1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Công tác khuyến học ở làng Văn Xá

CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC Ở LÀNG VĂN XÁ

VÕ VĂN DẦN

Làng Văn Xá nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13km về hướng Bắc. Sau hơn 5 năm trở lại, tôi thực sự ngỡ ngàng về diện mạo của ngôi Làng đã đổi thay rất nhiều: 99% đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hoá sạch đẹp, 80% nhà cửa của dân làng được kiên cố hoá và tầng hoá, 20% còn lại là bán kiên cố, nhà cửa tạm bợ như phên tre mái tranh dù tìm mãi vẫn không còn. Đời sống và thu nhập của bà con trong làng tuy chưa giàu nhưng ổn định: có khoảng 50% dân làng sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, đất đai ở đây cũng khá phì nhiêu màu mỡ, lúa nước làm được 2 vụ/năm và đất khô sản xuất hoa màu quanh năm; 50% còn lại hoạt động kinh doanh dịch vụ và các ngành nghề ở trong và ngoài địa phương. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây nhận thức của bà con dân làng về tầm quan trọng của việc học ngày càng được nâng cao, phong trào khuyến học khuyến tài của làng ngày càng được củng cố và phát huy mạnh mẽ.

Ông Ngô Chất - Phó ban Thường trực Hội đồng Tộc biểu làng Văn Xá cho biết: Hội đồng Tộc biểu làng Văn Xá được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1999 - kể từ khi có bảng qui ước của Làng. Quá trình hoạt động cũng như việc triển khai lễ phát thưởng cho con em dân làng học giỏi, đỗ đạt cao trong 10 năm qua luôn nhận được sự động viên khích lệ và sự quan tâm kịp thời về vật chất lẫn tinh thần của lãnh đạo chính quyền địa phương, sự đồng thuận cao của xã hội, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể dân làng. Đặc biệt phải kể đến sự đóng góp kinh phí của con em làng Văn Xá đang làm ăn thành đạt ở bốn phương trời. Ông Chất tâm sự: những năm đầu hoạt động, Làng kêu gọi sự đóng góp tài chính để phát thưởng gặp nhiều thuận lợi vì con em của Làng đang sinh sống ở Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, ở thành phố Hồ Chí Minh… đa số đều thành đạt và có tâm hướng về nguồn cội. Những năm gần đây, các "địa chỉ tin cậy" nay lại dần vắng bóng vì do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, chính vì vậy nên Hội Đồng đã quyết định quay sang "phát huy nội lực", tranh thủ sự hỗ trợ của bà con ngay chính "sân nhà".

Làng Văn Xá có 74 họ tộc, hàng năm mỗi họ đóng 70.000đ/năm để lo đại lễ thu tế và tảo mộ, đồng thời là để cho Hội đồng Tộc trưởng có kinh phí hoạt động.

Công tác khuyến học ở địa phương này cũng có sự phân công khá rạch ròi: con em đỗ Đại học và Cao đẳng thì xã chịu trách nhiệm phát thưởng hàng năm, con em tốt nghiệp Đại học thì Làng phát thưởng. Trước khi tổ chức lễ phát thưởng thì Hội đồng Tộc biểu đã triệu tập cuộc họp, thành viên dự họp là 74 tộc trưởng, dự họp còn có đại diện Đảng ủy và UBND xã. Phiên họp đã thể hiện quyết tâm cao, đại diện cho nguyện vọng của dân làng. Trên cơ sở đó, các tộc trưởng về triển khai cho con cháu thuộc dòng tộc của mình để thực hiện. Ở làng Văn Xá có hơn 50% dòng họ có hội khuyến học hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu phải kể đến dòng họ Nguyễn Viết, Lê Hiếu, Trần Xuân…

Cứ mỗi lần phát thưởng cho con em tốt nghiệp Đại học thì UBND xã hỗ trợ 2.000.000đ, mỗi họ tộc đóng góp 300.000đ, sự đóng góp của bà con dân làng trong và ngoài tỉnh, số tiền phát thưởng là trên 10 triệu đồng.

Từ năm 1999 đến nay, cứ định kỳ 4 năm một lần tại Đình Làng Văn Xá - Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia đã chứng kiến lễ phát thưởng nhằm vinh danh các con em của làng nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong học tập để hôm nay được cầm trên tay tấm bằng cử nhân, kỹ sư do các trường Đại học, các Học viện trên toàn quốc trao tặng. Có thể liệt kê ra đây một vài con số khá ấn tượng.

- Năm 2002: có 34 con em tốt nghiệp Đại học được làng vinh danh

- Năm 2005: có 37 con em được khen thưởng

- Năm 2009: có 54 con em được làng phát thưởng

Đặc biệt, trong đợt phát thưởng 2009 vừa qua, có nhiều học viên lớn tuổi nhưng vẫn cố gắng học tập để nâng cao trình độ và quan trọng hơn là để đáp ứng yêu cầu của công việc và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Điển hình như anh Lê Đình Hóa: phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Văn, anh Phạm Văn Hy: Chủ tịch UBND xã Hương Văn đều đã tốt nghiệp Đại học năm 2007 và được làng khen thưởng.

Điều đáng nói là trong số 54 con em tốt nghiệp Đại học và được làng vinh danh năm 2009, có nhiều em có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng bằng ý chí và nghị lực, sự chịu đựng thiếu thốn và gian khổ, các em đã vượt qua tất cả để có tấm bằng cử nhân, để được nở nụ cười tươi sáng trên đất di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia; trong đó phải kể đến em Lê Khắc Hoành Sơn ở thôn Giáp 3, mồ côi bố từ nhỏ, mẹ bệnh tật không còn khả năng lao động, thân tự lập thân, vừa làm vừa đi học. Nay Sơn đã là kỹ sư Nông học ngành bảo vệ thực vật. Em Thẩm Trần Thanh Phong ở thôn Giáp 4: gia đình đông anh em, thu nhập cả nhà chỉ dựa vào 3 sào ruộng, khó khăn chồng chất nhưng với quyết tâm thoát nghèo và mong muốn có cái nghề ổn định. Nay Phong đã là kỹ sư ngành công nghệ Nhiệt - Điện lạnh và đã có việc làm có thu nhập ổn định.

Hướng phấn đấu trong năm 2013 sắp đến, Hội đồng Tộc biểu làng Văn Xá sẽ mở rộng phạm vi và đối tượng phát thưởng cho con em dân làng tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tất cả là để duy trì cái "sự học" cho con cháu muôn đời sau và vì sự phồn thịnh của quê hương xứ sở.

V.V.D

Các tin khác