1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ngắm lại tư tưởng Hồ Chí Minh

MÙA XUÂN NÀY NGẪM LẠI TƯ TƯỞNG
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI MỚI

NGUYỄN THỊ THỌ

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng đạo đức con người mới. Chính Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc những chuẩn mực về một tấm gương đạo đức ngời sáng.

Còn nhớ, chỉ một ngày sau lễ tuyên bố nước Việt Nam độc lập, Người đã nêu ra trong chương trình của Chính phủ nhiều vấn đề cấp bách, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân. Từ đó qua các thời kỳ cách mạng, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân chú ý rèn luyện đạo đức.

Có thể nói, đạo đức là vấn đề quan trọng nhất luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Ngoài nhu cầu về cơm ăn, áo mặc... con người còn có khát vọng được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh. Lòng dân sẽ không yên, cuộc sống bất ổn nếu xã hội suy đồi về đạo đức. Hơn nữa, dân tộc ta, từ xưa đến nay luôn coi trọng đạo đức, trân trọng, yêu quý những người nhân đức và căm ghét những kẻ thất đức. Một quan niệm được xã hội đề cao là phải sống có nhân, có đức. Bác là người phát huy cao độ truyền thống nhân đức đó. Đã 60 năm, giờ đọc “Thư gửi đồng bào hậu phương” của Bác, lòng ta như thấm từng câu từng chữ : “Cùng đồng bào hậu phương ! Lúc này, nhiều đồng bào phải tản cư, để tránh sự giết hại, hãm hiếp của địch. Trong lúc tản cư, không tránh khỏi mệt nhọc đói khát. Vậy, đồng bào tản cư đi đến đâu, thì đồng bào ở nơi đó ... cần phải an ủi họ, giúp đỡ họ ... “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” ...đồng bào phải sẵn lòng bác ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên” (ngày 5-3-1947, Hồ Chí Minh). Truyền thống của ông cha đã được Người khai thác và nâng giá trị của nó lên một tầm cao mới, đó là đạo đức cách mạng. Điều đặc biệt là Người nêu lên những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể cho từng ngành, từng giới, từng lứa tuổi như Năm điều dạy đối với thiếu niên nhi đồng, Sáu lời dạy đối với công an nhân dân, các điều y đức với ngành y tế ... Với trường học, Người đề nghị cần “dạy cho học sinh biết yêu nước, thương nòi ... có chí tự lập, tự cường ...phải trọng về môn tinh thần và đạo đức...” (Đời sống mới – 1947). Đối với bộ đội, “kỷ luật phải cực kỳ nghiêm”, phải “siêng luyện tập”, “ai cũng biết chữ”, biết “tiết kiệm”, “vệ sinh”, phải để cho “dân tin, dân phục, dân yêu”.... Nơi công sở, mọi công chức lớn, nhỏ đều là “những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy”, phải “giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Cần, “là làm việc phải đến đúng giờ ...ai lười biếng tức là lừa gạt dân”; Kiệm, cái gì – dù nhỏ, ta cũng “cần phải tiết kiệm”,... “một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”. Liêm, “người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”. Chính, là “phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư” v.v...

Bác luôn quan tâm vun trồng và nhân rộng những tấm gương đạo đức người tốt, việc tốt, thưởng phạt công minh để nhằm xây dựng một nền đạo đức xã hội lành mạnh. Đặc biệt, trên nền tảng của đạo đức truyền thống, Người phát triển thành nền đạo đức Việt Nam mang bản chất mới, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Người đề xướng cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Người nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả ...Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư”. Đã chí công vô tư thì khuyết điểm ngày càng ít, tính tốt ngày càng thêm. Tính tốt ấy, gồm có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng ... Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên”... Một điểm khác cần đề cập đến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức là tinh thần quốc tế trong sáng. Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản được Người nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Sự đoàn kết nhằm mục tiêu của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc, không chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kì thị chủng tộc...

Xin được kết thúc bài viết này bằng lời dạy của Bác kính yêu: “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.

N.T.T

Các tin khác