1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thể dạng thơ ca

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG,
HÌNH THÀNH CỦA CÁC THỂ DẠNG THƠ CA DÂN

TRIỀU NGUYÊN

1. Bên cạnh vấn đề dạy học văn phải chú ý đến đặc trưng thể loại, có một lĩnh vực cũng được quan tâm khi dạy học các tác phẩm văn vần, đó là hình thức các thể dạng thơ ca, tức thi luật. Phần thi luật này, từ năm học 2006-2007 trở về trước, được đưa vào giảng dạy ở chương trình lớp 11 THPT (như Tiếng Việt 11, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, thì thi luật là một trong bốn chương của sách này), và kể từ năm học 2008-2009 tới, theo Chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn, ban hành kèm Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05-5-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đưa vào giảng dạy ở lớp 12 THPT.

Bàn về thi luật, điều khó thể bỏ qua, là nắm bắt quá trình vận động, hình thành các thể dạng thơ ca. Để định hình một thể dạng thơ, tức có một kiểu thơ với các quy định cụ thể và được các nhà thơ chấp nhận làm theo (nay gọi là thể thơ), có lẽ lịch sử dân tộc phải trải qua hàng thế kỷ. Rất khó nắm bắt quá trình này. Những ý kiến được trình bày dưới đây nhằm gợi mở một số vấn đề gồm hai bước: bước đầu, từ lối nói đăng đối, vần vè mà dẫn đến quá trình vận động hình thành các thể dạng; bước cuối, quá trình vận động, xâm nhập thanh vận lẫn nhau giữa các kiểu thơ dân gian và sự ra đời của các thể dạng.

1.1. Từ lối nói đăng đối, vần vè mà dẫn đến quá trình vận động hình thành các thể dạng

Người Việt thường nói năng theo lối đăng đối, vần vè. Các lối nói đăng đối, vần vè ấy có khi được khai triển, mở rộng ra.

Ghét cho ngọt, cho bùi.

So với hai bài ca dao sau:

- Thuyền ai trôi trước,
Cho ta lướt tới cùng;
Chiều đã về, trời đất mông lung,
Phải duyên thì xích lại cho đỡ não nùng đêm sương

- Đã thương thì thương cho chắc,
Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn;
Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông,
Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng.

có thể thấy rằng, cách gieo vần trắc ở tiếng cuối dòng đầu với tiếng thứ ba dòng sau (“vọt”,“ngọt”) và để tiếng cuối dòng sau ấy theo thanh bằng (“bùi”), có khả năng biến tổ hợp này làm vai trò cặp thất của thể song thất lục bát (dạng song thất lục bát biến thể).

Từ yêu cầu của lối nói đăng đối, vần vè mà có thể dẫn đến việc hình thành các thể dạng, như đã trình bày; nhưng có nhiều khả năng hơn, là lối nói ấy tham gia vào quá trình vận động xâm nhập thanh vận lẫn nhau giữa các kiểu thơ dân gian, và bấy giờ, các thể dạng mới ra đời.           

1.2. Quá trình vận động, xâm nhập thanh vận lẫn nhau giữa những kiểu thơ dân gian và sự ra đời của các thể dạng

1.2.1. Trong bài viết “Quá trình vận động của thể bốn chữ trong đồng dao”, Chu Thị Hà Thanh có nêu khả năng thể thơ bốn tiếng trong đồng dao sẽ vận động theo hướng tìm đến các hình thức thơ cao hơn, như thể lục bát và song thất lục bát. Chẳng hạn, bài “Sên sển sền sên” dưới:

(1)                 Sên sển sền sên,
                     Mày lên công chúa;
                     Mày múa tao xem,
                     Tao may áo đỏ quần đen cho mày!

Quá trình vận động ấy, thật ra, không chỉ ở đồng dao mà còn được tìm thấy trong câu đố, ca dao, và cũng không riêng với thể thơ bốn tiếng. Thí dụ (hai lời đầu là câu đố, hai lời sau là ca dao):

(2)                   Sầm sầm đứng một đống,
                       Tiếng rống vọng non xa;
                       Ranh năng đắt giá, thịt da rẻ rề. (con voi)

(3)                   Chỉ bằng ngón tay,
                       Ăn toàn thịt sống,
                       Nuốt trộng chẳng nhai.
                       Hỏi mày, mày nhớ thương ai,
                       Đêm đêm thở ngắn than dài xót xa? (con thạch sùng)

(4)                  Đau ba năm không ốm,
                      Đói sáu tháng không mòn,
                      Từ ta thương bạn, da còn bọc xương.

(5)                  Đêm khuya sao tận,
                      Trăng ngà cũng lặn.
                      Cảnh chung tình ai chẳng xót đau,
                      Thấy non cao đất rộng thảm sầu,
                      Lòng anh đây khô héo, ruột xót gan bào bớ em!

Chúng ta thấy thấp thoáng ở đây thể thơ lục bát (hai dòng cuối của lời 1), song thất lục bát (lời 3 và 5), và sự vận động dang dở giữa lục bát và song thất lục bát (lời 2 và 4).

