1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tết Trung thu

TẾT TRUNG THU- TẾT CỦA TUỔI THƠ

TRẦN HOÀNG

Theo lịch âm dương (mà ta vẫn quen gọi là âm lịch), một năm ở nước ta có đến 12 cái tết và mỗi cái tết mang một bề dày lịch sử, một nội dung, một ý nghĩa khác nhau. Tết Trung thu, với người Việt, từ xưa đến nay là một trong những cái tết được coi trọng trong năm.

Ở Trung Quốc, từ thời Chu, người Hán đã có tục lễ cúng vào đêm rằm tháng 8. Thời Đường, tập tục thưởng nguyệt tối Trung thu đã rất thịnh hành. Đến đời Tống, tết Trung thu chính thức định hình. Bánh Trung thu được làm theo hình tròn của mặt trăng trở thành một món quà được nhiều người yêu thích. Từ thời Minh Thanh đến nay tục lệ ngắm trăng, ăn bánh, ăn cơm đoàn viên đã phổ biến ở khắp các vùng miền của đất nước Trung Hoa (1).

Trong dân gian có một câu chuyện khá thú vị về nguồn gốc tết Trung thu. Chuyện kể rằng: Thuở xưa, ở một làng miền núi Trung Quốc, năm nào cũng bị một con sư tử rất lớn, rất hung dữ về quấy phá. Hàng chục người đã bị nó bắt ăn thịt. Để tránh cái họa này, theo sự thỏa thuận giữa 2 bên, mỗi năm, vào tháng 8, dân làng phải nộp cho sư tử một nam hoặc nữ thanh niên. Năm ấy, đến phiên một cô gái nhà nghèo phải nạp mình cho thú dữ. Biết mình sắp phải vĩnh biệt làng quê, và từ nay cha mẹ mình sẽ không có ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già, sức yếu, cô gái không cầm được nước mắt. Tiếng khóc thảm thiết của cô đã lay động cả tâm can thần rết. Thần bò ra an ủi cô gái và khuyên cô gái cứ bình tâm, thần sẽ có cách giúp cô thoát nạn. Khi sư tử vừa xông vào nhà định bắt cô gái đưa về rừng thì thần rết đã nhanh chân bước tới bất ngờ cắn mạnh vào đùi ác quỷ. Mãnh thú đau đớn ngã nhào xuống; đầu đập phải cái cối xay thóc đang quay tít mù, bị vỡ làm đôi. Cô gái nghèo hiếu thảo bình yên, sư tử bị giết, dân làng hết đỗi vui mừng. Họ cắt đầu sư tử mang đi diễu khắp làng, loan tin cho mọi người hay rằng: từ nay thôn xóm sẽ được sống vui vẻ, yên lành, không còn phải lo bị nạn thú dữ nữa. Sự kiện chúa sơn lâm bị thần rết trừng trị diễn ra đúng vào đêm rằm tháng Tám. Vì vậy, hàng năm, cứ đúng vào đêm này, dân các làng lại tổ chức lễ đón trăng, múa sư tử (hoặc múa lân) để cầu chúc một cuộc sống tốt đẹp, an lành.

Ở Việt Nam, theo văn bia chùa Đọi (Hà Nam), từ thời Lý, tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động văn hóa rất hấp dẫn như rước đèn, đua thuyền, múa rối nước v.v… Sách "Tang thương ngẫu lục" của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ (thế kỷ 18) cũng ghi lại cảnh đón tết Trung thu cực kỳ lộng lẫy ở cung vua, phủ chúa thời Lê Trịnh.

Thực ra, tết Trung thu có nguồn gốc từ nhận thức về vũ trụ, từ công việc làm ăn và cuộc sống của người Á Đông. Trong triết học cổ đại, người phương Đông kính trọng cả mặt trời và mặt trăng, một trong những biểu tượng âm- dương kỳ vĩ của vũ trụ. Họ xây dựng lịch pháp cơ bản dựa theo sự tuần hoàn của mặt trăng quay quanh trái đất. Trăng là biểu hiện của âm tính, là biểu trưng cho sự sáng trong, sự thuần hậu và dịu dàng của nữ giới, của người mẹ, người vợ. Trăng đem đến sự trong lành, sáng sủa cho mọi nhà, mọi người. Trong năm, trăng rằm tháng Tám là trăng đẹp nhất, viên mãn nhất. Lúc này, thời tiết cũng đã dịu mát sau những tháng hè nắng mưa thất thường, gay gắt... Công việc gieo lúa, trồng khoai cũng đã tạm xong. "Muôn vật thảnh thơi" (Lời ghi trên bia chùa Đọi 1121). Hoa quả trong nương, trong vườn nhiều thứ cũng đã đến mùa thu hoạch: na, ổi, thị, xoài, bưởi, hồng… thứ nào cũng ngon, loại nào cũng sẵn…

