1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thơ viết cho ngày khai trường

THƠ VIẾT CHO NGÀY KHAI TRƯỜNG

HOÀNG THỊ THU THỦY

1. Ngày khai trường là ngày háo hức nhất với học sinh còn cắp sách đến trường. Viết về ngày khai trường thường ở thể tự sự (hồi kí, bút kí, nhật kí, kí sự, tùy bút… Câu thơ của Đỗ Trung Quân khiến cho ta rung động, xao xuyến: Ngày khai trường áo lụa gió thu bay, thì cũng chỉ là bất chợt, vì cảm xúc chủ đạo là Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, nghĩa là hạ đến, thu về, chứ chưa giành hẳn trang thơ cho ngày khai trường.

2. Tìm kiếm thơ cho ngày khai trường mới nhận ra rằng thơ viết ít bởi lẽ ngày khai trường là háo hức, là chờ đợi, là mong ngóng, là chuẩn bị: Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ( ). Thiêng liêng và cảm động là vậy, nhưng phút giây đó ngắn quá, chưa đầy một buổi, mà rồi sau thời gian ngắn ngủi đó là cả một nỗi lo toan. Những ngày đầu năm học biết bao môn học mới, biết bao bạn bè chưa quen, biết bao thầy cô giáo mới…những bận rộn đó đưa ngày khai trường trở về với kí ức, để rồi bất chợt bừng dậy: Lại vọng về tiếng trống trường náo nức / Chở bâng khuâng từ một chốn xa nào / Trong trẻo quá màu nắng ngày khai giảng / Bao năm rồi ta vẫn thấy nôn nao..( ). Lại vọng về, chứ không phải đang vang lên tiếng trống khai trường. Thời gian quá khứ trở về gợi lên cái nôn nao: Tùng! Tùng! Tùng! Ba tiếng trống thân quen, ta cứ ngỡ ngày khai trường năm cũ, cũng lác đác rơi những chiếc lá bàng đã chuyển sang màu đỏ, tháng ngày qua thành kỷ niệm trong đời ( ). Nhớ và hồi ức, và kỉ niệm: Nhớ thuở ấy, trường quê chưa có cổng / Mùa thu mở cửa đón chúng tôi vào / Nắng mật ong rót ngọt nồng ước vọng / Tiếng chim chuyền cành thấp thoáng vòm cao ( ). Biết bao người ao ước trở lại thời tuổi nhỏ để được sống lại với những rung động, háo hức của ngày khai trường: Biết tuổi thơ có trở lại hai lần? / Để tiếng trống chiều nay thêm thương nhớ / Tôi như chiếc lá bàng sau bão gió / Đợi âm thầm hình bóng tuổi xưa yêu ( ).

Không gian ngày khai trường định hình trong những dòng thơ là nắng, là gió, là tiếng trống trường, âm vang. Không gian đó còn vương chút nắng hè, lá bàng đỏ và vài cánh phượng hồng còn sót lại: Trường vui những tiếng cười đùa / Trò trong áo trắng, vẫn mùa Phượng rơi/ Trên tay sách vở Thầy ơi / Vào niên học mới cho lời ấm thân / Nghiêng đầu trước lớp trên sân, / Chuông vang đã điểm nhanh chân lối vào ( ).

Thời gian đã là quá khứ, là kỉ niệm, là hồi ức với biết bao nhung nhớ: Ta muốn trở về ngày ấy, trường ơi, để được giận, được hờn dù chỉ là vô cớ, để thoáng buồn vu vơ tan nhẹ, chiều tan trường được lặng lẽ đứng chờ ai ( ). Biết là kỉ niệm, là ngùi thương nên ai cũng háo hức cho ngày khai trường, rồi ngậm ngùi cất giữ vào tâm hồn những kỉ niệm khó quên: Gọi mùa trống trường nữa là kỷ niệm / Vẳng lòng ta mỗi lúc bước chân qua / Để tìm mãi trong rợp trời áo trắng / Bóng một người mới đấy đã rất xa ( ).

Gọi mùa trống trường nữa là kỉ niệm, biết bao tiếng trống khai trường đã đi vào kỉ niệm trong kí ức tuổi học trò? Thì ra, ngày khai trường không chỉ là tiếng trống khai hội, mà vẫn có bóng một người mới đấy đã rất xa, cũng như tà áo lụa vấn vương trong chiếc giỏ xe của nhà thơ Đỗ Trung Quân.

3. Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường… Câu văn của Thanh Tịnh đã đi vào tâm tưởng của biết bao học sinh cắp sách đến trường. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được… Nhà văn Lí Lan đã ghi lại tâm trạng của mình vào ngày khai trường của con, thế mới biết cả xã hội đều quan tâm đến ngày khai trường, đều xem đó là ngày thiêng liêng, ngày đẹp nhất của tuổi học trò…

Ngày đầu tiên, lớp đầu tiên là háo hức, chộn rộn, là mừng rỡ, lo âu… rồi mỗi năm lại một lần chờ đợi lá thu rơi, chờ tiếng trống khai trường năm ấy: Lại thấy tuổi mình xa chút nữa / Thuở em ngẩn ngơ đếm lá rụng sân trường / Thuở mái tóc dài bắt đầu vương bối rối / Còn giật mình trước một lời thương ( ). 

Thì ra, ngày khai trường đi vào thơ ca không chỉ với thời gian kí ức, mà còn với thời gian kỉ niệm, kỉ niệm của cái nhìn bối rối, của những sợi tơ trời vương trong mắt ai: Sân trường ơi, tà áo trắng tinh khôi, ta khờ khạo đứng nhìn bên cửa sổ, hai lúm đồng tiền để cho ai trộm nhớ và hồi hộp đợi hồi âm từ lá thư cùng me, cóc dưới hộc bàn( ). Những dòng thơ văn xuôi trôi chảy trong tiềm thức đẹp như nắng mai, như sương chiều của cái tuổi học trò mộng mơ với má lúm đồng tiền, với áo trắng tinh khôi… Ôi cái thuở dại khờ sao đáng yêu đến vậy, ước được một lần trở về với kỉ niệm xưa, được lắng nghe trái tim mình thổn thức, tiếng trống trường cùng những trái bóng bay đưa học sinh vào niềm háo hức của một mùa học hành, thi cử bội thu…

Nhớ về ngày khai trường là cái cớ để nhớ về tuổi học trò tinh nghịch, đáng yêu. Hoàng Trọng Muôn đưa người đọc trở về với sự trẻ trung, hồn nhiên, ngây thơ, dại khờ: Lớp học ơi, bao kỷ niệm chứa chan, những ngày mưa, cả bọn chụm đầu vốc nước té nhau cười tung toé. Mưa tinh nghịch đùa vương làn tóc nhẹ,  ta mải chơi trốn tìm bị "vồ ếch" chỗ đầu hiên... Và chợt nhận ra mình lớn từ lúc nào không biết, trường học, thầy cô, bạn bè đưa mỗi học sinh lớn lên về tâm hồn, trí tuệ. Những hiểu biết, những kiến thức đã đi cùng năm tháng, cùng tiếng trống khai trường ngân vang với tiếng thu của đất trời dịu ngọt: Chúng tôi lớn chẳng ngờ mình khôn lớn / Tấm bảng xoá những trò chơi táo tợn / Phác hoạ ngổn ngang bao toan tính chuyện đời / Hồn nhiên xưa đã tuột khỏi tay rồi / Hỡi ngòi bút lá tre bay xào xạc / Vắng bạn bè, buồn vui giờ cũng khác / Phép toán nào cho nắng gội mưa chan / Nỗi nhớ về thăm gõ nuối tiếc xuống bàn / Kỉ niệm giật mình ngỡ ngàng thức dậy / Viên bi sứt - tuổi thơ lăn tung tẩy / Tôi đây mà, giọt mực tím mồng tơi! ( )

Tiếng trống xui nhớ nôn nao trường cũ / Thơ gieo vần bát ngát sắc vàng thu…Tiếng trống khai trường không chỉ vang vọng trong tâm hồn những học sinh cắp sách đến trường, còn vang vọng trong tâm hồn dân tộc. Nhà thơ Xuân Miễn đã sử dụng thể thơ luật Đường -

một thể thơ nghiêm ngặt về vần, luật để viết về ngày khai trường thì không chỉ là dịp để nhà thơ bày tỏ cảm xúc náo nức, rộn ràng, mà còn là cách để thể hiện cảm xúc thiêng liêng trong ngày trọng đại nhất của toàn thể nhân dân, dân tộc. Hãy lắng nghe tiếng trống khai trường để chờ đón những đổi thay lớn lao trong nền giáo dục của nước nhà: Trống trường đã điểm tiếng ngân vang / Lớp lớp học sinh thẳng lối hàng / Hùng tráng Quốc ca ngời ước nguyện / Thiêng liêng cờ đỏ ánh vinh quang / Thầy cô tâm huyết truyền tri thức / Trò học nhiệt tình mở tiếp trang / Lịch sử hào hùng dân tộc Việt / Khai trường nhộn nhịp tựa xuân sang (Viết nhân ngày khai trường năm học 2008-2009)…

H.T.T.T

Các tin khác