1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hội nghị tổng kết Dự án phát triển ngôn ngữ viết và dạy thí điểm 5 năm tiếng Cơ Tu, 3 năm tiếng Pa Cô và Tà Ôi cho học sinh dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Cập nhật lúc : 08:32 14/10/2022  
Hội nghị tổng kết Dự án phát triển ngôn ngữ viết và dạy thí điểm 5 năm tiếng Cơ Tu, 3 năm tiếng Pa Cô và Tà Ôi cho học sinh dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt tiếp nhận dự án “Thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu từ lớp 1 đến lớp 5 và ngôn ngữ viết Pa Kô, Tà Ôi lớp 1,2,3 cho học sinh tiểu học” do Công ty Faros AS-Na Uy tài trợ và công văn số 365/BGDĐT-GDĐT ngày 09/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai thí điểm dạy tiếng Cơ Tu cho học sinh dân tộc trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhằm đánh giá hiệu quả việc thực hiện Dự án và định hướng cho những năm tiếp theo, góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa Dân tộc, ngày 07/10/2022 tại Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án phát triển ngôn ngữ viết và dạy thí điểm 5 năm tiếng Cơ Tu, 3 năm tiếng Pa Cô và Tà Ôi cho học sinh dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Đến dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Công Thảo - Quản lý Dự án tại Việt Nam; ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban quản lý Dự án; bà Nguyễn Thị Mỹ Thái – Phó Trưởng phòng GDPT, Phó Ban quản lý Dự án; lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện A Lưới; lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Nam Đông và A Lưới; CBQL, giáo viên trực tiếp giảng dạy của các trường tham gia Dự án.

 

Kết quả thực hiện Dự án:

- Huy động được 6 trường tham gia Dự án:

+ Ngôn ngữ Cơ Tu: 64hs/2 lớp;

+ Ngôn ngữ Pa Cô: 67hs/2 lớp;

+ Ngôn ngữ Tà Ôi: 56hs/2 lớp.

 

- Số giáo viên tham gia giảng dạy tại 6 trường: có 15 giáo viên (Hồng Kim có 3 giáo viên; Hồng Quảng có 2 giáo viên; Hồng Thái có 2 giáo viên; Nhâm có 3 giáo viên; Hương Lâm có 3 giáo viên; Thượng Lộ có 2 giáo viên).

 

- Tài liệu đã biên soạn, thẩm định và tổ chức dạy học:

+ Tài liệu dạy học tiếng Cơ Tu từ lớp 1 đến lớp 5 : 10 tập;

+ Tài liệu dạy học tiếng Pa Cô từ lớp 1 đến lớp 3: 6 tập;

+ Tài liệu dạy học tiếng Tà Ôi từ lớp 1 đến lớp 3: 6 tập.

 

- Thực hiện dạy thí điểm

+ 02 lớp dạy ngôn ngữ Cơ Tu đã thực hiện hết chương trình lớp 5

+ 02 lớp dạy ngôn ngữ Pa Cô đã thực hiện hết chương trình lớp 3

+ 02 lớp dạy ngôn ngữ Tà Ôi đã thực hiện hết chương trình lớp 3.

 

Hội nghị đã ghi nhận sự nổ lực của giáo viên trực tiếp đứng lớp, cán bộ quản lý của 6 trường tiểu học và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo 2 Phòng GD&ĐT và Ban quản lý Dự án.

 

Kế hoạch những năm tiếp theo:

- Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục tổ chức dạy học ngôn ngữ viết tiếng Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi cho học sinh người dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

- Phối hợp với Quản lý Dự án Phát triển ngôn ngữ viết tiếng dân tộc tại Việt Nam trình Bộ GD&ĐT thẩm định tài liệu Cơ Tu lớp 1 đến lớp 5 thành sách giáo khoa và triển khai phát triển ngôn ngữ viết và dạy thí điểm Pa Kô, Tà Ôi lớp 4, 5.

 

- Biên soạn sách giáo viên, sách tham khảo về tiếng dân tộc, thu thập, sưu tầm những câu chuyện, tranh ảnh, văn hóa địa phương đưa vào tài liệu dạy và học.

 

- Đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi để triển khai đại trà khi được bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa./.

 

Một số hình ảnh tại Hội nghị tổng kết


Cao Hữu Khoa – Phòng GDPT

Các tin khác