1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Từ những ấn phẩm

TỪ NHỮNG ẤN PHẨM
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

NGUYỄN XUÂN CHÂU

Ngày còn học ở trường làng, chúng tôi đã được làm báo tường. Còn nhớ, tôi được cô giáo chủ nhiệm cử vào nhóm làm báo do chữ viết khá đẹp. Những đứa trong số chúng tôi được chọn làm báo lớp, mỗi đứa có một khả năng riêng, như văn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp... Công việc chuẩn bị bắt đầu. Trước tiên phải nghĩ cho ra tên của tờ báo: Sẵn Sàng hay Măng Non... (nếu là báo ở các lớp bậc Tiểu học); Tiến Lên hay Bút Mới... (nếu là báo ở các lớp bậc Trung học). Hình ảnh “trang bìa” phải là búp măng non (nếu là báo Đội), hình ảnh “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên” (nếu là báo Đoàn) v.v... Tất nhiên đứa “văn hay” phải viết “Lời ngỏ”, “Lời phi lộ”, “Lời nói đầu”... Tất cả đều có sự chỉ đạo, góp ý của cô giáo chủ nhiệm... Khi mọi việc đã “hòm hòm”, cả nhóm mới tập trung lại để bắt tay vào việc trình bày tờ báo. Đứa nào đứa nấy đánh trần ra, nằm bẹp trên phản mà viết, mà tô, mà vẽ... Các công việc trên cả ba bốn đứa làm trong hai ba buổi mới xong. Có buổi làm từ sáng đến trưa, say sưa không biết mệt. Có buổi làm báo quên cả ăn, bụng đói meo, may mà có nồi khoai luộc của gia đình đứa được chọn làm “trụ sở” của báo. Làm xong tờ báo, cả mấy đứa ngồi ngắm, nếu ưng ý thì lấy làm sung sướng lắm! Những lúc ấy cả nhóm được sống trong cảm giác của hai đứa trẻ trong một bài thơ của Nguyễn Bính, bắt chước người ngoài tỉnh nhặt những hoa cam rụng bỏ vào nồi cất nước hoa! Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy nhưng vẫn “Hí hửng bảo nhau thơm đấy chứ / Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!”. Rồi thầy giáo dạy văn (chắc là một thành viên trong ban giám khảo), chọn những bài hay ra đọc và bình trong buổi tập trung toàn trường. Đứa được chọn bài để đọc, mặt đỏ bừng vì ngượng nhưng trong bụng thì vui lắm! Vui nhất là khi tờ báo được trao thưởng. Phần thưởng thường là những sách truyện, sách thơ và những gói kẹo... Cô giáo mở kẹo ra liên hoan tại lớp và khen nhóm làm báo. Cả nhóm sướng rơn, cùng nhìn nhau như muốn nói lần sau phải làm tốt hơn!

Ngày ấy, những đợt thi làm báo tường dịp đầu năm, tổng kết năm học, các ngày lễ, ngày kỷ niệm... sôi nổi lạ thường. Từ những phong trào như thế mà không khí học tập trong lớp, trong trường sôi nổi hơn...

Rồi chúng tôi lớn lên, mỗi người mỗi ngả, một công việc khác nhau. Riêng tôi thì vẫn ở trong ngành giáo dục. Mỗi lần đi công tác về các trường, thấy các tờ báo tường treo ở các lớp học, lòng lại nao nao nhớ về những ngày xưa cùng thầy cô, cùng bạn bè làm báo lớp...

Sau này, ngoài báo tường (trực tiếp viết, vẽ, trình bày trên tờ giấy to), còn có báo liếp (học sinh tự viết, vẽ trên một tờ giấy nhỏ theo kích cỡ đã thống nhất rồi dán theo từng ô, từng mục trên tờ giấy to).

Hiện nay ở địa phương, một số trường Tiểu học, THCS vẫn duy trì việc làm báo tường, còn các lớp ở bậc THPT có xu hướng làm theo hình thức ấn phẩm. Thường vào dịp cuối khoá, các lớp làm sổ “Lưu niệm”, sổ “Lưu bút”... Cách thức cũng đa dạng và phong phú lắm, có phần lưu giữ hình ảnh ( ảnh thầy, cô chủ nhiệm, ảnh từng tổ, ảnh từng cá nhân...); có phần lưu giữ  “bút tích” của từng học sinh, phần ghi địa chỉ, và không quên dành những trang giấy trắng ở phần sau để còn ghi chép lúc đã xa nhau...

