1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hội thảo Tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông

Cập nhật lúc : 15:45 27/07/2014  
Hội thảo Tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường  phổ thông
TS Lê Thị Mỹ Hà-GĐ Pisa Việt Nam phát biểu và điều hành hội thảo
Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế và hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên vận dụng cách đánh giá PISA vào trong quá trình kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông, chuẩn bị cho kỳ khảo sát chính thức PISA vào tháng 4 năm 2015. Trong 03 ngày 24, 25, 26 tháng 7 năm 2014, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học- Bộ GD&ĐT và Văn phòng PISA Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông

Dự Hội thảo tập huấn về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có TS Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục-Cục KT-KĐCLGD-Giám đốc quốc gia Pisa Việt Nam và các báo cáo viên; về phía Sở Giáo dục và Đào tạo có các đ/c trong Ban chỉ đạo PISA Tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, và thành phố; lãnh đạo các trường THPT, TTGDTX, TT KTTHHN  và giáo viên các môn Ngữ văn, Toán, và Sinh học. Ô. Tôn Thất Viễn Tương-TP GDTrH-Ủy viên BCĐ Pisa cấp tỉnh phát biểu khai mạc.

Sau phần khai mạc và giới thiệu chung về PISA, kết quả khảo sát PISA năm 2012, Hội thảo được phân thành 3 lớp : Lớp Toán, lớp Khoa học và lớp Đọc hiểu, tổ chức tại các trường: THCS Nguyễn Tri Phương, THPT Cao Thắng và THPT Hai Bà Trưng.

Trong ba ngày hội thảo đại biểu sẽ được giới thiệu cách đánh giá của PISA và các nhiệm vụ trọng tâm PISA 2015; giới thiệu về quy trình đánh giá trên diện rộng theo chuẩn quốc tế PISA và cách vận dụng vào đánh giá trong nhà trường, đánh giá cấp tỉnh; giới thiệu các dạng đề thi, các dạng câu hỏi PISA; giới thiệu kỹ thuật xây dựng các bài thi PISA, kỹ thuật trả lời các câu hỏi; học viên thực hành xây dựng các bài kiểm tra trong nhà trường phổ thông, vận dụng cách đánh giá PISA; phân tích, đánh giá các bài làm của học viên, sửa chữa, hoàn thiện câu hỏi…

Cách đánh giá PISA có nhiều điểm khác biệt so với các đánh giá truyền thống, thay vì chỉ kiểm tra lý thuyết là chính, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thông vào các tình huống thực tế; đánh giá được khả năng phân tích, lý giải các vấn đề thực tế của học sinh.

Vận dụng cách đánh giá PISA vào các cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà trường  góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và sắp đến.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỘI THẢO

 

 

 

Nguyễn Thế Phương, Phòng KT-KĐCLGD

Các tin khác