1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trò chơi dân gian và những hoài niệm

TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM
VỀ MỘT THỜI ĐÃ XA

VÕ VĂN DẦN

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ở thời trai trẻ, ít nhiều cũng từng biết đến hoặc có chơi các trò chơi dân gian. Nơi ấy, ta tìm thấy sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, sự vui tươi, trẻ trung. Tâm hồn tuổi thơ cũng được "lớn lên" từ đó. Nào là bắn bi, kéo co, đánh căng, trốn tìm. Nào là nhảy dây, đẩy gậy, đi cà kheo... Tất cả có sức cuốn hút đến lạ thường. Trẻ thơ ở các làng quê ngày ấy sau những giờ học mệt nhọc, sau những buổi lao động phụ giúp gia đình chỉ biết tìm đến các trò chơi mộc mạc, dân dã.

Thuở xưa, làm chi có sân chơi, bãi tập sạch sẽ, tiện nghi như bây giờ. Trẻ em ở làng quê có thể chơi ở bất cứ nơi đâu: Cái sân đất trước thềm nhà hay đầu xóm, đồng ruộng hoặc trên các con đập, triền đê...

Còn nhớ hòn bi trong trò chơi bắn bi là những trái vú sữa khô tròn đi nhặt ở sân nhà hàng xóm hoặc những viên bi xe đã bị người ta vất bỏ. Trốn tìm ở bụi chuối sau hè hoặc nơi những luống bắp xanh ngát, bạc ngàn xa thẳm. Đi cà kheo trên những thân cây sắn cao to, cứng cáp và phải có mắt. Bước đi trên cây cà kheo như thấy mình bỗng cao hơn, lớn hơn và được thỏa thích ngắm nhìn vườn tược, mây trời.

Ngày ấy, mấy đứa con trai cũng rất thích và chơi nhảy dây chung với con gái. Dây là những sợi dây chuối khô được nối lại rất chắc chắn hoặc thân cây thù địch được rút từ bụi rậm sau vườn đem hun khói cho dẻo. Chiều chiều trên cánh đồng quê bạt ngàn, gió thổi vi vu, trẻ em từ khắp các xóm ùa ra thả diều. Cánh diều là những mảnh giấy loại được ghép lại một cách tỉ mỉ, công phu. Chính những cánh diều năm xưa đã mang bao ước mơ và "nuôi dưỡng" tâm hồn của biết bao tuổi thơ lớn khôn từng ngày: Ông Hồ Doãn, một Việt kiều thành đạt ở Mỹ, mỗi lần có dịp về thăm quê (Phú Mậu, Phú Vang, TTHuế) đều dành thời gian ra thăm cánh đồng và được nhìn thấy tụi trẻ ríu rít thả diều... trông ông như được sống lại một thời xa thẳm?

Thời học tiểu học, tôi còn nhớ như in: Giờ ra chơi hoặc trong những tiết sinh hoạt lớp, các thầy cô giáo như Đỗ Thị Hoa, Bùi Thanh Thanh, Phạm Qui Từ... đã tổ chức cho các tổ hoặc phối hợp các lớp chơi các trò chơi dân gian như kéo co, đi cà kheo, đánh căng... "Ai khéo tay sẽ được thưởng", phần thưởng là những tràn vỗ tay giòn như pháo nổ hoặc những trái đào trái ổi... của chính các thầy cô chủ nhiệm hái từ vườn nhà đem đến. Đội thắng cũng chia ổi cho đội thua cùng ăn và tất cả đều rất hào hứng và vui sướng lắm!

Ngày ấy, mỗi cô học trò nghèo ở trường làng đều ao ước và nhận thức rõ rằng: từng ngày đến trường là từng ngày vui sướng, từng ngày mong đợi!

Sân trường ngày ấy hầu hết đều là sân đất nên rất thuận tiện cho thầy trò tổ chức chơi đánh căng. Bộ căng được học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà chủ yếu được làm từ thân cây vông vì gỗ vông nhẹ nên khi đánh bay được xa, hơn nữa nếu trúng phải ai thì cũng không gây ra thương tích. Chơi đánh căng thật đơn giản: đào một lỗ dài bằng gang tay, sâu khoảng 10cm, đầu này đánh, phía đầu kia thầy giáo đứng để xác định điểm rơi của căng cho chính xác. Chơi xong lấp đất trả lại nguyên trạng cho sân trường, vào lớp đứa nào cũng vui vẻ và rất "khí thế" để tiếp thu bài vở.

... và giờ đây, tất cả chỉ còn trong ký ức và những hoài niệm về một thời đã xa!

Trẻ em hôm nay bị cuốn hút vào các trò chơi được coi là "hiện đại" như chơi game, bắn nhau bằng súng phun nước hoặc phun đạn cao su thật nguy hiểm. Giờ ra chơi ở sân trường đã trở nên đơn điệu và tẻ nhạt hơn nhiều?

Vậy, tàm thế nào để các trò chơi dân gian "sống lại"?

Đây là câu hỏi chưa có lời đáp, đang đặt ra cho các cơ quan chức năng, các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu và tìm hướng đi thích hợp. Gần đây, sở Giáo dục & Đào tạo TT Huế cũng đã có công văn về các trường học yêu cầu: Khuyến khích học sinh chơi các trò chơi dân gian. Thiết nghĩ nếu khuyến khích không thôi sẽ chưa phải là liều thuốc đủ mạnh để cho các trò chơi dân gian quay trở lại trong các trường học như vốn có của nó. Bởi lẽ, khuyến khích sẽ dẫn đến các yếu tố như tính tự giác và thiếu tự giác, thích hay không thích hoặc "đầu voi đuôi chuột"... Ngành nên sớm có biện pháp khả thi để các trường triển khai các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi, trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặt khác, các trường phải xem đây là một trong các tiêu chí để xếp loại thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm của các lớp và các giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách. Trong các ngày lễ của dân tộc như thành lập Đoàn (26/3), Quân đội nhân dân (22/12), thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5)..., các trường cần tổ chức thi các trò chơi dân gian giữa các khối, lớp. Trong các hội thao nghi thức đội cấp - cụm, huyện hoặc tỉnh, ngoài kiến thức xoay quanh về Đoàn Đội thì cũng nên lồng ghép một vài trò chơi dân gian vào cuộc thi và phải có tổng kết hàng năm để kịp thời biểu dương các đơn vị có cách làm hay, có hiệu quả thiết thực.

Hy vọng với cách làm trên, dần dần học sinh sẽ cảm thấy thích thú và tự giác tìm đến các món ăn tinh thần của tuổi trẻ, lúc đó, mỗi chúng ta sẽ mỉm cười về những trò chơi truyền thống của dân tộc đang được hồi sinh.

V.V.D


Các tin khác