Để thấy rõ hơn sự vận động dang dở giữa lục bát và song thất lục bát, thử đọc hai bài ca dao sau:

(6)                      Mâm vàng nhịp, mâm thau cũng nhịp,
                         Phượng hoàng đua, bìm bịp cũng đua;
                         Thấy cá gáy nhảy qua tam cấp, tôm cua cũng rộn ràng.

(7)                      Mâm thau nhịp, lồng bàn cũng nhịp,
                         Đồng hồ canh, bìm bịp cũng canh;
                         Bước sang cửa ngõ thăm anh,
                         Cớ sao lệ chảy rơi thành hạt châu?

ĐÂY LÀ HAI BÀI THUỘC NHÓM CA DAO CÙNG CÓ CẶP DÒNG ĐẦU THEO MÔ HÌNH AX, A’ CŨNG X; BY, B’ CŨNG Y. SO SÁNH BÀI (6) VỚI BÀI (7) VỀ MẶT THỂ THƠ, CÓ THỂ THẤY BÀI (6) NẾU XÉT THEO THỂ SONG THẤT LỤC BÁT, THÌ THIẾU MẤT DÒNG LỤC, TƯƠNG TỰ VỚI BÀI (2) VÀ BÀI (4) ĐÃ NÓI. THEO CÁI NHÌN CỦA VIỆC VẬN ĐỘNG ĐỂ HÌNH THÀNH CÁC THỂ THƠ, THÌ CÓ THỂ NÓI BÀI CA DAO (6) NHƯ MỘT ĐÁNH DẤU VỀ SỰ DANG DỞ TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ LỤC BÁT VÀ SONG THẤT LỤC BÁT.

1.2.2. Khi tìm hiểu lời đố của câu đố, chúng tôi nhận thấy có một thể dạng đáng chú ý: gồm ba dòng, hai dòng đầu mỗi dòng sáu tiếng, đều mang vần bằng ở tiếng thứ sáu, dòng thứ ba gồm tám tiếng, vần như vần của dòng bát ở thể lục bát. Có khoảng hai mươi lời đố theo thể dạng này (chiếm chừng 1% số lượng kho tàng câu đố), thí dụ:

-                      Vuông nỏ  vuông, tròn nỏ tròn,
                       Đem nấu mình đỏ như son,
                 Người chê dở, kẻ khen ngon cũng nhiều. (cua, ghẹ);

-                      Hai cô nằm nghỉ hai phòng,
                       Ngày thì mở cửa ra trông,
                 Đêm thì đóng cửa, lấp chông ra ngoài. (đôi mắt);

-                      Có con mà không có cha,
                       Có cửa mà không có nhà,
        Đến ngày con lớn mẹ đà chết đi. (con nước, cửa sông);...

Giả sử, đây là thể cơ bản (có thể gọi là thể nhị lục nhất bát), thì thể này cũng có các biến thể tương tự thể lục bát, thể song thất lục bát; thí dụ:

-                      Có mặt mà chẳng có đầu,
                       Lúc nghèo thì bạn với trâu,
            Đến khi vinh hiển, gọi cô nàng hầu cái vú rõ to! (cái trống)

(dòng bát lời này nới dài thành 12 tiếng, vị trí vần lưng chuyển về phía trước của câu hai tiếng, ở chỗ vốn là của nó được thể hiện bằng thanh trắc - “vú”);

-                      Cô kia xam xám da chì,
                       Đầu thời tóc phượng, với lại long li,
                 Bốn vú  lạnh ngắt, đánh thì kêu lên. (cái chuông)

                 (dòng lục thứ hai nới dài thành 8 tiếng);...

Thể dạng này cũng được tìm thấy trong ca dao (nhưng mức độ không nhiều bằng câu đố); thí dụ:

                       Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương,
                       Thiếp với chàng như lửa với hương;
Một mai tê dù hương tàn lửa tắt, đạo nghĩa cương thường chớ quên.

Đó là một lời ca dao cổ. Số lời đố sử dụng thể dạng này cũng đều là những lời đố xa xưa. Nên có thể xem đây là một thể dạng hình thành cùng lúc với thể lục bát và song thất lục bát, dùng trong các sáng tác dân gian (mà càng về sau, theo “sự chọn lọc tự nhiên”, càng ít được dùng đến), hoặc là một thể tiền thân của hai thể dạng kia.

2. Những trình bày trên cho phép chúng ta hình dung: để hình thành một thể dạng thơ ca, đã có một quá trình tác động qua lại về thanh, vần của nhiều kiểu thơ, nhiều thể loại văn học khác nhau. Nếu lấy một thời điểm để xác định, thì có một số thể dạng đã không còn được sử dụng do về sau không phù hợp với quan điểm thẩm mĩ của cộng đồng. Các thể dạng này tuy không được sáng tác theo nhưng vẫn còn ghi dấu trong các sáng tác trước đó.

T.N

Các tin khác