1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sử dụng tranh ảnh trong dạy học

SỬ DỤNG TRANH ẢNH TRONG DẠY HỌC

TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

TS.BÙI THANH TRUYỀN

          Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Huế

1. Tranh ảnh - một phương tiện trực quan đắc lực trong dạy học Tiếng Việt tiểu học 

Cho đến nay, sau gần 5 năm thực hiện đồng bộ chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt tiểu học mới(1), phần lớn giáo viên đã nhận thấy những ưu điểm nổi trội của bộ sách là: có tính hiện đại về nội dung, phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực tự giác học tập, khả năng tư duy của học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. Sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ, chú trọng hình thành đồng bộ bốn kĩ năng đọc - nghe - nói - viết cho người học cũng là những cách tân tích cực. Xét về hình thức và phương pháp lên lớp, hệ thống tranh ảnh thuyết minh cho nội dung bài học, việc đề cao tính chủ động của giáo viên khi sử dụng phương tiện trực quan này là một phương diện quan trọng góp phần đem lại tính ưu việt của bộ sách.

Nói một cách đơn giản "tranh ảnh" tức là hệ thống hình ảnh (có  vẽ hay sang chụp) hỗ trợ, minh họa rõ hơn cho nội dung bài học.  Đây là một dạng kênh hình đặc biệt, có  tồn tại ở nhiều dạng: cố định (trong SGK) và di động (ngoài SGK). Mối quan hệ biện chứng giữa  tranh ảnh (tức kênh hình) với các kiến thức về Tiếng Việt (tức kênh chữ) có cơ sở khách quan từ  những tiền đề ngôn ngữ học, tâm lí học và giáo dục học cụ , đặc biệt đối với ngôn ngữ của các dân tộc có biến hóa hình thái. Khách quan mà nói, chú trọng sự song hành giữa các kiến thức ngôn ngữ và hệ thống tranh ảnh minh họa trong dạy học Tiếng Việt là một nhân tố  hiện rõ quan điểm tích cực của đội ngũ biên soạn trên cơ sở "tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới"(2). Sự hiện diện của những bức tranh, hình ảnh có tính thẩm mĩ, phù hợp với năng lực cảm nhận, suy tưởng của trẻ thơ đã có tác dụng rất lớn trong việc kích thích giác quan người học, giúp học sinh liên tưởng đến nội dung trình bày trong bài học nhằm phát triển đồng thời 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết. Đây cũng là minh chứng cho thấy tính hiện đại trong dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay.

2. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học Tiếng Việt - cái nhìn từ thực tiễn

Căn cứ vào nguồn khai thác, có  chia hệ thống tranh ảnh hiện nay thành hai loại: Trong và ngoài SGK. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Với dụng ý tìm kiếm sự hoàn thiện, nên ngoài những yếu tố tích cực nêu trên, ở phần này,  chúng tôi sẽ hướng trọng tâm tìm hiểu những nhược điểm trong bản thân của chúng và ngay trong cách sử dụng của người dạy. Cụ thể là:

2.1. Tranh ảnh trong SGK

Khi sử dụng hệ thống tranh ảnh này, với những bài học, thậm chí tiết học quan trọng (có đồng nghiệp, cấp trên dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi,...), người dạy thường ít sử dụng trực tiếp từ nguồn SGK do chúng không đủ lớn, tính trực quan chưa cao, kém hiệu quả dạy học. Vì thế, nếu không có bộ tranh ảnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, đa phần họ thường "tái chế" chúng theo hai cách:

+  Photo phóng to, rồi căn cứ vào tranh gốc để vẽ màu lại;

+ Scan (quét) vô máy tính rồi phóng to, in màu ra. Trường hợp này dễ dàng, nhanh gọn hơn nhưng cũng tốn kém hơn.

