1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao"        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học       

Dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp đa phương tiện và việc vận dụng vào chương trình mĩ thuật cấp tiểu học hiện hành

Cập nhật lúc : 10:59 20/11/2014  
Dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp đa phương tiện và việc vận dụng vào chương trình mĩ thuật cấp tiểu học hiện hành
Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học, trong 2 ngày 06_07/11/2014 Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã tổ chức tập huấn cho 54 chuyên viên, giáo viên cốt cán dạy môn Mĩ thuật của 9 huyện thị tại Trung tâm Giáo dục Năng khiếu Văn Thể Mỹ.

Việc đổi mới phương pháp hiện nay là làm sao để học sinh phát huy được năng lực, phẩm chất của mình và điều đó được thể hiện trong nội dung, yêu cầu của tập huấn về dạy - học  Mĩ thuật, là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng quy trình mỹ thuật tương tác tích hợp giữa 5 nội dung (vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng và thường thức mỹ thuật).

 

Với phương pháp này, giáo viên đưa các quy trình giáo dục mĩ thuật dựa trên các chủ đề đồng thời mang tính tích hợp vào bài giảng và nêu bật vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong cuộc sống. Bên cạnh đó giúp học sinh phát triển các năng lực sáng tạo và giao tiếp bằng mỹ thuật, qua đó các em có cơ hội phát triển kỹ năng sống và các năng lực khác nhau như cảm thụ, nghiên cứu, trải nghiệm, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, tự đánh giá, cùng tạo lập và làm giau văn hóa của mình.

 

Điểm mới của dạy học theo phương pháp này thì môn học Mỹ thuật được đổi thành hoạt động mỹ thuật và hoạt động mỹ thuật được tổ chức gồm các hoạt động: Vẽ cùng nhau; Vẽ biểu đạt; Tạo hình dáng bằng vật liệu tìm được; tạo hình bằng điêu khắc; xây dựng cốt truyện; vẽ theo nhạc.

 

Nội dung dạy học được xây dựng thành 7 quy trình và mỗi quy trình được xây dựng bởi nhiều hoạt động. Cụ thể:

 

Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. Quy trình này có 6 hoạt động: Vẽ theo quan sát; Trưng bày ngân hàng hình ảnh; sáng tác tranh theo chủ đề; chia sẻ nội dung câu chuyện; tô màu làm phong phú câu chuyện; tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.

 
 Học viên đang tham gia thực hành Vẽ kí họa dáng

 Quy trình 2: Vẽ biểu cảm. Quy trình này có 4 hoạt động: Vẽ quan sát và vẽ không nhìn giấy; thảo luận về các đường nét biểu cảm; thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc; thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả.

 

Học viên đang tham gia thực hành Vẽ biểu cảm

 Quy trình 3: Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. Quy trình này có 5 hoạt động: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ theo giai điệu; từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc; lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tưởng; tạo sản phẩm trang trí như bưu thiếp, thiệp mời, bìa sách…; trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.

 

Học viên đang chọn những khung giấy trong bức tranh lớn

 Quy trình 4: Xây dựng cốt truyện. Quy trình này có 5 hoạt động: tạo hình dạng hình học cho nhân vật - xé, dán, nặn; giới thiệu các nhân vật tưởng tượng có tính cách; từ hình tượng độc lập, liên kết thành một nội dung chủ đề; hoàn thiện, sáng tạo và làm rõ nội dung chủ đề; trình bày và đánh giá.

Học viên đang tham gia thực hành Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện

Quy trình 5. Tạo hình 3D-tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được). Quy trình này có 5 hoạt động: khám phá chủ đề ví dụ “Nhà của em”; vẽ và tô màu “Nhà của em” theo trí nhớ; tạo ngôi nhà mơ ước bằng vật dụng tìm được; gắn ngôi nhà mơ ước vào khu dân cư; hoạt động mở rộng.

Học viên đang tham gia thực hành tạo hình với những vật liệu tìm được

Quy trình 6. Điêu khắc-Nghệ thuật tạo hình 3D (nghệ thuật sắp đặt/hoạt cảnh/biểu diễn và sắm vai). Quy trình tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy hoặc đất nặn hoặc sáp. Quy trình tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn và giấy bồi gồm có 4 hoạt động: quan sát dây thép uốn; từ tĩnh chuyển sang hình động; tạo hình khối trở nên sống động. Đối với hoạt cảnh với các nhân vật được nặn từ đất sét, đất nặn màu cũng gồm có 4 hoạt động:  đóng kịch dựa trên những hình mẫu tương phản; nặn hình khối tương phản bằng đất sét hoặc đất nặn màu; đưa các tác phẩm vào trong hoạt cảnh; trưng bày và thuyết trình về hoạt cảnh.

 

Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Quy trình này có 3 hoạt động: tạo sơ đồ tư duy với chhur điểm “trình diễn múa rối”; tạo hình con rối; diễn tập, biểu diễn và đánh giá buổi trình diễn múa rối.

Sản phẩm của giáo viên trong lớp tập huấn

Qua hai ngày làm việc nghiêm túc, các giáo viên cốt cán dạy môn mĩ thuật đã nắm nội dung của các quy trình giúp họ có được một phương pháp dạy – học mới để áp dụng vào chương trình Mĩ thuật hiện hành.

Trong thời gian tới, các Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên dạy môn Mỹ thuật cho đơn vị mình và Sở sẽ đến thăm một số hoạt động dạy học của giáo viên mỹ thuật khi về áp dụng tại trường tiểu học và tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học mô mỹ thuật cấp tiểu học.

 

Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học

Phan Văn Hải

Các tin khác