1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ VĂN HOÁ GIÁO DỤC

TS. BÙI QUANG TUYẾN

Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, trong Chu dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hoá: Xem dáng vẻ con người lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Còn Lưu Hướng (năm 77 – 6) trước công nguyên, thời Tây Hán xem văn hoá như một phương thức giáo hoá con người, văn trị giáo hoá. Ở phương Tây, thuật ngữ văn hoá tiếng Anh, tiếng Pháp gọi là Culture, tiếng Đức gọi là Kulture, tiếng Nga gọi là Kultura. Các tiếng này có nguồn gốc từ tiếng La tinh là Cultus + ura (trồng trọt) với hai nghĩa, trồng trọt thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên (agri cultura), trồng trọt thích ứng với tinh thần (animi cultura), giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những năng lực, phẩm chất tốt. Như vậy, từ trong bản chất thuật ngữ văn hoá hàm nghĩa giáo dục.

Hồ Chí Minh là nhà văn hoá lớn, nhà giáo dục lớn. Ở Người kết tinh tinh hoa văn hoá phương Đông, văn hoá phương Tây, đặc biệt là nền văn hoá Việt Nam. Cuộc đời của Người gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Cùng với sự nghiệp vĩ đại ấy, Người luôn chăm lo đến việc xây dựng một xã hội mang bản chất nhân văn, trong đó “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và quyền lợi mà mình nên hưởng” (Trả lời các nhà báo, tháng 01/1946) và quyết tâm đưa nước ta thành một nước “văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”. Chính vì thế, Người đã dành phần lớn cuộc đời mình cho sự nghiệp “trồng người”.

Từ nghĩa nguyên animi cultura (trồng trọt tinh thần) giáo dục con người tự nhiên thành con người xã hội; từ học thuyết tu thân của Khổng Tử, tính người là một phần do thiên phú, một phần do ảnh hưởng của xã hội tạo nên, do vậy, có thể và cần phải được dạy dỗ và tự tu thân để trở thành người tốt hơn; từ trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, các thế hệ nhà nho khi bàn về mối quan hệ giữa tính và tình dường như họ đều thừa nhận rằng con người sinh ra tính vốn thiện. Tiếp nối mạch ngầm văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại Hồ Chí Minh cho rằng:

...
Thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân
(Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên).

“Dạ bán”(Nửa đêm) – Nhật ký trong tù

“Tính”  của con người lúc ban sơ như tấm lụa trắng, sau đó tốt hay xấu, thiện hay ác là do giáo dục tạo nên. “Óc những người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên” (Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục và đào tạo, nxb Lao Động – Xã hội, HN 2007). Đó chính là niềm tin sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào khả năng của giáo dục, vai trò cảm hóa của giáo dục. Tin vào khả năng của giáo dục cũng chính là tin con người, ở tính năng động chủ quan của con người, giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của con người. Như vậy, vấn đề giáo dục luôn luôn phải gắn liền với con người, con người được hoàn thiện thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Con người vừa là chủ thể lại là đối tượng của giáo dục.

Trong thư gửi các thầy cô giáo tháng 9 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đào tạo, sử dụng con người: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói đó đã trở thành chiến lược “trồng người” mà hiện nay Đảng và Nhà nước đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” (Bài nói tại Hội nghị chỉnh huấn TƯ tháng 3/1961). Đó là con người có kiến thức, có trình độ hiểu biết về mọi mặt. Song con người muốn có tri thức để xây dựng xã hội lại cần phải có giáo dục. Vì vậy, Người xác định cùng với kinh tế, quân sự “Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng” (Thư gửi CBGV, HS, SV ngày 31/8/1960). Văn hoá phải phát triển mạnh để phục vụ cho yêu cầu của đất nước trong mọi giai đoạn, “phải sửa đổi được tham nhũng lười biếng, phù hoa, xa xỉ..., phải làm thế nào cho mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng... Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi...” (Báo Cứu quốc, ngày 24/11/1946). Người luôn đề cao đạo đức, một tiêu chí quan trọng nhất trong tư duy và hành xử của mình và của người khác. Người căn dặn, văn hoá và đạo đức phải biểu hiện trong hành động chứ không chỉ trên lời nói suông: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Và tự bản thân, cả cuộc đời, nếp sống, hành vi của mình, Người đã nêu một tấm gương trong sáng nhất của một con người có lí tưởng văn hoá cao đẹp. Đồng hành với phát triển văn hoá, đẩy mạnh phát triển giáo dục nhằm cung cấp nguồn nhân lực cao cho đất nước, lực lượng to lớn thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Điều cốt yếu hơn nữa, giáo dục là yếu tố căn bản góp phần vào việc hình thành nhân cách con người mới (gồm năng lực và phẩm chất), từ đó quyết định sự phát triển của khoa học kỹ thuật – kinh tế xã hội, đồng thời quyết định vị trí của dân tộc trên trường quốc tế.

Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hiểm hoạ của dốt nát. Người coi sự ngu dốt có tác dụng phá hoại như một thứ giặc. Vì thế, ngay trong phiên họp đầu tiên ngày 3/9/1945 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã xác định việc chống giặc dốt là nhiệm vụ thứ hai sau việc chống giặc đói. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã luận giải một cách xác đáng nguy cơ của dân tộc đang chìm trong đêm đen của nạn mù chữ và Người kết luận “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4). Và Người đã khai dân trí bằng việc làm thiết thực “mở một chiến dịch để xoá nạn mù chữ”, điển hình, hai phong trào Bình dân học vụ và Đời sống mới được lãnh đạo chặt chẽ, lôi cuốn toàn thể dân tộc tham gia. Bằng nhiều hình thức phong phú và cách làm khác nhau, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho quan niệm xã hội hóa giáo dục.

Xác định vai trò to lớn của giáo dục, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, vì thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... “Thanh niên phải cố gắng học tập”, “muốn xứng đáng vai trò của người chủ thì phải học tập”. Người luôn đặt niềm tin, trông mong vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” (Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường, tháng 9/1945). Trong Di chúc của mình, Người đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.

Theo Mác, bản chất con người là sự tổng hoà những mối quan hệ xã hội và bộ mặt xã hội của họ, tức là nhân cách con người cụ thể được thể hiện ở hệ thống năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo quan điểm trên vào giáo dục, đào tạo bằng khái niệm đức, tài. Theo Người, mục đích của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo nên những con người vừa có tài, vừa có đức. Coi trọng tài năng, Người luôn luôn trân trọng, ưu đãi, trao thực chức, thực quyền cho những người có tài và đã quy tụ được quanh mình những trí thức lớn của dân tộc. Bởi Người coi trọng con người, tin tưởng con người, vì con người là chủ nhân của lịch sử, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất. Vì vậy, giáo dục phải phát huy sức mạnh tiềm ẩn của con người, cần phải giáo dục, bồi dưỡng, phát triển mọi tài năng của con người. Coi trọng giáo dục đạo đức, Người quan niệm đạo đức là nền tảng, là gốc trong cấu trúc nhân cách: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (Đạo đức cách mạng – Sửa đổi lề lối làm việc, Nxb Sự thật, HN 1945). Như vậy, theo Hồ Chí Minh, con người cần phải có hai mặt đạo đức và tài năng. Hai mặt ấy thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tạo điều kiện cho nhau, giúp con người hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong hai mặt ấy, đức giữ vị trí nền tảng và là lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Vì vậy, trong việc giáo dục, đào tạo con người trước hết phải xây dựng đạo đức cách mạng cho bền vững, phải tiến hành thường xuyên với các chuẩn mực đạo đức cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.

Thiết nghĩ rằng, trong thời đại kinh tế thị trường, khi quy luật giá trị tác động rõ rệt ở khắp nơi, thang giá trị đang có biến đổi mạnh, kéo theo những biến động lớn trong nhân cách, trong hệ thống thái độ, thì việc tìm hiểu tư tưởng của Người, đặc biệt tư tưởng về văn hoá, giáo dục, giáo dục nhân cách, thật sự có ý nghĩa. Chúng ta tìm hiểu, vận dụng tư tưởng của Người, truyền đạt cho thế hệ trẻ, tạo nên một sức mạnh tinh thần vô tận và bất diệt, tiếp nối cha anh giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng nên cuộc sống tự do, ấm no, văn minh, hạnh  phúc; đồng thời, xây dựng cơ sở lý luận của nền quốc học Việt Nam.

B.Q.T

Các tin khác