1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016

Cập nhật lúc : 15:06 10/08/2016  
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016
Sáng ngày 9/8/2016, tại trường THCS Nguyễn Tri Phương, Huế; Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2015 -2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đòng chí Nguyễn Dung – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành và các Hội, Đoàn thể cấp Tỉnh, UBND các huyện, Thị xã, Thành phố Huế; Bí thư Chi/Đảng bộ, Trưởng phòng GD&ĐT, Chủ tịch Công Đoàn Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố Huế; Bí thư Chi bộ, chủ tịch CĐ cơ sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở.

Đồng chí Nguyễn Dung- TUV – PCT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu Chỉ đạo trong Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

 

Đồng chí Phạm Văn Hùng - TUV - GĐ Sở GD&ĐT đã thay mặt lãnh đạo  báo cáo đánh giá kết quả năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017.

 

Đồng chí Phạm Văn Hùng - TUV - GĐ Sở GD&ĐT thay mặt Lãnh đạo Sở báo cáo kết quả năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

 

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016, đồng chí Phạm Văn Hùng đã nêu ra một số thành quả nổi bậc và  một sổ tồn tại hạn chế cần khắc phục : 

Một số thành quả nổi bật

 

 Toàn ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, khẩn trương, có hiệu quả các chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của trung ương và của tỉnh và đã tạo ra những nền tảng cơ bản, thuận lợi cho việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.

 

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh thông qua việc xây dựng nhiều Đề án, Kế hoạch, Chương trình, Quyết định, trong đó đặc biệt là Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách trong thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, . . .

 

Tạo ra sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của đội ngũ; thực hiện có hiệu quả đổi mới công tác quản lý và kiểm tra đánh giá; thiết lập nền nếp, kỷ cương trong dạy học được thiết lập. Trong đó việc đánh giá học sinh các cấp học đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng, đã được đội ngũ giáo viên nắm vững và phụ huynh đã an tâm trong công tác đánh giá mới. Công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật và học sinh dân tộc được đặc biệt quan tâm nhiều hơn.

 

Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp cao; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm; công tác phổ cập GDMN 5 tuổi được duy trì và nâng cao chất lượng; kết quả phổ cập GDTHXMC và phổ cập GDTHCS được giữ vững và nâng cao.

 

Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ ngày càng cao. Đã có sự sắp xếp bố trí, sử dụng, điều hòa đội ngũ một cách hợp lý theo Công văn số 3674/UBND-GD ngày  04/7/2014  của UBND tỉnh, tính toán kỷ từng vị trí việc làm để  bảo đảm theo định biên cho phép.

 

Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục được đẩy mạnh; chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT và trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy và quản lý.

 

Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển theo quy hoạch. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia, thư viện đạt chuẩn tăng so với năm học trước. Công tác kiểm định chất lượng được đẩy mạnh. Tỷ lệ trường được đánh giá ngoài đạt 58,7%. Chất lượng GD được nâng cao, có 01 giải quốc tế (Huy chương đồng Tin học Châu Á-Thái Bình Dương  

 

 Công tác CCHC,  quản lý chỉ đạo chuyên môn; quy hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và công tác tuyển dụng, thuyên chuyển, công tác thanh tra - kiểm tra, công tác đánh giá, kiểm định và công tác thi đua - khen thưởng có nhiều đổi mới trở thành quy trình.

 

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục phát huy tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách, giáo dục các kỹ năng sống và các giá trị truyền thống cho học sinh.

 

 Công tác phối hợp giữa Sở với các đơn vị và công tác tham mưu cho tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng.

Một số hạn chế, tồn tại

 

Công tác đổi mới GD&ĐT thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học tiến hành  chưa  mạnh, chưa rộng. Sức lan tỏa của mô hình trường học điển hình, nòng cốt trong dạy học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý và giáo viên còn tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới. Một số CBQL giáo dục ở các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới công tác đánh giá học sinh theo hướng đổi mới, thiếu sự động viên, tạo điều kiện cho nhà trường hoặc giáo viên đổi mới.

 

Việc nhập các dữ liệu dân số từ 0 đến 60 tuổi còn lúng túng, thiếu quyết liệt, thiếu chính xác.

 

Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa đạt yêu cầu mong muốn. Chất lượng giáo dục đại trà có tăng nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa đồng đều giữa các cấp bậc học, giữa các vùng miền và giữa các môn học. 

