1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO

Thủ tục xét tặng nhà giáo nhân dân

08/08/2012

Thủ tục Xét tặng nhà giáo nhân dân
 Nơi tiếp nhận hồ sơ:
 Tên đơn vị:  -Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
 Địa chỉ:  22 Lê Lợi, Tp Huế
 Thời gian tiếp nhận:  Từ thứ 2 đến thứ 6 (Sáng: từ 8h00 đến 11h00, Chiều: từ 14h đến 16h30)
 Trình tự thực hiện:

 1. Đối với  tổ chức:

 Bước 1: Tổ chức hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định

 Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo.

 Bước 3: Nhận kết quả

 2. Đối với cơ quan thụ lý Thủ tục hành chính

 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì nhận và ghi phiếu hẹn trả.

 - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Cán bộ 1 của có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể một lần cho tổ chức hoàn thiện hồ sơ để nộp lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật)

Sáng: Từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 00

Chiều: Từ 14 giờ đến 16 giờ30.

 Bước 2: Chuyển phòng chuyên môn thụ lý

 Bước 3: Sau khi đã thẩm định Sở Giáo dục Đào tạo gửi hồ sơ lên Hội đồng xét duyệt tỉnh xem xét.

 Bước 4: Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, danh hiệu Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước quyết định

 Bước 5: Trả kết quả hồ sơ

Thời gian trả kết quả:

Từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật)

Sáng: Từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 00

Chiều: Từ 14 giờ đến 16 giờ30.

 Cách thức thực hiện:

 -Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.

 Thành phần hồ sơ:
 1. Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân có dán ảnh 3x4; (Mẫu 1.1) (Bản chính)
 
 2. Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; (Mẫu 1.2) (Bản chính)
 
 3. Tóm tắt nội dung sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, công trình nghiên cứu khoa học từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;(Mẫu 1.3) (Bản chính)
 
 4. Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân (Bản chính)
 
 5. Danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (Bản chính)
 
 6. Biên bản kiểm phiếu bầu nhà giáo nhân dân (Bản chính)
 
 7. Báo cáo quá trình tổ chức xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú (Bản chính)
 
 8. Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân (Bản chính)
 
 Số lượng bộ hồ sơ:  02 bộ
 Thời hạn giải quyết:  45 ngày làm việc kể từ ngày thu nhận hồ sơ hợp lệ ngày ()
 Phí, lệ phí:  không
 Yêu cầu điều kiện:

 Tiêu chuẩn xét tặng Nhà giáo nhân dân:

  a. Đạo đức: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, yêu thương, chăm sóc, giáo dục học sinh, sinh viên;gương mẫu, thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên và đồng nghiệp noi theo.
 b.Có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục của dân tộc

 Đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, tính đến năm xét tặng từ 6 năm trở lên và trong thời gian đó được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng Huân chương lao động hạng ba trở lên,

 -Có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp có hiệu quả rõ rệt vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục,

 -Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị thành tập thể lao tiên tiến xuất sắc

 -Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xép hạng từ kh trở lên, tính từ sau năm được phong tặng Nhà giáo ưu tú:

 + Đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề; giáo viên trung cấp chuyên nghiêp, cơ sở dạy nghề:có nhiều sáng kiến, giải pháp công trình khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được hội động khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh đánh giá và xếp loại từ khá trở lên.

 + Đối với giảng viên các trường cao đẳng, đại học, các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang: là chủ biên nhiều giáo trình, chủ  trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hoặc chủ trì nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước được ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy, được hội động khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá và xếp loại tốt; đào tạo được nhiều tiến sĩ,

  + Đối với cán bộ quản lý giáo dục: có công trình nghiên cứu khoa học được hội đồng khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước  đánh giá từ khá trở lên , được ứng dụng có hiệu quả trong đổi mới phương pháp quản lý, được hội động khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước dánh giá từ khá trở lên, được ứng dụng có hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đã tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc.

 c. Có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội:

  - Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiên cứu khoa học và quản lý.

  - Có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng, của Nhà giáo ưu tú, là nhà giáo đầu tiên tiêu biểu được động nghiệp thừa nhận là giáo viên mẫu mực, được học sinh và nhân dân kính trọng.

 d.Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên.


 Đối với cán bộ quản lý và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; thời gian làm cán bộ quản lý, tham gia giảng dạy đủ số giờ theo quy định hiện hành vẫn được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

  Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, cán bộ, giáo viên được điều động đi công tác B,C trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định chung, thì thời gian công tác tại các địa bàn, điều kiện trên được quy đổi, nhân hệ số 1,33 và được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy khi xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
 Căn cứ pháp lý:

 - Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi, bổ sung năm 2005);

 - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

  - Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008 hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú;