng, chiêng, trống hội mời

Thiếu nữ Tà Ôi tỏ tình khéo lắm, điệu Cha chấp đã mách rằng:

Người con trai hát:

Em hứa hẹn cho anh cái gì?
Để sau này thành vợ, thành chồng
Anh thì vẫn yêu em trọn đời.

Người con gái hát:

Em thì không yêu ai khác ngoài anh
Cho dù anh có đi xa mất nghìn nương, trăm sông, trăm suối
Nhưng em vẫn nhớ anh.
Và chờ khi nào anh nói “Rồi anh sẽ cưới em”.
Khi xong mùa đôi ta sẽ cưới.

Đúng là “Lời hẹn vít cong bao mùa rẫy”, trai giá yêu nhau hò hẹn, thề nguyền cùng nhau hướng về một tình yêu trong sáng. Trai gái Tà Ôi đem lời hẹn đó ra nói với núi rừng, sông suối, nương rẫy, như để minh chứng cho một tình yêu trong như nước suối, nhiều như rẫy lúa mùa.

Lời tỏ tình chỉ dành cho các đôi trai gái chưa thành vợ chồng, cho nên, trong đời sống cộng đồng Tà Ôi, người ta quy định: “Người đã có gia đình tham gia hát Cha chấp bị coi là phạm luật, là “không đứng đắn”, là “không ổn định về tình cảm”, là “con voi đi xiêu vẹo”… Hát Cha chấp là chiếc cầu nối giúp cho trai thanh gái lịch Tà Ôi nên vợ thành chồng, là minh chứng cho sự trưởng thành của họ.

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Đánh thức lồ ô nhú đọt măng
Em soi thấy bóng người tình mắc cỡ
Trong lá môn múc nước suối trong

Sức sống mãnh liệt của làn điệu dân ca Cha chấp được ví như sức sống tuổi trẻ của trai gái Tà Ôi và như sức mạnh của sự đâm chồi nẩy lộc “Đánh thức lồ ô nhú đọt măng”, người đọc sẽ đặt một câu hỏi, không hiểu Vương Anh đã đến A Lưới khi nào mà lại rành rọt trong việc cảm nhận “A Lưới cồng, chiêng, trống hội mời” như khổ 1, lại làm cho người đọc càng bất ngờ khi đọc hai câu thơ:

Em soi thấy bóng người tình mắc cỡ
Trong lá môn múc nước suối trong

Hẳn Vương Anh đã thuộc dân ca Tà Ôi nhiều và biết trai gái Tà Ôi có câu hát:

Buổi sáng em ra rẫy
Lấy lá môn múc nước suối trong
Em đứng soi bóng mình
Sao em thấy cả bóng anh

Vương Anh đã thấy và hiểu được nỗi niềm của thiếu nữ Tà Ôi và các hình ảnh: Rẫy, suối, soi bóng, bóng anh… đã làm cho người đọc thấy được một sự nhớ nhung lãng mạn. Khi đang yêu là vậy, có mắc cỡ mới đi đến một tình yêu chân thật và trong sáng, thiếu nữ Tà Ôi thường mắc cỡ thế và nhà thơ đã đọc được từ ánh mắt của họ.

Vẫn dẫn dắt người đọc đi vào khổ thứ 3 với lời mở đầu quen thuộc:

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Hẹn hò nơi “hòn đá vã mồ hôi”
Em ngồi đợi… cây Kơnia vàng lá
Như bóng anh còn ở tận Yali…

“Hòn đá vã mồ hôi”, một sự liên tưởng tuyệt vời. Ở người Tà Ôi thường hay nhắc đến hình ảnh hòn đá trong dân ca:

- Ơi ! Chúng ta có cái bụng thương nhau
Thương nhiều hơn đã dưới dòng Đakrông
- Ơi ! Em thương anh
Anh có cái lưng to
Như hòn đá trên suối
- Hò ơi…
Em ơi em anh mơ ước
Đá dưới suối thành vàng

Lại một lần nữa, chúng ta biết rằng, Vương Anh đã thật sự say lời làn điệu Cha chấp nên trong tâm trí nhà thơ mơ tưởng về một nơi xa lắm:

Em ngồi đợi… cây Kơnia vàng lá
Như bóng anh còn ở tận Yali

Vì ở đây, núi rừng A Lưới không có bóng cây Kơnia mà chỉ có cây Tyơ bóng dáng sừng sững, hiên ngang, vững chãi, cường tráng như những chàng thanh niên Tà Ôi chưa vợ vậy.

Qua khổ thơ thứ 4, Vương Anh lại một lần nữa tôn vinh vẻ đẹp của thiếu nữ Tà Ôi, một vẻ đẹp mang tính phồn thực rất rõ: “cái ngực vành trăng”. Cùng với sự tưởng tượng rất phù hợp với không gian của núi rừng A Lưới “tóc mây choàng vai núi”:

Có một vầng trăng “Cha chấp”
Câu hát “Thương cái ngực vành trăng”
Câu hát “Nhớ đợi tóc mây choàng vai núi”
Người Tà Ôi thao thức trẩy mùa vàng.

Nhưng cái mong ước lớn nhất của Vương Anh tựu trung lại ở câu cuối: “Người Tà Ôi thao thức trẩy mùa vàng”. Đúng như vậy, đối với người Tà Ôi, sau những vụ mùa vất vả, khi mọi người có được những giây phút nghỉ ngơi thảnh thơi cũng chính là lúc thanh niên nam nữ có dịp hẹn hò tâm sự và tìm hiểu nhau, thì làn điệu dân ca Cha chấp lại trở về với sức sống mãnh liệt.

Vầng trăng “Cha chấp”, tuy là một bài thơ ngắn nhưng đã chuyển tải hết được các yếu tố văn hóa của người Tà Ôi, đó là nét sinh hoạt hát dân ca, là âm thanh của ngày hội, là sức trẻ đang vươn lên của thế hệ nam nữ Tà Ôi, là tín ngưỡng phồn thực, là cầu mong được mùa. Và xin mách bảo cho Vương Anh biết rằng: Ở người Tà Ôi, thần Lúa là một vị nữ thần đấy, nữ thần này rất đẹp, khỏe mạnh, ngực to căng sữa và phúc hậu. Chắc rằng, sự trong trẻo của bài thơ sẽ làm cho các thế hệ Tà Ôi đang độ tuổi yêu càng thêm ưa thích và vị nữ thần Lúa sẽ mỉm cười.

T.N.K.P

Các tin khác