1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dạy học trên truyền hình - sự nổ lực, quyết tâm lớn của ngành vì mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học

Cập nhật lúc : 16:22 03/06/2020  
Dạy học trên truyền hình - sự nổ lực, quyết tâm lớn của ngành vì mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học
Trong thời gian học sinh phải nghỉ học ở trường để phòng chống dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị trực thuộc tăng cường các hình thức dạy học qua Internet, trên truyền hình giúp học sinh học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông năm học 2019-2020 đúng kế hoạch.

Với sự nổ lực cố gắng của các phòng chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, cùng với sự phối hợp, tạo điều kiện của Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), ngay từ giữa tháng 3 năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình TRT tổ chức ghi hình và phát sóng chương trình Dạy học trên truyền hình đối với 09 môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Tiếng Anh, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học), tiếp đó lần lượt là các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh cho học sinh khối 9 và môn Toán, Tiếng Việt cho học sinh khối 5.

 

Tính đến thời điểm học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid 19 (ngày 27/4/2020), các môn học có thi tốt nghiệp THPT của lớp 12 đã ghi hình và phát sóng được 14 tiết/môn, góp phần thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ trưởng “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.

 

Từ 27/4/2020 học sinh đã đi học trở lại bình thường trong điều hiện hoàn cảnh mới, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành “kho bài giảng số” giúp học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, việc dạy học qua truyền hình của ngành Giáo dục Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì cho đến trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT. Dạy học trên truyền hình trong giai đoàn này một số điều chỉnh về đối tượng, nội dung và thời gian phát sóng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Về đối tượng, chuyển từ dạy học cho học sinh ba khối lớp 5, 9 và 12 sang tập trung dạy học cho học sinh lớp 12. Về nội dung dạy học, chuyển từ dạy cung cấp kiến thức, kĩ năng mới theo phân phối chương trình sang tập trung dạy ôn tập, củng cố kiến thức, tăng cường luyện tập, làm bài tập.

 

Các tiết dạy học được phát sóng trên truyền hình được đánh giá là những bài giảng có chất lượng chuyên môn cao, được xây dựng bởi tập thể giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, là sản phẩm của trí tuệ tập thể dành cho các em học sinh; các em học sinh ngoài việc học và ôn tập trên lớp sẽ có thêm kho tư liệu dùng chung phục vụ tốt cho việc ôn thi của mình; đặc biệt sẽ rất cần thiết cho học sinh đang tự học để tham gia thi lại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.  

 

Trong thời điểm thời tiết nắng nóng, việc giáo viên vừa tham gia dạy học trên truyền hình vừa dạy học ở trường là điều khá khó khăn, vất vả cho đội ngũ giáo viên. Hiểu được những khó khăn vất vả đó, Ban Giám đốc đã luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, lãnh đạo các Phòng chuyên môn luôn động viên, đồng hành và hỗ trợ. Cùng với đó là sự tham gia tích cực của toàn thể giáo viên và học sinh, sự phản hồi tích cực từ dư luận … là nguồn cổ vũ lớn lao giúp đội ngũ giáo viên có thêm động lực để tiếp tục thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch dạy học trên truyền hình của Sở, hình thành kho dữ liệu bài giảng dùng chung phục vụ tham khảo cho đồng nghiệp, phụ huynh và ôn tập đối với các em học sinh. Góp phần hỗ trợ đắc lực vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa cho các em học sinh Thừa Thiên Huế nói riêng và học sinh phổ thông các tỉnh thành, địa phương nói chung.

Một số hình ảnh làm chương trình dạy học trên truyền hình

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Cường, P.GDTrH

Các tin khác