1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chợ hoa Quý Mão

BÁC HỒ ÐẾN THĂM CHỢ HOA TẾT QUÝ MÃO

THANH TRANG

Hưng Yên

Ngày 24 tháng 1 năm 1963, do tháng chạp thiếu niên hôm đó là ngày 30 Tết Quý Mão, Bác Hồ đến thăm chợ hoa Tết ở Hà Nội.

25 năm làm Chủ tịch nước, 24 cái Tết Bác đón xuân cùng dân tộc. Từ Tết độc lập đầu tiên- 1946 cho đến ngày Tết cuối cùng trong đời- 1969 thì đây là lần duy nhất Bác đi thăm chợ hoa Tết Nguyên đán.

Đóng vai ông già nhà quê, Bác cùng "con trai và cháu trai"- chiến sĩ cảnh vệ Phạm Văn Xoàn và Phạm Đinh đi chợ sắm Tết. Để chuẩn bị cho chuyến đi chơi được bí mật và an toàn, hóa trang là công việc quan trọng và phải rất chi tiết. Hôm đó là ngày đẹp trời, mưa xuân lất phất. Bác mặc bộ quần áo gụ đã bạc màu, bên ngoài khoác áo mưa. Trời ít rét hơn mọi năm, Bác quàng chiếc khăn len mỏng quấn nhiều vòng che kín bộ râu, đội chiếc mũ cát sáu múi mà nhiều người thường dùng thuở ấy, chân xỏ bít tất, đi dép cao su.

Thời gian ấy, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đời sống nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. Nông dân ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận vận chuyển nông sản về bán ở chợ Đồng Xuân- Bắc Qua rồi mua lá dong, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương... Từng đoàn xe thồ từ Nhật Tân mang biết bao đào cảnh, đổ về phố Hàng Lược, Hàng Mã, vườn hoa Hàng Đậu... Những cành, những cây đào bích, đào phai, đào ghép mai, đào thế... thật đẹp.

Bác vào chợ Đồng Xuân- Bắc Qua, thăm các gian hàng phục vụ Tết: Quầy quần áo may sẵn, quầy bánh mứt kẹo, quầy thực phẩm... rồi Bác đến chợ hoa. Nhìn người Hà Nội ăn mặc đẹp, người mua bán tấp nập, Bác vui lắm.

Năm ấy hợp thời tiết, hoa được mùa, hoa nào cũng đua sắc: hoa hồng, hoa thược dược, hoa loa kèn, hoa đào... Cả mấy đường phố như dòng sông hoa. Người Hà Nội có thú đi chợ hoa xuân, nhất là ngày 30 Tết. Đang đi trên hè phố đầy hoa, Bác bỗng ngồi xuống bên gánh hàng hoa, chọn xem một bó hoa huệ. Hai chiến sĩ cảnh vệ bị bất ngờ, tỏ ra lúng túng.

Kế hoạch đưa Bác đi thăm chợ Tết được Cục cảnh vệ chuẩn bị kỹ lưỡng, trình lên Bộ Công an duyệt. Đích thân Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn xem xét, duyệt các phương án. Những người đi chợ Tết hôm ấy rất đông và đủ các thành phần: Cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên, người nội trợ... Ai cũng ghi nhớ khuôn mặt và dáng hình của Bác nên công việc hóa trang dù kỹ càng đến đâu cũng chỉ có tác dụng khi Bác đi ngang qua hoặc ghé vào nhanh chóng qua một nơi nào đó. Bây giờ nhỡ Bác ngồi lâu trước gánh hàng hoa thì khả năng có người nhận ra Bác là rất lớn. Giả sử một ai đó bất ngờ nhận biết, sung sướng nói to lên: "Bác Hồ, Bác Hồ" thì lập tức cả khối người đông đúc đang chen vai thích cánh sẽ rùng rùng chuyển động. Ai mà chẳng muốn một lần trong đời được đứng bên cạnh Bác, được thấy Bác rõ hơn. Biết Bác đi thăm chợ Tết, có thể hàng ngàn người sẽ xô đẩy, giẫm đạp lên nhau. Trong tình huống ấy, nếu có hàng trăm công an có mặt cũng không cản nổi sóng người...

Ngày ấy chưa có phương tiện thông tin hiện đại để thông báo tình huống, thỉnh thị cấp trên mà chỉ nhờ vào chính kinh nghiệm tích lũy được và trí thông minh, tháo vát của chiến sĩ cảnh vệ. Trong cái khó ló cái khôn, hai cận vệ liền ngồi thụp xuống theo. Đồng chí Xoàn cũng cầm bó hoa hỏi giá, đồng chí Đinh tìm cách đánh lạc hướng của chị bán hoa. Chị bán hàng nói giá bán bó hoa, đồng chí Xoàn chỉ trả giá bằng một phần ba, như vậy cuộc mua bán sẽ không thành, người bán hoa tập trung đến đồng chí Xoàn. Ba ông cháu đứng lên, rời đi chỗ khác.

Trên đường ra nơi tập kết, ba ông cháu yên lặng bước. Khi ngồi trên xe, Bác nói với đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, đại ý: Chợ của ta bây giờ nhiều hàng hóa mà giá cả lại rẻ, sức mua của dân khá. Bác chưa đồng ý thái độ thiếu hòa nhã của người bán hàng quầy thực phẩm trong chợ Đồng Xuân. Quay đồng chí Xoàn, Bác nói: Đi chợ mà trả giá như chú thì cả ngày cũng không mua được gì.

Qua câu chuyện, đồng chí Xoàn cho biết Bác rất yêu hoa. Trong các loài hoa thì Bác đặc biệt yêu thích hoa huệ. Khi đã trở thành Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh vệ, kể lại câu chuyện trên, thiếu tướng Phạm Văn Xoàn vẫn còn nuối tiếc: Giá mình cứ mua bó hoa huệ ấy thì Bác sẽ vui biết bao nhiêu...

Các tin khác