1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Quốc gia về phát triển trẻ thơ

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC

QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ CỦA AUSTRALIA

TS. LÊ KHÁNH TUẤN

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Australia là một quốc gia nằm ở Nam bán cầu, lớn thứ sáu trên thế giới và là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa - châu Đại Dương. Lục địa này bắt đầu có thổ dân định cư từ 42.000 năm trước. Từ ngày 26/01/1788 người Anh đã tuyên bố chủ quyền ở lãnh thổ phía Đông và thành lập những vùng lưu đày ở New South Wales. Sau đó, nhiều vùng đất mới được khám phá và trong suốt thế kỷ 19 đã có sáu thuộc địa hoàng gia tự trị được thành lập. Ngày 01/01/1901 Liên bang Australia ra đời trên cơ sở thống nhất từ sáu thuộc địa tự trị. Hiện nay Australia có diện tích 7,686 triệu km2 (hạng 6); dân số gần 22 triệu người (hạng 51), trong đó 92% là người da trắng, 7% châu Á, 1% là người thổ dân và các nhóm khác; bình quân GDP/người trên 47.000 USD (hạng 16) và chỉ số phát triển con người 0,965 (hạng 4).

Chiến lược quốc gia về phát triển trẻ thơ (National Early Childhood Development Strategy - NECDS) ra đời dưới sự chủ trì xây dựng của Bộ Giáo dục và việc làm, phối hợp với các bộ ngành liên quan, được Hội đồng chính quyền liên bang thông qua và Thủ tướng Chính phủ liên bang phê duyệt vào tháng 7/2009. NECDS đã đưa ra một tầm nhìn chiến lược toàn diện và mới mẻ về phát triển trẻ thơ ở Australia.

1. Cấu trúc và nội dung chính của NECDS

Văn bản chiến lược đề cập hết sức toàn diện, súc tích, không quá dài (bản tiếng Anh khoảng 25 trang giấy A4), gồm có 3 chương:

- Chương 1 - Bối cảnh ra đời chiến lược (The case for change): những năm trước đây phát triển trẻ thơ nói chung và giáo dục mầm non nói riêng ở Australia chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay nhìn nhận lại rằng trẻ em là rất quan trọng, cần phải tạo ra một sự phối hợp toàn diện giữa gia đình, cộng đồng, các tổ chức, chính phủ...để phát triển trẻ thơ. Xác định rằng những gì xẩy ra ở tuổi thơ đều sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ; sự phát triển trẻ thơ có chất lượng, cùng với các chương trình hỗ trợ gia đình, có  tạo ra sự khác biệt. Từ đó đề xướng các lĩnh vực quan tâm của chiến lược đối với trẻ, với gia đình và các dịch vụ cần có.

- Chương 2 - Chiến lược quốc gia, tầm nhìn về trẻ em Australia đến năm 2020 (The national strategy, a vision for Australia's children for 2020): tầm nhìn là "đến năm 2020 tất cả trẻ em đều có sự bắt đầu tốt nhất của cuộc đời để tạo ra tương lai tốt nhất cho bản thân và cho quốc gia". Từ tầm nhìn như vậy, NECDS xác định khung đầu ra với 7 kết quả và 7 hoạt động.

07 kết quả đầu ra gồm:

+ Trẻ sinh ra khỏe mạnh.

+ Môi trường của trẻ em là được chăm sóc tốt, phù hợp với bản sắc văn hóa và an toàn.

+ Trẻ có được hiểu biết và kỹ năng trong cuộc sống và học tập.

+ Trẻ được hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, giảm thiệt thòi, đặc biệt là đối với trẻ em người bản địa.

+ Trẻ được tham gia và hưởng lợi từ các cơ hội giáo dục.

+ Gia đình có hiểu biết và có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

+ Dịch vụ phát triển trẻ thơ có chất lượng sẽ tạo nguồn phong phú giúp các gia đình lựa chọn tham gia.

07 lĩnh vực hoạt động gồm:

+ Tăng cường hỗ trợ cho trẻ em, bố mẹ, người chăm sóc và cộng đồng.

+ Đáp ứng các dịch vụ phát triển trẻ thơ.

