1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người hàng xóm

NGƯỜI HÀNG XÓM CỦA BÁC HỒ

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Năm 1963, vào một ngày đầu thu, nơi ở của Bác Hồ, trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, người ta thấy xuất hiện hai vợ chồng người dân tộc, được Bác đón tiếp trò chuyện thân mật trong những bữa cơm “bình dân”. Hôm sau Bác còn cho đưa hai vợ chồng này đi tham quan thủ đô Hà Nội và thăm nhà máy dệt Nam Định. Lúc vợ chồng ra về, Bác đã tặng họ mấy thước lụa Hà Đông và 9 đồng bạc... Những người cộng sự với Bác, có các đồng chí: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, chỉ biết hai vợ chồng này là người hàng xóm của Bác ở An toàn khu, Phú Đình thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, trong kháng chiến chống Pháp.

Bà vợ hiện đang sống có tên là Ma Thị Tôm, năm nay 82 tuổi. Bà là người được sinh ra ở một thôn hẻo lánh dưới chân núi Tỉn Keo, nơi được Bác chọn dựng nhà lán để ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Khu đất này theo Bác nói là ở “gần dân không gần đường”; nhờ vậy gia đình bà được may mắn có một vinh dự trở thành người hàng xóm của Bác...

Theo hồi ức của bà, năm 1946, có một số người đến nhà bà trò chuyện và bảo họ muốn làm một ngôi nhà trên mảnh đất trống cạnh gia đình bà cho một cụ già ở. Bà Tôm nghe có người đến ở làm hàng xóm với nhau thì đồng ý ngay. Vài ngày sau, cũng với những người đã gặp và một số người khác đến xin phép san đất làm nền nhà và chặt một số cây nhỏ. Họ làm rất hăng và nhanh, bà mời họ uống nước, ăn khoai... nhưng họ đều từ chối, lấy cớ là có mang theo đầy đủ... Khoảng một tuần lễ, nhà làm xong, thì thấy xuất hiện một cụ già, mà người đi cùng thường gọi là ông Ké. Ông Ké bước vào ngôi nhà mới lợp lá cọ, nhìn qua rồi bảo: nhà này “thoáng ráo, kín mái”, tỏ ý bằng lòng. Chỉ một buổi sau, ông Ké đã sang nhà gia đình bà Tôm chuyện trò, hỏi thăm sức khỏe bằng tiếng dân tộc. Ông Ké bảo: “Lẽ ra tôi phải làm mâm cơm mừng nhà mới để mời bà con hàng xóm, nhưng vì còn khó khăn mới dọn đến, nên không làm được, mong bà thông cảm!”. Dần dà, năm tháng trôi qua, ông Ké - Bác Hồ trở thành người hàng xóm thân thiết của gia đình bà Tôm, bởi lối sống của ông Ké giản dị, hiền lành, chân thực...

Để bảo vệ Bác Hồ, lãnh đạo địa phương chính thức gặp gia đình bà Tôm, nói rằng: ông Ké là một vị lãnh đạo cao cấp, cần phải giữ tuyệt đối bí mật, theo nguyên tắc 3 không: Không biết, không nghe, không nói. Trong suốt 9 năm kháng chiến, bà và gia đình đã thực hiện nghiêm túc 3 nguyên tắc nêu trên đối với bà, Bác là người hàng xóm tốt nhất...

Trong số những người ở với Bác Hồ thời kỳ đầu có anh Thắng, người dân tộc Dao. Anh Thắng và Bác có nuôi một con bò, 2 con chó và con mèo. Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, bà cắt cỏ cho bò ăn, còn chó và mèo vẫn hay sang nhà bà, vì bà hay cho nó ăn. Chiều mùa hè thoáng mát, bà Tôm thường thấy anh Thắng và ông Ké tăng gia sản xuất phát nương trồng ngô, khoai, sắn và bí để làm thức ăn. Những lúc anh Thắng đi công tác vắng, trước khi đi, anh sang nhà bà Tôm nhờ nấu cơm cho ông Ké. Những lúc như vậy, bà tôm đã thể hiện tình cảm kính trọng của mình đối với ông Ké, bà xới nhiều cơm hơn đem sang mời Bác. Thấy vậy, Bác bảo: “Cô cho nhiều quá! Tôi chỉ ăn vừa đủ 3 lưng bát thôi! Còn thừa để bữa sau hấp và nấu lại ăn tiếp!”. Những năm tháng làm người hàng xóm với ông Ké, bà tôm thấy lúc nào, dù mưa hay nắng, Bác cũng dậy rất sớm, đúng giờ, cùng với anh em cộng sự tập thể dục, ăn sáng, rồi việc ai nấy làm hết sức nghiêm túc. Hôm nào không phải tăng gia sản xuất, thì Bác đi câu. Mỗi khi câu được nhiều cá, Bác lại nhờ anh Thắng hoặc tự tay Bác mang cá sang biếu gia đình bà Tôm và một số nhà quanh đó. Có lần bà Tôm đem cỏ cho bò bên nhà Bác, bà thấy anh Thắng đang rửa bát gỗ và những ống tre bổ đôi dùng để đựng thức ăn, giống như của nhà bà. Đây là những vật dụng của đồng bào dân tộc. Chỉ một việc này, Bác đã dễ hòa đồng với bà con xóm giềng, làm cho tình cảm của họ đối với Bác ngày càng sâu đậm hơn. Những ngày Tết, lần nào Bác cũng đến các gia đình trong xóm chúc mừng tuổi bà con, đồng thời khuyến khích họ chăm chỉ tăng gia sản xuất, tiết kiệm và trồng cây, giữ gìn vệ sinh... bằng một giọng nói nhẹ nhàng, thu hút cảm tình của người lớn và các cháu bé...

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác đi chào bà con trong xóm, rồi cùng với các đồng chí lãnh đạo về Hà Nội. Mỗi khi có ai ở Thái Nguyên về xuôi, Bác đều có lời nhắn gửi hỏi thăm gia đình bà Tôm...

Thế rồi, năm 1969, bà nghe tin Bác Hồ qua đời. Cả nhà bà Tôm bàng hoàng, đau xót, thương tiếc... lập bàn thờ hương khói cúng và để tang Bác. Bà cứ áy náy trong lòng không được về thủ đô để dự lễ truy điệu Bác Hồ...

Đã 39 năm Bác Hồ ra đi. Giờ đây gặp lại bà Tôm; đó là một cụ bà có nước da hồng hào, với hai hàm răng nhuộm đen, dáng đi nhanh nhẹn, thường hay vượt đèo De, đến khu nhà tưởng niệm Bác Hồ gặp gỡ khách tham quan..., kể cho họ nghe “chuyện thời xưa” là người hàng xóm của Bác - Bà là một nhân chứng duy nhất còn lại của những người có thời gian sống gần Bác, đã chứng kiến cuộc sống bình dị, thanh tao, đầy tình nghĩa của vị Cha già dân tộc.

N.T.C
(Viết theo tư liệu của Đức Tuyền)

Các tin khác