Tuy nhiên, xuất phất từ những khiếm khuyết của tranh ảnh gốc nên dẫu có "sáng tạo" theo kiểu nào, các sản phẩm thế hệ "F1" này vẫn còn rất nhiều điều băn khoăn. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ lấy SGK Tiếng Việt 1 làm ví dụ. Có  thấy tranh ảnh trong cả hai tập của bộ sách này vẫn còn những bất cập sau đây:

- Tranh không làm nổi bật được nội dung cần truyền đạt (ở kênh chữ); ý nghĩa khá mơ hồ, đôi khi phải đọc nội dung mới biết được thông điệp ẩn tàng đề cập trong tranh. Nghĩa là ở đây, tác dụng định hướng cho kênh chữ - một trong những yêu cầu tối quan trọng của chức năng kênh hình - đã không thực hiện đầy đủ. Do thiếu những tính chất này, khi dạy học, không ít lúc giáo viên phải giảng dạy khá áp đặt, gượng gạo. Chẳng hạn: SGK muốn học sinh nhận ra từ "hè" nhưng lại đưa ra một bức tranh đặc tả cận cảnh những người đang tắm ở hồ bơi. Vì thế, không ít thầy cô, khi sử dụng tranh này để hỏi học sinh, phần lớn các em đều trả lời: Nhìn vào tranh chỉ thấy những người đi... tắm. Đó là chưa kể những băn khoăn về tính phổ quát của nó, bởi ở miền Nam, miền Tây Nam Bộ, đâu phải người ta chỉ đi tắm hồ (sông) khi đến... hè (bài 6, tr.15, tập 1). 

- Tranh không đảm bảo tính thẩm mĩ, rườm rà; yếu tố chính không được chú trọng; tính trực quan thấp, thậm chí phản trực quan

Về nguyên tắc, tranh ảnh cần bảo đảm yêu cầu trước hết là phải làm nổi bật những gì giáo viên định tác động đến học sinh (theo nội dung, yêu cầu của bài học). Nói khác đi,  chúng phải làm cho sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động... gắn liền với từ, câu, đoạn... ứng dụng dễ dàng tác động ngay vào giác quan của trẻ lớp 1, khiến đối tượng được đề cập đến trong kênh chữ dễ tách ra, nổi bật lên giữa những cái bao quanh nó để dễ nhận diện. Căn cứ trên yêu cầu này, sẽ dễ thấy, với một số tranh, tính trực quan cũng là vấn đề đáng quan ngại. Tranh "giỏ cá" (bài 24, tập 1, trang 51), theo chúng tôi, là tranh không rõ, thiếu tính thẩm mĩ, trong khi ai cũng biết đây là vật khá xa lạ với học sinh, nhất là các em ở thành phố. Cách  hiện tranh như thế dễ khiến trẻ tưởng nhầm: thấy cái gì na ná như ... cái quạt đều là... giỏ cá! Với tranh vẽ đàn chim ngói (bài 77, tập 1; trang 157), kênh chữ "mặc áo màu nâu" độc giả sẽ dễ nhận thấy sự  hiện trong kênh hình; nhưng chi tiết "chân đất hồng hồng" thì khó mà có sự đồng thuận, bởi cả 6 chú chim đều có đôi chân ... đen thủi đen thui!

Hạn chế dễ nhận thấy từ những bức tranh này là chúng không chú trọng đặc tả các chi tiết chính gắn liền với nội dung kênh chữ. Bên cạnh đó, tính thẩm mĩ của yếu tố chính lại không cao, yếu tố phụ trợ thì bắt mắt, lại có kích cỡ vượt trội. Nếu phóng to lên, điều này càng dễ nhận thấy hơn, vì thế hiệu quả dạy học càng... giảm xuống. Tranh vẽ quả bưởi và múi bưởi (với từ ứng dụng: múi bưởi) (bài 35, tập 1, tr.72) là một trường hợp điển hình:

-  Tranh thiếu tính sư phạm, tính giáo dục

Bức tranh "Bữa cơm" (bài 62, tập 1, tr.127), tính sư phạm có "vấn đề" rất rõ: Trong bữa ăn, cả 4 người (bà, ba, mẹ và cậu em trai) đều ngồi dưới nền nhà, sum vầy vui vẻ; chỉ cô con gái lại... hồn nhiên đứng cầm bát đũa ăn cơm.

