1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Góp ý xây dựng và hoàn thiện khung chương trình giáo dục địa phương trong chương trình GDPT 2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế

Cập nhật lúc : 08:45 27/05/2020  
Góp ý xây dựng và hoàn thiện khung chương trình giáo dục địa phương trong chương trình GDPT 2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 15/02/2020 của UBND tỉnh về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục Phổ thông Tổng thể ban hành theo Thông tư 32 ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiều ngày 20 tháng 5 năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc họp tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa và nghiên cứu Huế nhằm hoàn thiện khung chương trình giáo dục địa phương.

Cuộc họp do thầy giáo Nguyễn Tân – Giám đốc Sở chủ trì. Tham dự cuộc họp có sự tham dự của các đồng chí trong Ban giám đốc Sở, các thầy cô là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, phòng Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của Sở. Về phía các giảng viên, nhà khoa học, nhà văn hóa và nghiên cứu Huế có: PGS.TS Đặng Văn Hồ - nguyên trưởng khoa Lịch sử- ĐHSP Huế; Nhà nghiên cứu Văn hóa Huế Trần Đại Vinh; PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; PGS.TS Lê Văn Thăng- Chủ tịch Hội Địa lí Tài Nguyên và Môi trường; Th.S Trần Thị Tuyết Mai- Giảng viên Khoa Địa lí ĐHSP.

 

Mở đầu cuộc họp, thầy giáo Nguyễn Tân – Giám đốc Sở nêu rõ: Song song với việc đáp ứng nhiệm vụ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, đây cũng là cụ thể hóa chủ trương, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và ngành Giáo dục tỉnh nhà nhằm góp phần hiện thực hóa “giấc mơ Huế”. Cùng với các môn học khác, Chương trình Giáo dục địa phương Thừa Thiên Huế góp phần tạo điều kiện để học sinh phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực phẩm chất. Đặc biệt, đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, văn hóa, lịch sử để học sinh thực sự yêu thích và tự hào về lịch sử, văn hóa, con người Huế, yếu tố ăn sâu vào máu thịt và tạo nên sức mạnh kiên cường, trầm tĩnh, kiên trung, anh dũng của con người Huế, từ đó vun đắp, củng cố nền tảng, bản sắc văn hóa, sức mạnh dân tộc, khơi dậy lòng tự hào đất nước, có khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ. Với tinh thần đó, Giám đốc Sở mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa và nghiên cứu Huế trao đổi dù đứng ở góc độ nào: “xây dựng chương trình, biên tập hay phản biện” đều phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, đóng góp ý kiến trên tinh thần khoa học để cùng ngành Giáo dục tỉnh nhà xây dựng bộ sách giáo khoa địa phương Thừa Thiên Huế thực sự là bộ tài liệu chất lượng` giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần đào tạo thế hệ tương lai đầy đủ đức, tài có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

Nguyễn Văn Cường - P.GDTrH

Các tin khác