+ Phát triển các mối quan hệ và các nguồn lực.

+ Bảo đảm chất lượng và hoàn thiện các quy tắc, quy chế.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Giải quyết vấn đề quản lý và cung cấp nguồn tài chính.

+ Nâng cao nhận thức và thực hiện đổi mới.

Ngoài việc nêu rõ các thành tố của hệ thống phát triển hiệu quả trẻ thơ (thông qua 7 lĩnh vực hoạt động), chiến lược cũng nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống phát triển trẻ thơ trước hết là tập trung cho hai hoạt động trung tâm: tăng cường hỗ trợ cho trẻ em, bố mẹ, người chăm sóc, cộng đồng; và đáp ứng các dịch vụ phát triển trẻ thơ.

- Chương 3 - Tổ chức thực hiện chiến lược (Implementing the national strategy): với tuyên ngôn cung cấp một khung công việc để chính phủ và cộng đồng hành động nhằm đáp ứng tầm nhìn đã vạch ra, NECDS chỉ ra cách tiếp cận là theo 7 kết quả đầu ra; chỉ ra trách nhiệm cụ  của từng chủ  quản lý trong các hành động để đạt được kết quả, trong đó có nhóm công việc phải làm ngay; xác định các nhiệm vụ trọng tâm. NECDS cũng đưa ra 6 cải cách cần ưu tiên để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm gồm:

+ Tăng cường các dịch vụ về sức khoẻ, gia đình, bà mẹ và trẻ em.

+ Hỗ trợ nhóm trẻ dễ bị tổn thương.

+ Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ, cộng đồng về tầm quan trọng của tuổi thơ.

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển trẻ thơ.

+ Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho phát triển trẻ thơ và đa dạng hoá các dịch vụ hỗ trợ gia đình.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và hệ thống thông tin tốt hơn.

2. Đưa chiến lược vào cuộc sống

Hiện tại Australia có 6 tiểu bang (New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria, Tây Úc) và 2 lãnh thổ (lãnh thổ thủ đô Canberra, lãnh thổ phía Bắc). Theo quy định của luật pháp, tính tự chủ trong điều hành kinh tế - xã hội giữa các tiểu bang, vùng lãnh thổ đối với liên bang rất cao. Tuy vậy, sau khi phê duyệt, NECDS được triển khai đồng bộ và khá thống nhất trên toàn bộ liên bang. Qua khảo sát của chúng tôi ở Canberra, QueenslandVictoria cho thấy Chính phủ liên bang đã có một chiến lược triển khai rất bài bản, chặt chẽ và toàn diện. Mới chỉ nửa năm kể từ ngày chiến lược được phê duyệt, nhưng ở đâu cũng cảm nhận được cái không khí "tiền hô hậu ủng", "trên lệnh dưới thi hành" rất đáng khâm phục.

2.1. Chương trình dạy trẻ mới với triết lý giáo dục xuyên suốt

Chương trình được ban hành dưới dạng khung (early years learning framework) với phương châm cơ bản là trẻ vừa học vừa chơi; điểm xuất phát của chương trình là cho các em được học làm người ngay từ thuở còn thơ, với mục tiêu là thân thương, hiện hữu và thành nhân (belonging, being and becoming) và được mô tả:

- Thân thương là nền tảng cho đời sống mãn nguyện. Trẻ thơ cảm thấy được nuôi dưỡng ấm áp trong vòng tay yêu thương của gia đình, của cộng đồng, được hưởng suối nguồn văn hoá và tình cảm quê hương.

- Hiện hữu là cảm giác như đang sống tại chính nơi đây, vào chính lúc này. Tuổi thơ là giai đoạn kỳ diệu của đời người, trẻ em cần được hưởng thời kỳ thơ ngây trong cuộc đời - là thời gian vui chơi, tìm hiểu sự vật mới lạ xung quanh và hồn nhiên trong sáng.

- Thành nhân là quá trình nhận thức và phát triển tính cách mà mọi đứa trẻ đều trải qua. Ngay từ lúc bé trẻ bắt đầu hình thành, cảm nhận được ý thức về bản thân, từ đó hình thành cá tính và nhân cách khi trưởng thành.   

Chương trình được xây dựng và thử nghiệm, đánh giá bởi những người giàu kinh nghiệm như nhân viên dạy trẻ (tại các trường mầm non), các học giả (từ các trường đại học), các bậc cha mẹ và nhân viên chăm sóc trẻ (tại các trung tâm trẻ em và gia đình). Nhân viên dạy trẻ được chủ động sử dụng khung chương trình để dạy trẻ sát hợp với lớp học, nhưng phải hướng tới 5 mục tiêu nhằm giúp trẻ: ý thức rõ ràng về bản thân mình; nhận thức được thế giới xung quanh; ý thức rõ ràng về đời sống an lành; tự tin và chủ động học hỏi; phát triển năng khiếu giao tiếp tốt.

Tìm hiểu tại các trường và các trung tâm chăm sóc trẻ cho thấy chương trình mới đi vào cuộc sống rất đa dạng, linh hoạt, nhưng thống nhất trong một triết lý chung là trẻ vừa học vừa chơi, tôn trọng sự phát triển của cá nhân, trong một môi trường tự nhiên và mấu chốt là yêu trẻ. Trẻ ở trường chơi theo sở thích riêng, tự do tưởng tượng và sáng tạo với trò chơi; người dạy trẻ đóng vai trò theo dõi, hướng dẫn và định hướng. Thiết bị dạy học là những thứ gần gũi với đời sống thực của trẻ, điều quan trọng không phải là đắt tiền mà là có sức gợi mở trí tưởng tượng cho trẻ, tạo cho trẻ được nhiều cách chơi. Quan niệm về an toàn hay những thách thức mà trẻ có  đối mặt: không phải là loại bỏ thách thức hay những gì mất an toàn, mà là dạy cho trẻ biết cách đối mặt với chúng, giúp trẻ có được năng lực tự phòng tránh, hoà nhập với môi trường sống hàng ngày, từ đó mà tạo ra môi trường an toàn cho bản thân. Các tình huống của cuộc sống như chống nắng cho da, xây dựng công trình, lau dọn nhà cửa, đóng vai các thành viên trong gia đình... đều được đưa nhẹ nhàng vào trò chơi, tạo ra một cảm giác thân thiện và hoà nhập.

Một điều quan trọng nữa là đi từ cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu đến trường nuôi dạy trẻ... đâu đâu cũng thấy sự nhất quán về nhận thức, thống nhất trong hành động, tạo ra niềm tin mãnh liệt về sự hiện hữu của chương trình mới trong đời sống trường học.

2.2. Phát triển số lượng

Phát triển trẻ thơ được hiểu theo nghĩa rất rộng, không chỉ đơn thuần là giáo dục trẻ thơ, do vậy phát triển số lượng được giải quyết theo hướng xã hội hoá, cho mọi người, với sự phối hợp của nhiều cơ quan, cộng đồng, nhà trường và gia đình. Tất cả trẻ em đều được hưởng các dịch vụ về y tế, chăm sóc dinh dưỡng (trước và sau khi sinh ra) và được chuẩn bị tốt trước khi tham gia vào giáo dục phổ thông. Vì vậy về số lượng, NECDS chỉ nhấn mạnh việc thực hiện phổ cập mẫu giáo 4 tuổi.

Chính phủ liên bang nhận ra rằng tỷ lệ trẻ 4 tuổi được giáo dục một cách chính quy để đạt trình độ phổ cập còn quá thấp, nên đã đưa ra chỉ tiêu khá gay gắt: thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo 4 tuổi trong toàn Liên bang đạt 29% (2009), 36% (2010) và 95% (2014). Nội dung, giải pháp phổ cập:

- Thực hiện chương trình mới 15 giờ/tuần và 40 tuần/năm.

- Đảm bảo đủ giáo viên cho các lớp phổ cập.

- Xây dựng các loại hình giáo dục mầm non: trường mẫu giáo độc lập và các trung tâm chăm sóc trẻ.

- Chi phí đảm bảo hợp lý, không cản trở tham gia học tập của trẻ em, đặc biệt là trẻ em người thổ dân, đối tượng khó khăn.

