1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Về với Hòa Mỹ

VỀ VỚI HÒA MỸ
CHIẾN KHU XƯA

NGUYỄN VĂN HOÀ GV.
Trường THPT Hai Bà Trưng

Sau gần 2 tháng chiến đấu giam chân quân Pháp trong thành phố Huế kể từ ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Đầu năm 1947, quân Pháp ở Huế được tăng viện mạnh - cuộc kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Nhằm bảo toàn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 5 tháng 2 năm 1947, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế ra chủ trương tạm thời rút các lực lượng ra khỏi thành phố Huế. Ngày 25 tháng 3 năm 1947, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế họp phiên bất thường tại Nam Dương, Quảng Điền, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ. Hội nghị kết luận: "Mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng ta không thể mất dân, chết cũng không rời cơ sở, chúng ta nhất định thắng". Hội nghị quyết định chọn Hòa Mỹ làm căn cứ địa kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế. Hòa Mỹ thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung tâm thành phố Huế khoảng 35km - 40km về phía Tây Nam. Là một vùng núi rừng, khe suối rộng lớn, có lợi thế dựa lưng vào dãy Trường Sơn, khả năng bảo toàn, phát triển và xây dựng lực lượng cách mạng rất thuận lợi, có đủ các yếu tố về địa thế của một chiến khu cách mạng. Chiến khu Hòa Mỹ dần dần được củng cố, bố phòng, phân ranh, phân tuyến. Bộ phận tiền phương của trung đoàn Trần Cao Vân về đóng tại đây. Chiến khu Hòa Mỹ phân ra từ tiểu chiến khu 1 (CK 1) đến tiểu chiến khu 7 (CK 7) mỗi tiểu chiến khu có một đơn vị đóng, cụ thể chiến khu 1 là đơn vị vũ trang, tương tự các chiến khu khác là Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến, Bệnh viện, Công an… mỗi chiến khu cách nhau khoảng 1 giờ 30 phút đi bộ, song được liên kết chặt chẽ với nhau qua công tác giao liên. Năm 1947, Bí thư Phân khu ủy Bình Trị Thiên Nguyễn Chí Thanh và Bộ chỉ huy đóng bản doanh ở đây. Từ năm 1947 đến 1954 đây là căn cứ của lực lượng vũ trang Trị Thiên. Chiến khu Hòa Mỹ nằm trong hệ thống liên hoàn của Phân khu Bình Trị Thiên (Hòa Mỹ, Câu Nhi, Ba Lòng) ra Tuyên Hóa, Quảng Bình và Khu IV. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), từ chiến khu này quân và dân ta đã tổ chức đánh tiêu diệt, đẩy lùi nhiều đợt càn quét của giặc. Năm 1967, Hòa Mỹ là nơi đặt cơ sở nghiên cứu bệnh sốt rét ở chiến trường của Giáo sư bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Hòa Mỹ nằm trong địa phận xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền là đoạn cuối nhánh đường 71 của đường Hồ Chí Minh trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, là đường tiến công của xe tăng, pháo, cùng các đơn vị bộ binh giải phóng các huyện Bắc Thừa Thiên Huế (3/1975). Hình thành thế bao vây địch trong thành phố Huế tạo điều kiện tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 26/3/1975. Chiến khu Hòa Mỹ đã đi vào văn học với tiểu thuyết nổi tiếng "Tuổi thơ dữ dội" (Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989) của nhà văn Phùng Quán - nguyên là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân) khi ông mới 13 tuổi - câu chuyện kể về cuộc đời của các chiến sĩ nhỏ ở độ tuổi 13 - 14 tuổi trong đội "Thiếu niên trinh sát" của trung đoàn Trần Cao Vân, trong bối cảnh những ngày đầu Huế kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỉ XX. Mặc dù, tiểu thuyết có hư cấu nhưng một số nhân vật trong tiểu thuyết là có thật và được lấy từ các đồng đội của nhà văn Phùng Quán với bối cảnh Thừa Thiên Huế trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại, trong đó có chiến khu Hòa Mỹ... tiểu thuyết đã được chuyển thể sang điện ảnh với bộ phim cùng tên - "Tuổi thơ dữ dội" (Giải Bông Sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam năm 1990) của đạo diễn Vinh Sơn - Hãng phim Giải Phóng. Hòa Mỹ đã trở thành địa danh bất khuất trong lịch sử chiến tranh vệ quốc của quân và dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Về với Hòa Mỹ 35 năm (1975 - 2010) sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất không ai còn nhận ra mảnh đất này một thời là chiến khu ác liệt, nếu không gặp tượng đài chiến thắng Hòa Mỹ ngay ngã ba thôn Lưu Hiền Hòa, trung tâm xã Phong Mỹ. Phong Mỹ hiện nay được hình thành trên cơ sở Chiến khu Hòa Mỹ xưa. Từ Thị trấn Phong Điền, theo tỉnh lộ 15 lên Phong Mỹ chưa đầy 15km, đường nhựa uốn lượn giữa bạt ngàn màu xanh của cao su, tràm, keo đang vào độ khai thác. Cao su đang là cây vàng ở Phong Điền. Quan niệm vùng sâu, vùng xa… dường như không còn đối với người dân Phong Mỹ, bởi điện, đường, trường, trạm… khang trang như một thị trấn sầm uất. Hòa Mỹ ngày nay không chỉ là điểm đến của các lễ hội hành hương về nguồn, với một số di tích lịch sử như Bia Đồn Đất đỏ, Đường 71 - Hồ Chí Minh… tiềm năng du lịch, sinh thái lý tưởng như Khe A Dong, Khe Me…; tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa Hy, Vân Kiều; thăm thú Khu Bảo Tồn thiên nhiên Phong Điền… là tour du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hấp dẫn cho du khách. Đặc biệt là Khe Me, một dòng suối chảy qua các lèn đá đổ từ núi cao xuống sông Ô Lâu còn hoang sơ. Dòng nước tạo thành những dòng thác trắng xóa đổ từ trên cao xuống các vũng nước sâu, mát lạnh. Hai bên suối là cánh rừng nguyên sinh… thật nên thơ. Hãy về với Hòa Mỹ - chiến khu xưa để hồi tưởng một thời hào hùng của quê hương và cảm nhận những đổi thay, nét đẹp trên chiến khu xưa Hòa Mỹ.

N.V.H

Các tin khác