  Đó là nói ở cấp độ lớp; còn ở cấp độ cao hơn (các trường, các sở...) đã và đang cho ra mắt những ấn phẩm ngày một hấp dẫn; có ấn phẩm không thua kém gì các tạp chí chuyên nghiệp ở Trung ương.

Riêng ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều trường ra ấn phẩm nhân dịp ngày lễ, ngày truyền thống của đơn vị mình. Đó là các trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Tiểu học Dạ Lê, Trường THCS Chu Văn An, THCS Thống Nhất, THPT Quốc Học, THPT Tam Giang... Tuy nhiên chỉ có một số trường ra được ấn phẩm khá thường xuyên, định kỳ và có chất lượng, đó là các Trường THPT Đặng Trần Côn, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Đặng Huy Trứ... Ấn phẩm Vào hạ - những trang viết của học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân ra mắt bạn đọc từ năm học 1997-1998, đến nay đã được hơn 10 năm, mỗi số in 1.000 bản. Ấn phẩm Mùa hoa phượng - Tác giả là giáo viên và học sinh trường THPT Đặng Trần Côn cũng có mặt từ năm học 1997-1998, mỗi số in đến 1.500 bản. Ấn phẩm Hương đầu mùa của Trường THPT Đặng Huy Trứ ra số đầu vào năm 2001, đến nay đã được bảy năm. Số lượng in trung bình trên 1.000 cuốn/số.

Ở cấp tỉnh, từ nhiều năm nay, nhiều sở GD&ĐT đã cho xuất bản các ấn phẩm khá phong phú. Ở miền Bắc có các ấn phẩm Giáo dục Thủ đô, Giáo dục Quảng Ninh, Giáo dục Đào tạo Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Ở miền Trung-Tây Nguyên có các ấn phẩm Giáo dục Thanh Hoá, Giáo dục Đào tạo Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk ... Ở miền Nam có các ấn phẩm Giáo dục sáng tạo của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục Đào tạo Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu... Có sở mỗi năm ra một hai ấn phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam; có sở ra ấn phẩm thường xuyên theo định kỳ và đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá. Đó là ấn phẩm của các sở GD&ĐT Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bắc Giang...

Tập san Giáo dục Đào tạo TT.Huế xuất bản số đầu tiên vào dịp Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1992) đến nay đã tròn 15 năm. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Tập san Giáo dục Đào tạo Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Hiện nay, Tập san mỗi năm ra 4 số theo các thời điểm và đề tài sau: Số Tết Nguyên đán (số tháng 2), Số kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (số tháng 5), số khai giảng năm học mới (số tháng 9), số chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (số tháng 11). Ngoài ra, mỗi năm có  1-2 số chuyên đề làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho cán bộ, giáo viên.

Sở xem Tập san Giáo dục Đào tạo là một đầu sách quan trọng nằm trong danh mục sách quy định của các cơ sở giáo dục ở địa phương. Tập san này đã trở thành một trong những ấn phẩm có uy tín ở vùng núi Ngự sông Hương. Riêng năm 2008, Tập san Giáo dục Đào tạo TT.Huế dự kiến tổ chức cuộc thi cho các đối tượng học sinh về đề tài “Trường, lớp, thầy cô và bạn bè em”; ngoài 4 số thường kỳ, sẽ ra hai số chuyên đề (về dạy và học các môn khoa học xã hội, về dạy và học các môn khoa học tự nhiên). Độ dày tập san cũng sẽ được tăng lên (từ 100 trang lên 120 trang)...

Từ những tờ báo tường “cây nhà lá vườn” trong phạm vi một trường, thậm chí một lớp, đến các tờ báo, tạp chí của ngành có phạm vi ảnh hưởng cả nước, tất cả đều có thể xem là nằm trong hệ thống báo chí của ngành giáo dục Việt Nam. Tuy mức độ dày mỏng và chất lượng khác nhau nhưng đều góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của toàn ngành. Nên chăng ngành cần có sự quan tâm đến hệ thống báo chí này ở địa phương bằng sự nhìn nhận, đánh giá... để có sự chỉ đạo cần thiết. Các sở cũng cần quan tâm đến hoạt động này, nhất là về mặt chủ trương, điều kiện... để các ấn phẩm phát triển nhằm góp phần động viên các lực lượng trong và ngoài ngành tham gia vào sự nghiệp giáo dục đào tạo ở địa phương. Ban biên tập  ấn phẩm của các sở tăng cường giao lưu, trao đổi, học tập để nâng cao chất lượng ấn phẩm của địa phương mình. Các trường, các lớp có thể tham khảo những cách làm trên để tập hợp học sinh vào hoạt động có ý nghĩa này, nhất là trong tình hình hiện nay.

N.X.C

Các tin khác