1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mùa xuân 1968

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VỀ “MÙA XUÂN 1968”
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐẤT HUẾ

PHẠM HỒNG VIỆT
Nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐHSP Huế

Bài giảng lịch sử trong nhà trường, bất cứ ở địa phương nào cũng phải đảm bảo được tính “thông sử” theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên mỗi bài giảng lịch sử đều không thể tách rời mà phải gắn bó với địa phương một cách hợp lý, với quê hương của học sinh. 40 năm trước, vào những ngày Xuân 1968, một sự kiện long trời lỡ đất đã diễn ra ở miền Nam nước ta.  Sự kiện đó đã đi vào bài giảng lịch sử trong nhà trường. Dù ở bất cứ địa phương nào, khi trình bày sự kiện nói trên, bài giảng nhất định phải cung cấp cho học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản: chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa của sự kiện.

Từ năm 1965, sau khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Tổng thống Giônxơn của Mỹ quyết định thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” để ngăn cản sự nghiệp thống nhất đất nước của Việt Nam.

Đế quốc Mỹ đã đưa vào nước ta hơn 50 vạn quân, cùng với quân đồng minh của Mỹ và quân ngụy, tất cả hơn một triệu. Nhưng “chiến tranh cục bộ” do đế quốc Mỹ tiến hành đã nhanh chóng bị phá sản. Sau những thất bại của quân đội viễn chinh Mỹ ở Vạn Tường và trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, Đảng chủ trương mở cuộc “tổng công kích”, “tổng khởi nghĩa” trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mỹ, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán để rút quân về nước.

Về diễn biến của sự kiện, bài giảng cho học sinh biết “cuộc tổng tiến công và nổi dậy” được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực ta vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 rạng ngày 31/1/1968. Quân ta trên khắp miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 thị xã, 5 trong 6 thành phố.

Tại Sài Gòn, quân Giải phóng tiến công vào các vị trí đầu não của địch như tòa đại sứ Mỹ, dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất. Điều đáng tiếc là Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 PTTH hiện hành đã không đề cập đến các sự kiện cụ thể ở Huế trong những ngày Xuân Mậu Thân, những sự kiện không chỉ là học sinh trên đất Huế mà cả học sinh trên cả nước cần được biết vì lẽ Huế và Sài Gòn là hai thành phố đã làm cho kẻ địch choáng váng nhiều nhất trong những ngày Xuân 1968. Chính vì thế mà bài giảng lịch sử về Tết Mậu Thân 1968 cần thông báo cho học sinh những sự kiện, những kiến thức rất cơ bản diễn ra ở Huế mà sách giáo khoa lịch sử lớp 12 chưa đề cập.

2 giờ ngày 31/1/1968 pháo binh ta đồng loạt nã pháo vào những căn cứ lớn của địch ở Huế, mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy lịch sử tại địa phương.

Quân ta đánh khu Mang Cá, đánh chiếm sân bay Tây Lộc, Đại Nội, Khu Cột Cờ, Khu Gia Hội, Chợ Đông Ba. Ở phía nam sông Hương, bộ đội ta đánh vào trụ sở CIA và khách sạn Thuận Hóa, chiếm Đài phát thanh Huế, dinh tỉnh trưởng, nhà ga, nhà lao Thừa Phủ.

Sáng 31/1/1968, lực lượng cách mạng đã đánh chiếm hầu hết các mục tiêu chủ yếu bên trong và vòng ngoài thành phố, làm chủ phần lớn thành phố.

Đúng 9 giờ ngày 31/1/1968, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng bay cao trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu. Bất chấp mưa bom bão đạn của Mỹ, lá cờ giải phóng ấy phất phới bay suốt hai mươi lăm ngày đêm. Theo cách nói của một hãng thông tấn nước ngoài ngay hồi đó, lá cờ mùa Xuân ấy đánh dấu “giờ quyết định” sự thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

Về phương pháp dạy - học lịch sử, công thức “Đairi”(*) cho phép giáo viên lịch sử được đưa vào bài giảng những kiến thức cần thiết mà sách giáo khoa không đề cập. Tuy nhiên, do quỹ thời gian của tiết giảng, tri thức lịch sử về Tết Mậu Thân ở Huế chỉ nên được thông báo ngắn gọn cho học sinh dưới hình thức nói hay đọc - chứ không kể lể dài dòng. Nếu bài giảng ở cấp học cao hơn, giảng viên còn phải cung cấp cho người học nhiều sự kiện khác như cuộc tiến công của quân ta ở nhiều thị trấn trong tỉnh, sự ra đời của “Hội binh sĩ yêu nước”, “Đoàn nghĩa binh cảnh sát yêu nước” và đặc biệt là sự ra đời của “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế”. Tuy nhiên, không thể ôm đồm mà phải chọn lọc và giới hạn việc sử dụng kiến thức.

Phương pháp dạy - học lịch sử cho phép giáo viên vận dụng tri thức lịch sử văn học để phục vụ bài giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Theo ý chúng tôi, có thể đọc đoạn văn sau đây cho học sinh nghe khi thông báo với các em về lá cờ cách mạng phất phới bay trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu.

