1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người bà

VẺ ĐẸP CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI BÀ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC

Hà Châu Anh

Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

(Ca dao)

Trong gia đình, ông bà luôn được tôn kính. Hình tượng “Bà tôi đưa tôi ra đầu làng/ Một mình bà đội cả trời nắng to....” Trong ca khúc “Bà tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đã từng xúc động biết bao tâm hồn yêu “Bài hát Việt”.

Bà chính là cội nguồn của yêu thương, là hiện thân của quê hương thiêng liêng và yêu dấu! Chính vì thế, hình tượng bà hiện lên trong văn học tuy không nhiều lắm và cũng không tập trung thành đề tài nổi bật như hình tượng người mẹ nhưng những trang viết về người bà vẫn để lại ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ trong lòng mỗi chúng ta.

Với thế giới trẻ thơ, bà là người tốt nhất, giàu yêu thương nhất, để lại ấn tượng khó phai mờ nhất. Đặc biệt là đối với trẻ thơ bất hạnh thì “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...” (“Thời thơ ấu” -M.Go-rơ-ki.)

Còn nhớ trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen (Văn học Đan Mạch), khi cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh khốn cùng nhất, em bị cả xã hội  quay lưng lại, bỏ rơi em trong cái đêm giao thừa mưa tuyết giá lạnh và đói khát. Cô bé đã chết nhưng trên gương mặt em “Vẫn còn đôi môi đang mỉm cười”. Bởi vì vào giây phút đau khổ nhất, tuyệt vọng nhất em đã nghĩ đến người bà yêu quý của em... “em quẹt que diêm vào tường, một ánh sáng xanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà đang mỉm cười với em.

- Bà ơi - em bé reo lên - cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi như lò sưởi, ngỗng quay và cây nôen ban nãy, xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này. Trước kia khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao. Dạo ấy bà đã từng nói nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! (...) Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét buồn đau nào đe dọa họ nữa...”

Với thế giới trẻ thơ, người bà không chỉ giàu yêu thương mà còn là kho tri thức vô cùng phong phú dồi dào. Thế giới cổ tích trong những câu chuyện bà kể vẫn mãi là sự kỳ lạ và hấp dẫn... “Tôi kể lại những chuyện bà tôi kể và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi” (“Thời thơ ấu” M.Go-rơ-ki).

Thế giới cổ tích từ lời bà kể với những cô Tiên, ông Bụt, người hiền... tượng trưng cho những điều tốt đẹp đã làm cho trẻ thơ say mê, háo hức, góp phần hình thành nhân cách tâm hồn từ thuở ấu thơ. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã viết:

“Biết trẻ con khao khát
Chuyện đời xưa đời sau
Chẳng biết là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con Cóc nàng Tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lí Thông ở ác"

(Truyện cổ tích về loài người)

Để rồi, khi lớn lên ấn tượng về bà sẽ mãi sâu sắc trong lòng người cháu.

Nhà thơ Bằng Việt đã mang theo hình ảnh đẹp của bà suốt cả khoảng thời gian du học ở nước ngoài như mang theo hơi ấm của bếp lửa tình yêu thương sâu sắc về gia đình, về quê hương đất nước:

Một bếp lửa chờn vờn sương sơm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình tượng bà đã tỏa sáng cả bài thơ là hình tượng về sự tảo tần chịu thương chịu khó suốt đời hy sinh cho con, cho cháu và cho Tổ quốc:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Bà đã thay bố mẹ chăm sóc, dạy bảo cháu nên người

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học

Bà đã làm tròn nhiệm vụ ở hậu phương để bố mẹ cháu ở tiền phương yên tâm đánh giặc. Hình tượng người bà quả thật đẹp đẽ: vừa gần gũi bình dị vừa rất đỗi lớn lao phi thường. Nhà thơ đã không kìm nén được xúc động của lòng mình khi nghĩ đến bà:

Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!

Nếu như hình tượng Bếp lửa là vẻ đẹp hình tượng người bà trong lòng nhà thơ Bằng Việt những năm xa Tổ quốc thì với nhà thơ Xuân Quỳnh hình tượng người bà hiện lên qua âm thanh “Tiếng gà trưa” lại trở thành điểm tựa tinh thần quý giá của người cháu trên đường hành quân xa ra chiến trường đánh giặc

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Và cứ thế, kí ức hiện về qua hình tượng “Tiếng gà trưa” gắn liền với tình thương của bà dành cho đứa cháu mồ côi:

Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mớ
i”

tiếp thêm sức mạnh cho tác giả:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Điểm qua hình tượng người bà trong một số tác phẩm, chúng ta thấy rằng: văn học đã có những hình tượng khá đậm nét ngợi ca hình tượng người bà. Qua những trang viết giàu yêu thương và cảm phục ấy hình tượng người bà hiện lên vừa gần gũi, giản dị, sâu lắng mà cũng rất đỗi lớn lao và cao quý. Bởi chính bằng tình yêu thương nồng ấm, bằng sự tảo tần chi chút, bằng đức hy sinh vô bờ bến, người bà không chỉ là biểu trưng cho tình cảm gia đình mà còn là ngọn lửa nhen lên trong lòng mỗi chúng ta những tình cảm thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay/Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà...” (“Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh)

Huế, ngày 26 tháng 3 năm 2008
H.C.A

Các tin khác