1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi trung học phổ thông năm 2020 và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

Cập nhật lúc : 11:38 20/07/2020  
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi trung học phổ thông năm 2020 và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới
Ngày 18/7/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chuyến công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tinh hình phát triển giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi THPT 2020 và công tác chuẩn bị đổi mới sách giáo khoa phổ thông. Cùng tham gia đoàn công tác của Bộ trưởng có các Vụ, Cục trưởng Bộ.

Tiếp làm việc với Đoàn công tác Bộ trưởng có đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thi của tỉnh, Lãnh đạo Sở và các phòng ban, đơn vị trực thuộc và Phòng GD&ĐT các huyện thị xã, thành phố.

 

Tại buổi làm việc, sau khi nghe các báo cáo của tỉnh Thừa Thiên Huế, các ý kiến tham gia tại buổi làm việc đồng chí Bộ trưởng đánh giá cao công tác chuẩn bị của tỉnh; đánh giá cao kết quả đạt được của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế trong năm học vừa qua, trong đó đã có nhiều giải pháp đổi mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong bối cảnh giáo dục và đào tạo cả nước phải gồng mình chống chọi với dịch bệnh covid-19; công tác tập huấn chuẩn bị đổi ngũ thực hiện thay sách, công tác phối hợp với các sở ban ngành tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục, công tác truyền thông giáo dục… đồng chí Bộ trưởng cũng đặc biệt đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh chăm lo cho sự phát triển giáo dục của tỉnh; đánh giá cao việc quan tâm giáo dục đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là hết sức đúng đắn, phát huy lợi thế truyền thống kinh sư và thế mạnh của bề dày truyền thống Đại học Huế và các trường thành viên để xây dựng Huế là thành phố giáo dục. Về khắc phục những tồn tại hạn chế, đồng chí Bộ trưởng đề nghị trước hết tập trung chỉ đạo thật tốt kỳ thi THPT 2020 do tỉnh chủ trì, tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư giáo dục, đặc biệt là phải có giải pháp ưu tiên kêu gọi đầu tư, huy động nguồn xã hội hóa phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở tất cả các cấp bậc học, trước mắt, tập trung đẩy mạnh tư thục hệ thống cơ sở giáo dục mầm non...

 

Đối với những kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

 

1 là: Ban hành chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2030 và  tầm nhìn đến 2045 sớm hơn (chiến lược 2011-2020 trước đây ban hành muộn đến tháng 06/2012, nên việc triển khai các Kế hoạch của giáo dục địa phương thường hiệu quả thấp), trong đó xác điịnh và đưa mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục Việt Nam “ Trí tuệ, Đạo đức và Nghị lực”

 

2 là: Cần có chế độ khuyến khích giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa mạnh hơn để giáo viên yên tâm công hiến và gắn bó lâu dài với giáo dục vùng khó, góp phần rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng trong cả nước.

 

3 là: Sớm ban hành danh mục thiết bị tối thiểu các từ lớp 2 đến lớp 5 và đơn giá tạm tính để địa phương chủ động trong việc xây dựng dự toán hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. (theo Luật Ngân sách để bố trí kinh phí năm 2021 thì phải có dự toán vào tháng 7/2020, hiện nay Bộ GD&ĐT mới có dự thảo góp ý danh mục thiết bị tối thiểu lớp 2).

 

Quan tâm hỗ trợ giáo dục tỉnh

 

1 là: Đầu tư trường THPT chuyên Quốc học Huế là 1 trong 3 trường chất lượng cao của cả nước theo Quyết định 89/TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chu Văn An-Hà Nội, Quốc học Huế, Lê Hồng Phong - thành phố Hồ Chí Minh), trong đó trang cấp hệ thông cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng phát triển các năng khiếu trong trường chuyên, ngoài năng khiếu về văn hóa, như năng khiếu âm nhạc, hội họa, thể thao nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển toàn diện học sinh.

 

2 là: Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2020 về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong đó nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất chất và trang thiết bị dạy học thực hiện chương trình theo sách giáo khoa từ 2020 đến 2025 là 2.800 tỷ, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hỗ trợ  cùng với ngân sách địa phương hoàn thành tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

 

3 là: Đầu tư nguồn vốn phát triển cơ sở vật chất trường lớp học cho  các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi của huyện A Lưới và Nam Đông.

 

4 là: Quan tâm hỗ trợ kinh phí giúp tỉnh có điều kiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong giáo dục.

 

5 là: Quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và tạo điều kiện để Đại học Huế phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ chính trị.

 

Đồng chí Bộ trưởng nhất trí việc xây dựng Đề án Phát triển giáo dục cho hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, gửi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào kế hoạch ưu tiên hưởng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc miền núi theo Nghị quyết phát triển giáo dục miền núi đã được Quốc Hội phê duyệt và đề nghị lãnh đạo tỉnh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí làm việc cụ thể về đầu tư cũng như tham mưu Chính phủ đầu tư phát triển Đại học Huế phát triển đúng tầm là Đại học trọng điểm, đại học vùng của cả nước.

Thân Nguyên Khánh, Chánh Văn phòng

(Toàn văn báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục năm học 2019- 2020 trong file đính kèm)

Các tin khác