Một vài bức tranh chụp cảnh thực tuy có tính cụ thể, sinh động, gần gũi với người học nhưng để đạt đến chất lượng của yêu cầu về tính sư phạm, giáo dục thì cũng cần xem lại. Chẳng hạn chủ đề luyện nói "Xếp hàng vào lớp" (tập 2, bài 87, trang 11) nhưng bức tranh (cận cảnh) lại  hiện cảnh một lớp học đi vào lớp chẳng thẳng lối ngay hàng, đã thế học sinh còn khoác tay, trêu ghẹo nhau thoải mái. Nếu nhìn vào tranh để luyện nói thì chẳng biết thông điệp của bài học có được học sinh tiếp nhận theo chiều hướng tích cực được không? Còn bức tranh với chủ đề "Em thích đọc truyện" (tập 2, bài 100, trang 37) thì chụp ảnh một em học sinh nữ đang say mê đọc truyện, cách thức cầm sách không đúng: phần bên phải cuốn sách gấp cẩu thả ra phía sau, như thế thì còn gì là sách, và những lời hướng dẫn, khuyên nhủ cách cầm sách cho học sinh lớp 1 mà giáo viên thường nhắc nhở trên lớp phỏng có mấy tác dụng? 

2.1. Tranh ảnh ngoài SGK

Đây là loại đồ dùng dạy học được giáo viên, nhất là ở những địa phương có điều kiện thuận lợi như thị xã, thành phố, ưa chuộng và quen sử dụng để lên lớp hiện nay bởi lẽ:

- Có  tìm kiếm một cách dễ dàng từ nhiều nguồn: internet, thực tế cuộc sống,...

- Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh,...) tạo điều kiện cho người dạy dễ khai thác, tái thiết kế, chia sẻ, sử dụng, bảo quản,...

- Gọn nhẹ, linh hoạt, kích thích hứng thú học tập của học sinh, đáp ứng tốt một số yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.

 Thế nhưng, do không nắm rõ đặc trưng của nó (giúp học sinh nắm các tinh hoa của tiếng mẹ đẻ thông qua phần lớn các văn bản ngôn từ giàu giá trị thẩm mĩ), vô tình người dạy đã chuyển hóa ngôn ngữ văn học sang... ngôn ngữ hội họa một cách cơ học, đi lệch, đi xa mục tiêu bài học. Có không ít giáo viên dạy bài vần "uyêt" (Tiếng Việt 1, tập 2, tr.38) đã đưa bức tranh Duyệt binh ra giảng say sưa trong hơn 10 phút về khái niệm, các nội dung liên quan, cách thức tiến hành hoạt động này,... Trong khi bức tranh ở đây chỉ có vai trò kích thích hứng thú của học sinh, gợi ra cho các em nói được từ "duyệt binh" là từ chứa vần cần học mà thôi. Một cô giáo khác dạy bài Sầu riêng (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 34) đã rất công phu sưu tầm các hình ảnh bắt mắt liên quan đến loại cây này. Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cứ đến đoạn nói về thân, hoa, quả,... giáo viên lại chiếu bức ảnh tương ứng, được phóng to, rõ nét, khá đẹp, sinh động và say sưa miêu tả, phân tích. Đến nỗi, do dạy cho học sinh miền Trung, đa phần xa lạ với "đặc sản" Nam Bộ đó, nên nhiều em không nén nỗi xuýt xoa, nuốt... nước bọt, rồi bình phẩm, trêu chọc nhau. Rõ ràng, ngay từ đầu, người dạy đã chưa  nhận thấy sự khác nhau giữa việc thưởng thức hoa quả bằng... ngôn từ với hoạt động ăn uống, nhìn ngắm thông thường ở các "thực khách" nhỏ tuổi. Cũng thế, với các câu ca dao trong bài Cảnh đẹp non sông (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97), nhiệm vụ của người dạy chủ yếu là tạo điều kiện để học sinh "du lịch" qua nhiều thắng cảnh đặc trưng của mỗi vùng miền bằng phương tiện ngôn từ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm. Qua đó, giáo dục các em lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy ở trẻ mong muốn học giỏi để sau này xây dựng Tổ quốc giàu đẹp chứ không chỉ ngắm nhìn những tranh ảnh giàu tính nghệ thuật được trình chiếu liên tục về thị trấn Đồng Đăng, phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, đền Trấn Vũ, Tây Hồ, đèo Hải Vân, hòn Hồng, vịnh Hàn, v.v... Sự vận dụng sai lệch lợi thế của công nghệ thông tin như thế cũng đã làm mất đi vai trò quan trọng của phương pháp giao tiếp - cốt lõi của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tiểu học theo chương trình mới. Trong suốt cả tiết học, sự tương tác giữa thầy và trò dường như ít diễn ra; bởi đa phần thời gian cả người dạy lẫn người học đều cùng nhìn về một hướng: màn hình!

