1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sở GDĐT: Xây dựng dạy học và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2020

Cập nhật lúc : 00:00 09/11/2012  
Sở GDĐT: Xây dựng dạy học và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2020
Mới đây, Sở GD- ĐT đề nghị UBND tỉnh xem xét thông qua Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012 – 2020 với tổng kinh phí hơn 315 tỷ đồng.

Mục tiêu của Đề án này là nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ một cách đồng bộ và hệ thống trong các cơ sở giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xây dựng và phát huy mạnh mẽ môi trường tự học, tự nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh trong các trường Tiểu học, THCS, THPT và dạy nghề…

Theo Sở GD- ĐT, hầu hết các trường trong tỉnh đều tổ chức giảng dạy ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (ngoại ngữ 1) hay tiếng Pháp (ngoại ngữ 2). Toàn tỉnh có 271 trường Tiểu học với 4.098 lớp và 88.810 học sinh, trong đó có 153/271 trường dạy tiếng Anh từ lớp 3 – chiếm tỷ lệ 56,5%, và 5/271 trường dạy tiếng Pháp (tự chọn) – chiếm tỷ lệ 1,84%. Hiện có 106 trường THCS với 1.498 lớp và 56.554 học sinh; 31 trường THPT với 717 lớp và 26.187 học sinh; 10 Trung tâm GDTX có 348 lớp và 2.824 học sinh học tiếng Anh, tỷ lệ 100%.

 

 

Về đội ngũ giáo viên, hiện có 110 giáo viên dạy ngoại ngữ Tiểu học, trong đó đạt chuẩn 30 GV (27,3%), trên chuẩn 80 GV (72,7%); 386 GV dạy ngoại ngữ bậc THCS, đạt chuẩn 60 GV (15,5%), trên chuẩn 326 GV (84,5%); 183 GV dạy ngoại ngữ THPT – GDCN, đạt chuẩn 100%.

Sở GD-ĐT nhìn nhận, căn cứ vào số liệu thống kê, tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Tuy nhiên, yêu cầu dạy học theo chương trình mới đòi hỏi chuẩn giảng dạy ngoại ngữ phải đạt quy định theo khung năng lực ngoại ngữ – bậc 5/6 đối với GV THPT và 4/6 đối với GV THCS và TH. Do đó, cần phải có sự khảo sát, đánh giá năng lực GV theo các chuẩn này, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu mới.

Hầu hết các trường TH, THCS, THPT và trường dạy nghề đều không có phòng dạy học ngoại ngữ, chủ yếu sử dụng các trang thiết bị dùng chung của nhà trường như máy chiếu, máy nghe đĩa CD, đầu đọc đĩa VCD, DVD và màn hình TV. Còn thiếu nhiều trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo chuyên môn, nên việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Anh trong các tình huống còn hạn chế. Một hạn chế phi63 biến nhất hiện nay là việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay thường tập trung đáp ứng yêu cầu thi cử, không có đủ điều kiện để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo quy định của chương trình mới.

Dự thảo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012 – 2020 do Sở GD- ĐT thực hiện xác định tầm chiến lược đối với các môn ngoại ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học dựa theo khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành, trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN, tốt nghiệp THCS đạt bậc 2 theo KNLNN, tốt nghiệp THPT đạt bậc 3 theo KNLNN.

Đối với cấp tiểu học, từ năm học 2012 – 2013, triển khai dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tại 10 trường tiểu học: Kim Đồng, Võ Thị Sáu (Thị xã), Thạnh Tây (Tân Biên), Thị trấn A (Tân Châu), Thị trấn A (Châu Thành), Nguyễn Đình Chiểu (Hoà Thành), Thị trấn A (Dương Minh Châu), Đá Hàng (Gò Dầu), Thanh Hoà (Trảng Bàng), Thị trấn (Bến Cầu). Từ năm 2013 – 2014, mở rộng quy mô các trường dạy theo chương trình ngoại ngữ mới bình quân mỗi năm từ 10% đến 20% ở các trường thuộc địa bàn thuận lợi. Phấn đấu đến năm 2019 – 2020 tất cả các trường tiểu học dạy học theo chương trình tiếng Anh mới. Tuyển chọn một số lượng nhất định học sinh học tiếng Pháp để tạo nguồn cho việc dạy học liên thông ở cấp THCS thuộc địa bàn Thị xã như Chu Văn An, Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Võ Văn Kiệt và Thực nghiệm GDPT Tây Ninh.

Đối với cấp học THCS, từ năm 2014 – 2015, triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình thí điểm ở các trường THCS trên địa bàn có học sinh tiểu học đã học hết chương trình ngoại ngữ mới. Riêng đối với 3 trường THCS Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Phan Bội Châu thuộc địa bàn Thị xã và 2 trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Lý Tự Trọng thuộc huyện Hoà Thành sẽ dạy học chương trình ngoại ngữ mới sớm hơn, vào năm học 2012 – 2013.

Ở cấp học năm học 2018 – 2019 triển khai dạy theo chương trình tiếng Anh mới ở các trường THPT có học sinh THCS học xong chương trình ngoại ngữ mới. Riêng năm học 2013 – 2014 chọn 5 trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Nguyễn Trãi dạy học chương trình tiếng Anh mới.

Dự thảo Đề án cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo đúng chuẩn về trình độ đào tạo nhằm thực hiện kế hoạch phát triển quy mô dạy ngoại ngữ theo chương trình mới ở bậc phổ thông. Tuyển dụng GV ngoại ngữ có trình độ CĐSP trở lên, đặc biệt chú trọng các chứng chỉ theo tiêu chuẩn TOEFL, IELTS hoặc các chứng chỉ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ quốc tế.

Tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực dạy ngoại ngữ của GV, đồng thời hỗ trợ GV tự đánh giá năng lực để lập kế hoạch bồi dưỡng về trình độ; tập huấn về chương trình và phương pháp dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở các cấp học mỗi năm học theo tiến độ mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông; tăng cường tổ chức chuyên đề, hội thảo về chuyên môn để GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, cập nhật các kỹ thuật dạy học tích cực... Đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm chất lượng đối với đội ngũ GV như đánh giá định kỳ, đánh giá qua dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh, tổ chức các câu lạc bộ GV ngoại ngữ theo từng cấp học để trao đổi kinh nghiệm, tạo môi trường giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Xây dựng kế hoạch mời GV dạy ngoại ngữ là người bản ngữ tập huấn cho GV nhằm giúp GV tăng cường khả năng nghe, nói và có chỉ tiêu đào tạo GV dạy ngoại ngữ ở ngoài nước.

Ngoài ra, dự thảo Đề án cũng đề ra kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất như xây dựng phòng học tiếng với đầy đủ các trang thiết bị...

HY UYÊN

Các tin khác