“Sương tan muộn cũng là lúc mặt trời lên rực rỡ. Vào khoảng 9 giờ sáng ngày mồng 3 tết, người dân thành phố Huế, cả phía bắc lẫn phía nam sông Hương ngẩng đầu lên, đều thấy rõ lá cờ cách mạng đã phất phới bay lượn trên kỳ đài Phu Văn Lâu trước cửa Ngọ Môn. Ngọn cờ đã nói rõ tình thế. Dường như chỉ chờ có sự kiện vĩ đại đó, là hàng trăm lá cờ may sẵn ở các khu phố cũng mọc lên. Lá cờ sọc dưa của Thiệu bị vất xuống. Trong tiếng nói cười vui vẻ của các chiến sĩ chiến thắng là tiếng phần phật của lá cờ bắt gió. Ai cũng có cảm giác như đang ngồi trên thuyền buồm ra khơi. Không biết do một sự ngẫu nhiên thú vị nào đó, mà vào thời điểm lịch sử ấy, chợt xuất hiện một đàn chim bồ câu từ phía Gia Hội bay lên. Đàn chim bay quanh lá cờ với đội hình chữ V ngược và bằng một vòng lượn hẹp”. (Huế mùa xuân mai đỏ - Xuân Thiều).

Kể về “lòng dân” của thành phố Huế, giáo viên có thể đọc mấy câu thơ của Bằng Việt, diễn tả hình ảnh của một cô gái thôn Vĩ Dạ chăm sóc thương binh:

... Em đưa anh xuống hầm đêm ấy
Bốn phía đen sầm, đâu biết quê!
...Hai tháng, em chăm từng ngụm sữa
Giọng hiền nâng giấc mỗi ngày đau
Mắt còn băng kín... Anh nằm lắng
Tiếng gió vào ru trong lá cau.

(Vỹ Dạ - Tết Mậu Thân 68)

Và cũng để không bị “cháy giáo án” những đoạn văn và thơ phục vụ bài giảng chỉ được đọc nhanh cho học sinh nghe, không rê ra dài dòng.

Có bạn đồng nghiệp lo lắng nếu thông báo cho học sinh một số sự kiện của quê hương và đọc một vài đoạn văn thơ trong bài giảng có thể mất nhiều thời gian. Về điểm này có mấy điều đáng để ý:

- Những sự kiện của quê hương, những đoạn văn - thơ được vận dụng phải sát với mục đích, yêu cầu của bài giảng.

- Giáo viên giảng bài phải thật sự làm chủ bài giảng, không để mất quá nhiều thời gian khi thông báo các sự kiện ở địa phương hoặc vận dụng một vài đoạn thơ văn đã được chọn lựa kỹ. Thời gian  dành cho việc này chỉ có thể từ 3 đến 5 phút. Điều cần chú ý là chỉ trong 5 phút có thể nói và đọc cho học sinh nghe được nhiều điều, nếu giáo viên đã thật nhuần nhuyễn. Công thức Đairi cho phép giáo viên được sử dụng số thời gian nói trên. Vả lại, không phải trong bất cứ bài giảng nào, giáo viên cũng phải đưa sự kiện lịch sử địa phương và vài đoạn văn - thơ vào bài giảng.

Nêu rõ, giảng cho học sinh hiểu kết quả và ý nghĩa của cuộc “tiến công” và “nổi dậy” trong những ngày xuân 1968 là phần rất quan trọng của bài học lịch sử về mùa Xuân 1968.

Do lực lượng địch còn mạnh, do việc đánh giá tình hình địch chưa thật sát với thực tế, do tư tưởng nóng vội muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh giành thắng lợi nên khi kẻ thù phản kích quyết liệt, bộ đội phải rút khỏi các thành phố của miền Nam từ Sài Gòn đến Huế. Mục tiêu của cuộc “Tổng tiến công” và  “nổi dậy” đã không đạt yêu cầu như dự kiến.

Dẫu vậy cuộc “tổng công kích”, “tổng khởi nghĩa” của quân ta trong Tết Mậu Thân 1968 vẫn là cột mốc quan trọng trên con đường đi đến đại thắng mùa xuân 1975. Sự vang dội của sự kiện đã đưa hàng triệu người Mỹ xuống đường phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ngừng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, cử đại diện đến Pari để thương lượng về việc chấm dứt chiến tranh. Đó là thắng lợi của cả dân tộc, cả miền Nam, trong đó Thừa Thiên Huế có phần đóng góp xứng đáng như xã luận Báo Nhân Dân ngày 13 - 2 - 1968 đã nhận xét: “Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ và đồng bào Thừa Thiên Huế có những nét tiêu biểu cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Cuộc chiến đấu đó là một bài ca hùng tráng về tiến công và nổi dậy”. Và như một tờ báo nước ngoài đã viết: “Có một cái tên đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Đó là Huế, kinh đô của người Việt Nam xưa. Huế đang đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng”.

Kết thúc bài giảng, điều cần nhấn mạnh là cuộc “tổng tiến công” và “nổi dậy” trong mùa Xuân 1968 đã góp phần quyết định làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và theo lời dặn của thầy giáo, về nhà học sinh có thể tìm đọc thêm và xác định được trên bản đồ miền Nam những thành phố, những thị trấn đã diễn ra những cuộc tiến công bất ngờ của quân dân ta, làm cho địch choáng váng.

P.H.V

Các tin khác