3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh trong dạy học Tiếng Việt tiểu học

Muốn bảo đảm nguyên tắc trực quan trong vận dụng tranh ảnh để dạy học môn Tiếng Việt, chúng tôi cho rằng, một nhân tố tiên quyết là phải giải quyết ổn thỏa những bất cập nêu ra ở trên. Cụ  là:

3.1. Đối với SGK

Là phương tiện học tập quan trọng nhất, không  thiếu đối với người học, nơi cụ  hóa chương trình học tập của môn học, hệ thống tranh ảnh trong SGK vì thế phải đạt chuẩn về mọi mặt. Muốn vậy, theo chúng tôi, việc thiết kế hệ thống tranh ảnh phải chú trọng tiêu chuẩn gọn rõ, đơn giản, không rườm rà, đặc biệt phải gắn liền với nội dung kiến thức ngôn ngữ Tiếng Việt cần truyền đạt cho người học. Tranh ảnh từng bài phải làm nổi bật yếu tố trung tâm đồng thời cũng nên in màu cho tất cả, không nên sử dụng tranh đen trắng. Tất cả các tranh trong SGK đều có bộ tranh ảnh xuất bản kèm theo để giáo viên tiện sử dụng khi cần.

3.2. Đối với giáo viên

- Cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn, thiết kế, sử dụng tranh ảnh cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh địa phương mình công tác, với nội dung và yêu cầu bài học... chứ không nên rập khuôn, máy móc. Muốn vậy, trước hết người dạy phải nắm được mục đích, đặc trưng của từng kiểu bài, thậm chí từng phần trong mỗi bài học. Trong tiết Học vần, giáo viên cần chú trọng hướng học sinh nhiều hơn đến mô hình vần, tiếng chứ không phải sa đà vào các chi tiết của tranh. Trong tiết Kể chuyện, tài liệu trực quan cơ bản phải là nội dung của câu chuyện  hiện qua lời kể chân thực, sinh động, hấp dẫn của giáo viên... Với tiết Tập đọc, phương tiện hữu hiệu nhất phải là chính bài văn, ngôn từ của nó, vì chúng ta cần dạy bài văn để làm cho học sinh thấy vẻ đẹp của ngôn từ chứ không phải dạy bức tranh. Những tranh ảnh minh họa cho bài Tập đọc chỉ nên dùng để giới thiệu bài, gây hứng thú cho học sinh. Ví như "Đây là bức tranh cây hoa phượng/ cây sầu riêng/ sông Vàm Cỏ Đông/ sông Hương,... Còn bây giờ cô (thầy) và các em sẽ cùng đọc bài "Hoa học trò"/ "Sầu riêng"/ "Vàm Cỏ Đông"/ "Dòng sông mặc áo"... để xem (chúng) nó đã được (các) nhà thơ (nhà văn) Xuân Diệu / Mai Văn Tạo / Hoài Vũ / Nguyễn Trọng Tạo vẽ lên bằng lời như thế nào nhé." Nếu quá lệ thuộc vào tranh ảnh (có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại), đôi khi hiệu quả còn kém xa so với việc sử dụng một phương tiện xưa như... cổ tích mà tiện dụng vô cùng: Ngôn ngữ bằng lời - một phương tiện trực quan quan trọng nhất của người thầy. Ví như, thay vì chiếu hình ảnh toàn cảnh về cây sầu riêng để giới thiệu bài, thầy cô cũng có  kích thích, tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh bằng một câu đố về quả sầu riêng: "Cô đố các em: Quả gì tên gọi khác thường - Ngọt ngon lại bảo "buồn thương" riêng mình?"... À, đây là quả sầu riêng, một loại đặc sản của miền Nam. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu loại cây mang đặc trưng của vùng đất Nam Bộ này qua sự miêu tả của nhà văn Mai Văn Tạo trong bài tập đọc Cây sầu riêng".

