1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nâng cao năng lực lãnh đạo

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Nguyễn Ngọc Sơn
PGĐ Sở Giáo dục và Đào tạo

"Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục" là chủ đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong năm học 2009-2010 đối với ngành giáo dục và đào tạo cả nước.

"Đổi mới quản lý" và "nâng cao chất lượng giáo dục" là hai phạm trù có khái niệm và nội hàm không giống nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Xung quanh "đổi mới quản lý" và "nâng cao chất lượng giáo dục" có rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải thực hiện và tiếp tục bàn luận, trao đổi. Góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm giải quyết mối quan hệ: Xem đổi mới quản lý giáo dục là nguyên nhân quan trọng quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục - một giải pháp chỉ đạo đúng hướng mà ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện.
Thực hiện Chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2009-2010 và chủ đề "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo; với quan điểm xem đổi mới quản lý giáo dục, trước hết là đổi mới tư duy quản lý, tầm nhìn chiến lược và nhận biết được các lĩnh vực cần tạo nên sự thay đổi trong nhà trường phổ thông với vai trò chủ sự của hiệu trưởng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ đầu năm học 2009-2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã liên tục tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng cho hơn 700 lượt cán bộ quản lý giáo dục là hiệu trưởng các trường phổ thông. Nội dung các khóa bồi dưỡng tập trung vào ba nhóm vấn đề:

Nhóm vấn đề thứ nhất, gồm năm chuyên đề: Công tác xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng; Công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất của hiệu trưởng; Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo ở nhà trường phổ thông; Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quản lý nhà trường phục vụ cho yêu cầu quản lý, lãnh đạo; Thể thức văn bản hành chính trong nhà trường phổ thông. Đây là những chuyên đề nhằm giúp cho các hiệu trưởng tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong quá trình quản lý trường phổ thông ở cơ sở.

Nhóm vấn đề thứ hai, gồm bảy chuyên đề: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông; Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông; Văn hóa nhà trường; Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông; Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông; Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông; Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông. Đây là những chuyên đề bồi dưỡng hiệu trưởng theo chương trình liên kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore.

Nhóm vấn đề thứ ba, gồm sáu chuyên đề: Quá trình phát triển giáo dục Việt Nam và một số nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; Quản lý nhà nước về giáo dục; Điều hành các hoạt động trong trường học; Giám sát đánh giá trong trường học; Công nghệ thông tin trong trường học; Quản trị hiệu quả trường học. Các chuyên đề bồi dưỡng này được thực hiện theo chương trình Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục của Dự án SREM (SUPPORT TO THE RENOVATION OF EDUCATION MANAGEMENT).
Với các nội dung và chương trình bồi dưỡng phong phú, đa dạng, hình thức tổ chức kết hợp hội thảo, tập huấn, nghe giảng lý thuyết, thảo luận nhóm với tham quan thực tế, đội ngũ hiệu trưởng đã được trang bị những kiến thức cơ bản về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu ở nhà trường phổ thông trong môi trường có nhiều thay đổi; nắm được kiến thức chung trên nhiều lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học từ cơ bản đến nâng cao; nâng cao được nhận thức về tiến trình đổi mới, năng lực quản lý, lãnh đạo trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn trong quá trình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ đó giúp cho hiệu trưởng có thể đổi mới suy nghĩ và hành động để trở thành nhà quản lý biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển giáo dục, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của người cán bộ quản lý giáo dục.

Ngoài ra, các khóa bồi dưỡng cũng đã giúp cho hiệu trưởng trường phổ thông tiếp cận được với chuẩn giáo dục quốc tế, mở rộng tầm nhìn về xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Mặt khác, qua bồi dưỡng, đã hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết về chức trách, nhiệm vụ, những phẩm chất, năng lực cần có của người hiệu trưởng cũng như tầm nhìn, chiến lược của hiệu trưởng đối với sự phát triển nhà trường phổ thông. Trên cơ sở đó hiệu trưởng có thể tạo nên những bước đột phá cho sự phát triển của đơn vị mình phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong bối cảnh và thời đại ngày nay.

Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục còn nhiều việc cần làm, nhưng việc trước tiên quan tâm chăm lo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý như ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện, chắc chắn sẽ là giải pháp đúng đắn, vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm với vùng đất giàu truyền thống hiếu học.

N.N.S

Các tin khác