- Chính quyền các bang và vùng lãnh thổ đều ký cam kết với Hội đồng địa phương để triển khai thực hiện.

- Để thực hiện phổ cập, Chính phủ liên bang cấp 970 triệu đô la trong 5 năm. Trong đó: 955 triệu hỗ trợ các bang và vùng lãnh thổ, 15 triệu cho nghiên cứu và tập hợp dữ liệu đánh giá. Ngoài ra, các bang và vùng lãnh thổ đều phải dành thêm ngân sách để triển khai; tùy theo điều kiện cụ  của mình để lựa chọn những điểm tốt, phù hợp nhất của chính sách áp dụng vào địa phương, nhằm bảo đảm mục tiêu chung về phổ cập.

2.3. Tăng cường chất lượng giáo dục và các dịch vụ

Hệ thống dịch vụ phát triển trẻ thơ ở Australia có khác nhau giữa các vùng, nhưng cơ bản được đưa vào trong 9 chương trình (nhóm hoạt động) sau: chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giáo dục và chăm sóc trẻ thơ (trường mầm non, dịch vụ chăm sóc trẻ); các quy định, quy tắc về dịch vụ trẻ em; dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật hoặc chậm phát triển; tạo ra một sự khởi đầu tốt đẹp cho trẻ; đầu tư vào trẻ em; nhóm hỗ trợ cha mẹ học sinh và nhóm vui chơi; dinh dưỡng trong trường học; và chăm sóc trẻ ngoài giờ học.   

Cùng với việc ban hành chương trình mới, Chính phủ liên bang cũng đã ban hành chuẩn chất lượng quốc gia về giáo dục trẻ thơ gồm 7 lĩnh vực, 20 chuẩn và 57 yếu tố. Có 5 mức độ trong thang đánh giá chất lượng và quy định chu kỳ đánh giá tương ứng cho từng loại mức độ.

Số lượng dịch vụ trẻ em được cấp phép rất nhiều và đa dạng, nhưng được thực hiện một cách tự giác, với sự phối hợp quản lý rất chặt chẽ, chuyên nghiệp, trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh. Chẳng hạn ở bang Victoria có tới 4.000 dịch vụ được cấp giấy phép. Chúng được thực hiện và quản lý bởi Hội đồng trẻ em của bang, cơ quan tư vấn phát triển trẻ thơ, Bộ Giáo dục và Phát triển trẻ thơ, 79 hội đồng địa phương, các tổ chức dịch vụ cộng đồng và các tổ chức dịch vụ trẻ em.

2.4. Điều kiện và biện pháp thực hiện chiến lược

a. Nguồn tài chính:

Ngân sách hỗ trợ cho phát triển trẻ thơ được phân bổ về cơ sở nuôi dạy, tính trên đầu trẻ, không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Mức hỗ trợ chia theo đối tượng, khác nhau ở các bang (ví dụ ở Queensland hỗ trợ 100% đối với trẻ em dân tộc, nông thôn 75%, thành phố 50%). Nguồn kinh phí do chính quyền liên bang, các tiểu bang cấp và các tổ chức xã hội, gia đình đóng góp; trong đó ngân sách nhà nước (bang, tiểu bang) khoảng 60% - 70%. Cơ cấu hỗ trợ cho các mục tiêu của chính phủ cũng khác nhau, chẳng hạn năm 2010 ở bang Victoria chính phủ hỗ trợ ngân sách 65% chi phí nhà trẻ, 50% chi phí cho chăm sóc chung bà mẹ trẻ em và 100% cho chăm sóc bà mẹ trẻ em lưu động; 100% cho chương trình can thiệp sớm; 100% y tế trường học; 30% cho các lớp giữ trẻ ít giờ, không thường xuyên.

Về học phí, nhà nước không quy định khung thu. Các cơ sở giáo dục trên cơ sở tình hình cân đối thu chi của mình và khả năng đóng góp của gia đình để quyết định mức thu phù hợp. Mức thu thường tính theo ngày, bao gồm cả tiền ăn, khá cao và được công khai thu - chi đến gia đình. Công tác quản lý thu - chi tự giác cao và minh bạch.

