1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hội thảo sơ kết 3 năm triển khai thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non

Cập nhật lúc : 17:15 01/10/2018  
Hội thảo sơ kết 3 năm triển khai thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non
Ngày 28/9/2018, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh (LQTA) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT; tham dự Hội thảo có các đồng chí Lãnh đạo các phòng ban của Sở GD&ĐT; Lãnh đạo, chuyên viên tiếng Anh và chuyên viên GDMN của Phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và giáo viên dạy trẻ LQTA của các trường mầm non tổ chức thí điểm cho trẻ mầm non LQTA đến từ các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Tại Hội thảo, đại diện Phòng GDMN, Sở GD&ĐT báo cáo Sơ kết 3 năm triển khai thí điểm cho trẻ mầm non LQTA trên địa bàn tỉnh, sau 3 năm triển khai, việc cho trẻ mầm non LQTA đã được thực hiện trên 100% số huyện, thị xã, thành phố; nhu cầu cho trẻ mầm non LQTA tại các địa phương ngày càng tăng lên. Đến năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh có 25 trường mầm non tổ chức cho trẻ LQTA, với 87 lớp và trên 2161 trẻ tham gia. Trẻ được làm quen với tiếng Anh thông qua những chủ đề gần gũi, phù hợp với chương GDMN. Trẻ được nghe nói những câu chào hỏi, giao tiếp thông thường, làm quen với bảng chữ cái, bài hát vui nhộn, con số, từ ngữ về bản thân, gia đình, động vật, phương tiện giao thông, màu sắc, cảm xúc…

 

Hội thảo đã nghe các ý kiến tham gia của đội ngũ chuyên viên tiếng Anh, cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh và giáo viên mầm non đến từ các địa phương đại diện cho các vùng miền, tất cả các ý kiến đều khẳng định, trẻ được LQTA có xu hướng tự tin hơn, nhạy bén hơn trong phát triển ngôn ngữ. Phần lớn các bậc cha mẹ không tiếc thời gian, công sức, kinh phí để đầu tư cho con được LQTA từ sớm, với mong muốn tạo tiền đề để sau này trẻ học tập tốt hơn, hòa nhập tốt hơn trong môi trường toàn cầu hóa. Việc cho trẻ LQTA cũng góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non và giải quyết nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay khi triển khai cho trẻ mầm non LQTA được xem là thiếu một chương trình khung, nhiều ý kiến quan ngại về tính hiệu quả cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể…

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Tiến sĩ  Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT đã tiếp tục khẳng định: Tổ chức cho trẻ mầm non LQTA đã có chủ trương của Bộ GD&ĐT và rất cần thiết. Vì vậy các đơn vị cần quan tâm để phát triển phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Tuy vậy phải xuất phát từ sự đồng thuận của người dân, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thật hiệu quả và công khai rõ ràng để tránh những ý kiến nghi ngờ về hiệu quả và mục tiêu của việc tổ chức cho trẻ LQTA. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ; các đơn vị hàng năm phải tập huấn cho đội ngũ giáo viên về kiến thức, kỹ năng tổ chức cho trẻ mầm non LQTA, giúp cho đội ngũ giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, phương pháp, hình thức tổ chức cũng như lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ mầm non. Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý việc tổ chức cho trẻ LQTA để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Tham quan học tập các tỉnh, thành phố tổ chức tốt việc cho trẻ LQTA để chia sẻ kinh nghiệm từ đơn vị bạn trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Có thể nói, ở bậc học mầm non, quan trọng hơn tất cả là xây dựng niềm yêu thích một ngôn ngữ mới, sự hứng thú trong học tập với trẻ. Trong thời gian tới, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo để việc tổ chức cho trẻ mầm non LQTA đạt hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của GDMN.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trần Thị Thúy Phương- P.GDMN

Các tin khác