 

Chưa có một cơ chế, cách thức khoa học để gắn trách nhiệm cá nhân, để đánh giá, sàng lọc kể cả kích thích sự phấn đấu của đội ngũ một cách có hiệu quả phù hợp với thực tế. Hiện tượng thừa thiếu cục bộ, mất cân đối cơ cấu bộ môn nhất là khối các Phòng Giáo dục vẫn chưa được khắc phục. 

 

Hệ thống trường ngoài công lập ở bậc mầm non và phổ thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn, quy mô nhỏ và phát triển chậm. Việc huy động xã hội hóa phục vụ dạy học ở nhà trường còn nhiều khó khăn, lúng túng. Môt số đơn vị thu “xã hội hóa” tùy tiện vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong nhân dân.

 

Tình trạng bạo lực học đường, học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn đang tồn tại .

 

Cơ chế quản lý giáo dục đào tạo theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư  liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 đang còn nhiều chồng chéo, vướng mắc và phân cấp chưa triệt để. Chế độ chính sách đối với cán bộ Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tạo chưa được quan tâm đúng mức nên đang còn nhiều khó khăn.

 

Cơ sở vất chất và nguồn lực tài chính được tăng cường nhưng vẫn chưa đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá và đảm bảo trường, lớp học 2 buổi/ngày và các điều kiện hoạt động khác, số trường chuẩn quốc gia ở tất cả các ngành học, cấp học đang còn thấp. Ngành học mầm non còn nhiều thiếu thốn, khó khăn không đảm bảo tỷ lệ huy động tối thiểu theo chỉ tiêu.

 

Công tác cải cách hành chính tại nhiều đơn vị chưa có chuyển biến mạnh, nhiều văn bản soạn thảo còn sai thể thức, công tác lưu trữ hồ sơ còn nhiều bất cập. Vẫn còn sự tùy tiện trong việc thực hiện các quy trình, quy định.

 

Về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, Ngành Giáo dục của tỉnh đã xác định 7 giải pháp trọng tâm và đưa ra các chỉ tiêu cơ bản phấn đấu hoàn thành là giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập phấn đấu đến năm 2017 toàn tỉnh đạt chuẩn PCGDTHXMC mức độ III và đến 2018 toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ II; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và THCS đạt trên 90%; tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng 5%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp bậc học đạt tối thiểu 55%; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày bậc tiểu học trên 90 % và THCS trên 30% ...

 

 Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những thành tựu Ngành Giáo dục của tỉnh đã đạt được, đồng thời, đã chỉ đạo Ngành Giáo dục ngoài việc tập trung thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong năm học mới cần thực hiện tốt hơn việc đầu tư cơ sở vật chất để nâng số lượng trường chuẩn quốc gia, tăng cường công tác đào tạo về quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thực hiện tốt việc dạy học môn ngoại ngữ. 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - TVĐU -P GĐ Sở GD&ĐT điều hành thảo luận tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

 

 Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

Thân Nguyên Khánh - Văn phòng Sở

 

Đồng chí Nguyễn Dung- TUV – PCT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

Chỉ đạo trong Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

 

 

Đồng chí Phạm Văn Hùng - TUV - GĐ Sở GD&ĐT đã thay mặt lãnh đạo  báo cáo đánh giá kết quả năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017.

 

 

Đồng chí Phạm Văn Hùng - TUV - GĐ Sở GD&ĐT thay mặt Lãnh đạo Sở

báo cáo kết quả năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

 

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016, đồng chí Phạm Văn Hùng đã nêu ra một số thành quả nổi bậc và  một sổ tồn tại hạn chế cần khắc phục : 

Một số thành quả nổi bật

  Toàn ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, khẩn trương, có hiệu quả các chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của trung ương và của tỉnh và đã tạo ra những nền tảng cơ bản, thuận lợi cho việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.

  Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh thông qua việc xây dựng nhiều Đề án, Kế hoạch, Chương trình, Quyết định, trong đó đặc biệt là Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách trong thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, . . .

  Tạo ra sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của đội ngũ; thực hiện có hiệu quả đổi mới công tác quản lý và kiểm tra đánh giá; thiết lập nền nếp, kỷ cương trong dạy học được thiết lập. Trong đó việc đánh giá học sinh các cấp học đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng, đã được đội ngũ giáo viên nắm vững và phụ huynh đã an tâm trong công tác đánh giá mới. Công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật và học sinh dân tộc được đặc biệt quan tâm nhiều hơn.

  Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp cao; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm; công tác phổ cập GDMN 5 tuổi được duy trì và nâng cao chất lượng; kết quả phổ cập GDTHXMC và phổ cập GDTHCS được giữ vững và nâng cao.

         Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ ngày càng cao. Đã có sự sắp xếp bố trí, sử dụng, điều hòa đội ngũ một cách hợp lý theo Công văn số 3674/UBND-GD ngày  04/7/2014  của UBND tỉnh, tính toán kỷ từng vị trí việc làm để  bảo đảm theo định biên cho phép.

          Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục được đẩy mạnh; chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT và trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy và quản lý.

          Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển theo quy hoạch. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia, thư viện đạt chuẩn tăng so với năm học trước. Công tác kiểm định chất lượng được đẩy mạnh. Tỷ lệ trường được đánh giá ngoài đạt 58,7%. Chất lượng GD được nâng cao, có 01 giải quốc tế (Huy chương đồng Tin học Châu Á-Thái Bình Dương  

           Công tác CCHC,  quản lý chỉ đạo chuyên môn; quy hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và công tác tuyển dụng, thuyên chuyển, công tác thanh tra - kiểm tra, công tác đánh giá, kiểm định và công tác thi đua - khen thưởng có nhiều đổi mới trở thành quy trình.

          Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục phát huy tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách, giáo dục các kỹ năng sống và các giá trị truyền thống cho học sinh.

          Công tác phối hợp giữa Sở với các đơn vị và công tác tham mưu cho tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng.

Một số hạn chế, tồn tại

Công tác đổi mới GD&ĐT thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học tiến hành  chưa  mạnh, chưa rộng. Sức lan tỏa của mô hình trường học điển hình, nòng cốt trong dạy học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý và giáo viên còn tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới. Một số CBQL giáo dục ở các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới công tác đánh giá học sinh theo hướng đổi mới, thiếu sự động viên, tạo điều kiện cho nhà trường hoặc giáo viên đổi mới.

Việc nhập các dữ liệu dân số từ 0 đến 60 tuổi còn lúng túng, thiếu quyết liệt, thiếu chính xác.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa đạt yêu cầu mong muốn. Chất lượng giáo dục đại trà có tăng nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa đồng đều giữa các cấp bậc học, giữa các vùng miền và giữa các môn học. 

Chưa có một cơ chế, cách thức khoa học để gắn trách nhiệm cá nhân, để đánh giá, sàng lọc kể cả kích thích sự phấn đấu của đội ngũ một cách có hiệu quả phù hợp với thực tế. Hiện tượng thừa thiếu cục bộ, mất cân đối cơ cấu bộ môn nhất là khối các Phòng Giáo dục vẫn chưa được khắc phục. 

            Hệ thống trường ngoài công lập ở bậc mầm non và phổ thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn, quy mô nhỏ và phát triển chậm. Việc huy động xã hội hóa phục vụ dạy học ở nhà trường còn nhiều khó khăn, lúng túng. Môt số đơn vị thu “xã hội hóa” tùy tiện vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong nhân dân.

  Tình trạng bạo lực học đường, học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn đang tồn tại .

Cơ chế quản lý giáo dục đào tạo theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư  liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 đang còn nhiều chồng chéo, vướng mắc và phân cấp chưa triệt để. Chế độ chính sách đối với cán bộ Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tạo chưa được quan tâm đúng mức nên đang còn nhiều khó khăn.

Cơ sở vất chất và nguồn lực tài chính được tăng cường nhưng vẫn chưa đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá và đảm bảo trường, lớp học 2 buổi/ngày và các điều kiện hoạt động khác, số trường chuẩn quốc gia ở tất cả các ngành học, cấp học đang còn thấp. Ngành học mầm non còn nhiều thiếu thốn, khó khăn không đảm bảo tỷ lệ huy động tối thiểu theo chỉ tiêu.

Công tác cải cách hành chính tại nhiều đơn vị chưa có chuyển biến mạnh, nhiều văn bản soạn thảo còn sai thể thức, công tác lưu trữ hồ sơ còn nhiều bất cập. Vẫn còn sự tùy tiện trong việc thực hiện các quy trình, quy định.

 

Các tin khác