Việc huy động các nguồn lực khác của xã hội ngoài ngân sách nhà nước cũng rất hiệu quả. Các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có một mối quan hệ mật thiết với chính quyền, các cơ sở mầm non và đóng góp một nguồn lực đáng kể cho bậc học này.

b. Đội ngũ lao động

Tầm nhìn dài hạn là xây dựng một lực lượng lao động làm việc với trẻ thơ có tay nghề cao, chuyên nghiệp; có  hỗ trợ về y tế, học tập và phát triển cho tất cả trẻ em. Bốn mục tiêu cụ  là: bố trí đủ số lượng; xây dựng lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp, có quyết tâm học tập và nâng cao tay nghề; cung cấp lao động biết phối hợp đa năng, biết làm việc với gia đình để đáp ứng các nhu cầu của trẻ; và giúp người lao động làm việc với trẻ thơ có được một sự nghiệp mà họ thấy thoả mãn. 

Yêu cầu về chuẩn đào tạo của giáo viên, nhân viên tại các cơ sở nuôi, dạy, chăm sóc trẻ: 50% nhân viên giáo dục có bằng cao đẳng trở lên, các nhân viên còn lại phải có ít nhất chứng chỉ THPT; cơ sở có từ 25 - 59 trẻ phải có một giáo viên trình độ cử nhân. Các cơ sở dịch vụ gia đình, cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ học cũng phải áp dụng tương tự. Định mức lao động: cơ sở giữ trẻ cả ngày hoặc trường mầm non, nhóm trẻ dưới 3 tuổi là 1 lao động/4 cháu, nhóm trẻ từ 3 - 5 tuổi là 1/11; nhóm trẻ gia đình là 1/7.

c. Đa dạng mô hình dịch vụ

Để thực hiện các dịch vụ đa dạng, Australia chủ trương đa dạng hoá mô hình tổ chức dịch vụ. Cụ , có các loại:

- Trường mẫu giáo, thực hiện việc dạy trẻ.

- Mô hình chăm sóc trẻ cả ngày (long day care), chăm sóc không thường xuyên (occasional care) và chăm sóc tại gia đình (family day care).

- Cơ sở chăm sóc sức khoẻ mẹ và cháu, chuyên thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

- Cơ sở dịch vụ can thiệp sớm đối với nhóm trẻ chậm phát triển.

- Các trung tâm gia đình và trẻ em, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, tư vấn cho gia đình và cộng đồng về phát triển trẻ thơ.

- Ngoài ra có các chương trình khác hỗ trợ trẻ em, phụ huynh, gia đình, cộng đồng như tổ chức các nhóm vui chơi, hướng dẫn nuôi dạy con...

d. Kế hoạch hoạt động

Kế hoạch triển khai với những biện pháp dễ nhớ, mang tính chỉ định thực hiện và khả thi cao. Chẳng hạn, bang Victoria đề ra kế hoạch triển khai với 3 lĩnh vực và 5 hành động:

- Lĩnh vực 1 là cải thiện hệ thống chăm sóc, giáo dục trẻ thơ có 2 hành động. Hành động 1: xây dựng các dịch vụ trẻ thơ bảo đảm cung cấp một môi trường chất lượng cao cho học tập, y tế và phát triển; Hành động 2: đề ra và đưa vào áp dụng những sáng kiến mang tính đổi mới.

- Lĩnh vực 2 là đối tác với phụ huynh và cộng đồng, gồm 2 hành động. Hành động 3: hỗ trợ tối đa gia đình, phụ huynh, cộng đồng đủ sức đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi của trẻ em và của chính gia đình, cộng đồng; Hành động 4: gia tăng cơ hội tham gia vào các dịch vụ phổ thông cho tất cả trẻ em.

- Lĩnh vực 3 là cải cách lực lượng lao động, có một hành động (Hành động 5): tăng cường sức mạnh của đội ngũ lao động tham gia vào quá trình phát triển trẻ thơ.

* *

Với kinh nghiệm của Australia, thiết nghĩ chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý báu để triển khai chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, theo Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của

L.K.T

Các tin khác