Trời xanh, gió mát, trăng rằm tròn đầy và trong sáng nhất trong năm. Đây là dịp để các gia đình tổ chức lễ tế cúng vái thần linh, tổ tiên cùng những người đã khuất và cầu chúc cho cuộc sống được an lành, cho vụ lúa tháng 10 bội thu. Hơn thế nữa, qua sách "Thái bình hoàn vũ ký", chúng ta còn được biết: Người Việt thuở xưa cứ mùa thu đến là mở hội giao duyên, trai gái ưng ý nhau thì kết thành đôi lứa, tạo dựng hạnh phúc gia đình…

Tết Trung thu, nhà nhà lễ cúng gia tiên và kính biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô bằng rượu trà, chè xôi, bánh kẹo, hoa trái… để bày tỏ lòng biết ơn và sự hiếu thảo của cháu con đối với những người mà mình yêu kính. Đêm đến, dưới ánh trăng thanh, các cụ già, nhất là những người có chữ nghĩa rất thích tụ hội bên nhau, uống rượu, ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ. Nhiều áng thơ văn nổi tiếng viết về mùa thu của các danh sỹ nước ta trong hơn ngàn năm qua chắc chắn là có không ít tác phẩm được sáng tác trong dịp này. Ví như ba bài thơ thu nổi tiếng của thi hào Nguyễn Khuyến (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) mà ta hằng biết.

Đêm trăng Trung thu cũng là đêm các em thiếu niên, nhi đồng thường quây quần trước hiên nhà, giữa sân đình… vui chơi, nhảy múa, ca hát. Chúng đem bánh kẹo, hoa quả từ nhà ra cùng ăn uống với nhau. Chắc chắn từ điều này mà cái tết Trung thu ở nước ta dần dần có thêm một nội dung mới là làm vui cho trẻ nhỏ, là hướng về con cháu tuổi mẫu giáo, thiếu niên, nhi đồng. Người ta làm cho các em đèn kéo quân, đèn ông sao, tổ chức cho các em rước đèn quanh thôn xóm; múa lân, múa sư tử để các em được vui; bày cỗ Trung thu dành riêng cho trẻ nhỏ. Mâm cỗ Trung thu thế nào cũng có bánh Trung thu (một loại bánh chỉ có trong lễ này), kẹo bột, cam, quýt, bưởi, thị, hồng… Ngồi quanh mâm cỗ là các em cùng thôn, cùng xóm, hoặc là bà con láng giềng của nhau, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, gái trai. Các em hồn nhiên vui chơi ca hát, ăn bánh kẹo, hoa quả, khi tan hội còn được mang một phần nhỏ quà bánh về nhà… Đặc biệt, nhiều nơi còn trao tặng các em ông tiến sỹ làm bằng giấy màu với lời chúc vào năm học mới các em sẽ là những trò giỏi, con ngoan. Những việc làm của các gia đình, làng bản, phường phố dành cho thiếu nhi trong dịp tết Trung thu là sự thể hiện tấm lòng yêu thương của các bậc ông bà, anh chị, thầy cô, của toàn xã hội đối với lứa tuổi măng non… Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, từ những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ (1946- 1954), trong nhiều tết Trung thu đã viết thư thăm hỏi, chúc mừng, động viên các cháu chăm chỉ học hành, làm nhiều việc tốt:

- Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng.

                                (Thư Trung thu- năm 1951)

- Chín tết Trung thu

Tám năm kháng chiến

Các cháu khôn lớn

Bác rất vui lòng…

(Gửi các cháu nhi đồng nhân dịp tết Trung thu 1953)

Tết Trung thu, với những nội dung và ý nghĩa như đã nói ở các phần trên, đúng là một cái tết mang giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà tính chất dân tộc.

T.H

Các tin khác