1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thừa Thiên Huế phối hợp với với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo “Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”

Cập nhật lúc : 16:51 26/05/2023  
Thừa Thiên Huế phối hợp với với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo “Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”
Thực hiện Kế hoạch số 671/KH-BGDĐT ngày 16/5/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT Thừa Thiên Huế vinh dự được Bộ GDĐT lựa chọn là đơn vị đăng cai, phối hợp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (HĐQGGD&PTNL) tổ chức Hộ thảo khoa học “Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”. Hội thảo diễn ra vào ngày 26/5/2023 tại thành phố Huế, do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Tiểu ban Giáo dục phổ thông thuộc HĐQGGD&PTNL chủ trì; tham gia điều hành Hội thảo có Vụ trưởng Vụ GDTH Thái Văn Tài, Chánh văn phòng QGGD&PTNL Lưu Bích Ngọc; các đồng chí thành viên HĐQGGD&PTNL, ủy viên Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh; Đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương: Ban Tuyên giáo, Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo một số Bộ, Ngành; lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GDĐT: Vụ GDTH, Vụ CSVC, Vụ KHTC, Cục Nhà giáo và CBQLGD; lãnh đạo các Sở GDĐT, các trường đại học, học viện, các chuyên gia giáo dục. Về phía địa phương Thừa Thiên Huế, cùng tham dự Hội thảo có Ông Nguyễn Thành Bình, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định: mục tiêu Hội thảo là dịp để các uỷ viên của HĐQGGD&PTNL, uỷ viên các Tiểu ban chuyên môn thuộc Hội đồng, cùng với lãnh đạo các Sở GDĐT, các trường đại học, học viện, các chuyên gia cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá một cách chân thực, khách quan về thực trạng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới; chia sẻ kinh nghiệm triển khai giáo dục bắt buộc của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tương đồng về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội với Việt Nam; Hội thảo cũng là dịp để lãnh đạo HĐQGGD&PTNL, lãnh đạo Bộ GDĐT và các bộ, ngành có liên quan lắng nghe ý kiến tham vấn, đề xuất các giải pháp để tiếp tục tổng hợp tham mưu Chính phủ ban hành chính sách phù hợp để phát triển giáo dục Việt Nam mà nền tảng là giáo dục tiểu học, vừa góp phần thực hiện nâng cao dân trí, phát triển nhân tài, vừa đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và lãnh đạo Bộ GDĐT trong thời gian qua đã tin tưởng lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Sở GDĐT Thừa Thiên Huế đăng cai nhiều chương trình lớn, mang tầm quốc gia, trong đó có Hội thảo “Giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”. Đồng chí khẳng định, Hội thảo là cơ hội để lãnh đạo tỉnh và ngành GDĐT Thừa Thiên Huế được trực tiếp lắng nghe ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, từ đó vận dụng vào quá chỉ đạo, triển khai thực hiện trong lĩnh vực giáo dục tỉnh nhà; đồng thời bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục nhận được sự quan tâm và tin tưởng của Bộ GDĐT.

 

Phát biểu tổng kết, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, giáo dục bắt buộc là một trong những phương thức giúp cho trẻ em được học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Chính vì thế, việc nghiên cứu để đề xuất một khung chính sách về giáo dục bắt buộc là rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay. Giáo dục bắt buộc được thực hiện tốt sẽ là tiền đề vững chắc cho việc đạt được các mục tiêu giáo dục quốc gia nói chung và định hình nhân cách, cung cấp kiến thức cơ bản của mỗi đứa trẻ nói riêng. Để giáo dục bắt buộc đảm bảo được thực hiện một cách thuyết phục và hiệu quả, đòi hỏi phải có sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; đồng thời cần phải xác định các luận cứ khoa học, bởi đây không chỉ là hành lang pháp lý mà còn là “công cụ” đảm bảo việc thực thi các chính sách đạt được kỳ vọng. Các luận cứ khoa học có thể xem xét bao gồm từ cơ sở pháp lý đến vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em và những luận điểm về giáo dục.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO

Nguyễn Văn Cường - Phòng GDPT

Các tin khác