1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ký ức

KÝ ỨC MÙA TỰU TRƯỜNG

LÊ TRỌNG

Đã hơn 40 năm rời ghế nhà trường phổ thông, cảm giác vừa bồn chồn, lo lắng, vừa háo hức, trông đợi mùa học mới vẫn sống dậy trong tôi khi những tháng hè sắp kết thúc.

Hồi đó, chúng tôi, những học sinh nghèo từ nông thôn lên Huế học, phải tự túc mọi thứ; từ áo quần, sách vở, thậm chí đến cả cơm ăn, chỗ ở để có thể theo kịp chúng bạn học hành.

Sau kỳ nghỉ hè 2 tháng ở quê, với số tiền ít ỏi của mẹ cho, tôi quay lại Huế để chuẩn bị cho năm học mới. Đầu tiên là sách vở. Sách giáo khoa mượn từ các anh lớp trên ngay sau khi bế giảng năm học trước gần như không phải mua thêm. Hồi đó, một bộ sách có thể chuyền nhau học cả năm bảy năm nên chẳng mấy khi còn nguyên vẹn, có khi phải ghép nhiều cuốn lại mới có một cuốn đầy đủ. Chẳng biết, năm học mới thầy sẽ dạy theo bộ sách nào, nên sách cần chuẩn bị phải đủ của các nhà xuất bản khác nhau, có khi lên đến vài ba chục cuốn. Còn vở thì phải cố gắng mua cho được một ram "Xích-lô-máy", loại vở có bìa cứng, gáy đen, giấy tốt, dễ viết ngoài bìa có in chiếc xích-lô. Ngoài ra, không quên đóng vài ba quyển vở nháp, từ giấy trắng thừa năm trước.

Phải mất cả tuần lễ mới chỉnh sửa, bao bọc xong sách vở. Giấy bao sách vở lúc đó hiếm lắm, chủ yếu là giấy báo, tạp chí; có khi không đủ phải tận dụng bằng cách lộn trái tờ giấy bao năm cũ để dùng lại. Mấy chục cái nhãn vở cũng phải tự làm. Có nhiều kiểu nhãn, nhưng thông thường là loại nhãn có đường diềm xếp lại thành hai hình bình hành liền nhau ở mỗi góc vuông. Anh nào khéo tay, thì tô vẽ thêm hoa lá vào trong đường diềm cho bắt mắt rồi nắn nót viết mấy chữ "Kim văn, Cổ văn, Hình học, Số học"... mà trong lòng dấy lên bao niềm vui rộn rã.

 Sau khi chuẩn bị xong sách vở là đến áo quần, giày dép. Để đủ áo quần sử dụng một năm, anh học trò nghèo chỉ cần có hai bộ quần xanh-áo trắng, một áo len, một đôi giày Xăng-đan và một tấm áo đi mưa. Đầu năm học, áo quần chỉ cần may thêm một bộ là được. Quần vải kaki xanh và áo vải trắng là sang lắm rồi. Khi may, không mấy ai chú ý lắm đến kiểu dáng mà chỉ yêu cầu thợ may, may hết vải để có dùng tiếp ở năm sau. Chiếc quần cũ năm học trước đã bạc màu, sau khi xuống lai, nới lưng, mua thuốc về hòa nước chè xanh nhuộm lại mặc vẫn tốt chán, dù có hơi bị...thắt đáy. Và chiếc áo cũ tuy có ngắn đi một chút nhưng bỏ vào quần chẳng ai biết mà phải lo. Còn giày Xăng-đan quai da, đế "ca-rép" thì hai năm một đôi, cứ nới dần khuy nút, có khi mấy ngón chân thòi ra ngoài, cũng không sao, ở nông thôn mấy khi dùng giày dép. Giày hư, cắt đế ra từng miếng nhỏ, ngâm với xăng làm keo dán cả năm.

Cái làm mất nhiều thì giờ nhất là thêu mấy cái bảng tên. Áo quần ít, chỉ cần vài cái bảng tên là xong; nhưng cứ thêu đi thêu lại mà vẫn không bằng lòng. Theo yêu cầu của nhà trường, bảng tên phải bảo đảm kích cỡ: dài một tấc, rộng hai phân, tên học sinh cao một phân thêu chỉ đỏ, bảng tên phải thêu hẳn hoặc may chặt vào áo. Tôi còn nhớ như in, sau khi ra hiệu sách mua hai cuộn chỉ màu xanh, đỏ và đến các hiệu may xin mấy miếng vải rẻo là tôi dồn công sức vào việc thêu bảng tên. Cẩn thận rút chỉ vải theo chu vi của bảng tên và hai đường giới hạn độ cao của tên, tôi bắt đầu nắn nót trong sự vụng về thêu "đường thụt lùi" theo mẫu chữ đã vẽ sẵn lên vải, nhiều lần bị kim chích chảy cả máu tay. Lúc đó trường nữ Đồng Khánh (Trường THPT Hai Bà Trưng bây giờ) quy định lớp theo màu chỉ thêu của đường chu vi bảng tên: "Nhất tím, Nhị hồng, Tam xanh, Tứ đỏ, Ngữ vàng, Lục lục, Thất gạch" (đệ thất: lớp 6, đệ lục: lớp 7, đệ ngũ:  lớp 8, đệ tứ: lớp 9, đệ tam: lớp 10, đệ nhị: lớp 11, đệ nhất: lớp 12 bây giờ) còn Trường Quốc Học thì quy định lớp theo đường gạch ở 2 bên bảng tên. Đệ tam: 1 gạch, đệ nhị: 2 gạch và đệ nhất: 3 gạch.

Một cảm giác lâng lâng và tự hào khó tả khi tay tỷ mẫn thêu đến các đường chỉ biểu thị lớp học của năm học mới, nhất là sau khi qua được cái ải bán phần tú tài. Ba gạch ở Quốc Học, màu tím của Đồng Khánh là oai lắm rồi, danh dự lắm rồi. Ra đường thấy các chị có bảng tên thêu chỉ tím là không dám nhìn, nhất là mình còn mang một, hai gạch; dại mồm, dại miếng nói vài câu là các chị chê "miệng còn hôi sữa" thì thật ê mặt.

Bây giờ nhìn con cái đến trường, cái gì cũng có sẵn. Sách vở, nhãn, tờ bao, bút viết...chỉ cần ra hiệu sách là có đủ tất cả. Bảng tên đã in sẵn, chỉ cần cái kim cúc găm vào áo là được; có trường còn cho học sinh mang lòng thòng vào cổ như công chức, ra khỏi trường lại đút vào túi. Ở nhà, mọi việc, có khi ba mẹ còn làm thay, từ giặt ủi áo quần, đến đón đưa hàng ngày; chẳng cần nhọc công như chúng tôi hồi trước.

Quá khứ rộn về nhưng đã quá xa, những so sánh, đôi khi lẩm cẩm, nhưng tôi cảm giác hình như có em không có cái thú náo nức, trông đợi năm học mới như chúng tôi hồi ấy.

L.T

Các tin khác