- Đặc trưng của từng khối lớp cũng cần phải lưu tâm thích đáng. Với lớp 1, giáo viên cần chú ý sử dụng tranh ảnh minh họa phù hợp với từng dạng bài sao cho kích thích được sự hứng thú của học sinh, kéo trẻ đi vào nội dung bài học. Với dạng bài Làm quen với âm và chữ, chúng ta có  sử dụng một cách linh hoạt phần tranh minh họa cho chữ ghi âm và dấu thanh mới ở SGK. Ví dụ: cho học sinh nhìn tranh, tập phát âm từ mới, tìm âm, thanh mới hoặc cho các em quan sát tranh, nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh; tìm thêm tiếng, từ ngữ tương tự. Với nội dung Luyện nghe - nói trong dạng bài Dạy - học âm, vần mới, giáo viên dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tùy theo trình độ học sinh, nhằm đạt được yêu cầu: nói về chủ đề trong SGK, chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm vần chưa học. Với các lớp còn lại, chỉ nên sử dụng tranh ảnh khi người dạy đã có nhiều cố gắng mà vẫn chưa  giúp học sinh hình dung ra sự vật, hoạt động, tính chất phản ánh trong từ; hoặc để vào bài được tự nhiên, tạo  hứng thú bước đầu cho người học, hoặc sử dụng ở cuối bài để các em có  so sánh hai hình tượng: một được tạo nên từ chất liệu ngôn từ - nghệ thuật, một tồn tại trong thực tế cuộc sống. Nếu sử dụng tùy tiện, tràn lan, mục tiêu bài học, môn học sẽ khó đảm bảo.

- Với các từ mới mẻ, xa lạ, khó hiểu với học sinh (thậm chí cả với người dạy!) mà SGK chưa giải nghĩa hoặc chưa có tranh ảnh đi kèm: lũy tre, rì rào, gọng vó, râm bụt, nhởn nhơ, quây quanh, sừng sững, khẳng khiu, chi chít, nhễ nhại, lúi húi, quấn quýt, nông gia, cà cuống, niềng niễng, xập xành, bọ muỗm, la đà, khẳng khiu, sân chim, chim chích bông, liên liến, nườm nượp, nục nịch, ủ lửa, sông Thu Bồn, lơ lửng v.v..., việc thiết kế, sử dụng phù hợp các tranh ảnh tương ứng với chúng để giúp học sinh dễ dàng nắm "cái được biểu đạt" của từ là một giải pháp thiết thực, khoa học. Điều này càng hữu dụng đối với những từ bị giải thích sai hoặc không sát nghĩa, hay tù mù, đánh đố người học kéo theo nội dung, giá trị thẩm mĩ của bài học bị giảm sút không ít như cựa, hồng mao, mái chèo (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 61, 69), bưu điện (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 8)(3).

*     *

*

Sử dụng tranh ảnh trong dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay xem ra vẫn còn là chuyện chưa có hồi kết. Chú trọng, đề cao vai trò của tranh ảnh, đồng thời nỗ lực rèn luyện những kĩ năng, phương pháp dạy học phù hợp là trăn trở của hầu hết giáo viên, nhà giáo dục, đội ngũ quản lí... Vấn đề sẽ khả quan hơn nếu có sự gắn kết giữa các nhân tố: nội dung chương trình SGK, hệ thống đồ dùng, thiết bị học tập được trang cấp hay do chính giáo viên sưu tầm, thiết kế, và quan thiết hơn cả là nghệ thuật sư phạm trong khai thác tính năng ưu trội của phương tiện dạy học của người thầy.

Huế, tháng 03 – 2010

B.T.T

Các tin khác