1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ngành học lạ, mới thì dễ tìm việc làm

Cập nhật lúc : 00:00 11/07/2012  
Ngành học lạ, mới thì dễ tìm việc làm
Các chuyên gia cho rằng, những ngành học lạ và mới thì rất dễ tìm việc làm như ngành Quan hệ lao động, kỹ sư cấp thoát nước, vi sinh vật học, đô thị học, ngành hoa viên cây cảnh…

Cần nhân lực ngành Quan hệ lao động

Thạc sĩ Trịnh Minh Huyền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: Hiện cả nước chỉ có 2 trường được đào tạo hệ ĐH ngành Quan hệ lao động (khối A, D1). Sinh viên học ngành này được trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý mọi mối quan hệ lao động trong đơn vị và ngoài xã hội, phương pháp phân tích đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lạ.

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng ngành Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp sản xuất rất lớn. Sinh viên ra trường có thể làm tại phòng thiết kế, thẩm định giá, giám sát xây dựng, làm cán bộ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Thiếu kỹ sư hoa viên cây cảnh

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa khá nhanh, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đã và đang được xây dựng. Điều đó đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ: Vừa bảo đảm quy hoạch, bảo vệ môi trường chống ô nhiễm, vừa bảo vệ cảnh quan sao cho hài hòa và thẩm mỹ.

Ngành Hoa viên cây cảnh, thiết kế cảnh quan (khối A, B) ra đời để đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về sản xuất, thiết kế, thi công và bảo dưỡng cảnh quan đô thị cũng như các hoa viên, sinh vật cảnh; nghiên cứu và phát triển phong trào nuôi trồng sinh vật cảnh; ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các loại hoa, cỏ sinh vật cảnh, đáp ứng ngày càng cao cho mỹ quan và cảnh quan đô thị, duy trì cảnh quan môi trường. Ngành Hoa viên cây cảnh ở Việt Nam chỉ có vài trường đào tạo, là ĐH Nông Lâm TP.HCM và ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

Ngành Vi sinh vật học: Nhu cầu cao

Theo thạc sĩ Nguyễn Vĩnh An - Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết, năm 2009, vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung rất nổi cộm. Vì vậy, kiến thức về vi sinh thực phẩm, vi sinh môi trường rất cần thiết, nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên sâu tăng cao nên trường đã đưa vào đào tạo ngành Vi sinh vật học (khối B).

Sinh viên học ngành này được học nhiều kiến thức liên quan như men thực phẩm, vi sinh trong an toàn thực phẩm, vi sinh môi trường, vi sinh công nghiệp, vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản, vaccin học, miễn dịch học, vi sinh trong chăn nuôi…

Cũng theo thạc sĩ An thì học ngành Vi sinh vật học, sinh viên ra trường đều có việc làm, học ngành này thường làm việc tại các sở khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, sở nông nghiệp phát triển nông thôn, trường, viện, công ty có chuyên ngành liên quan.

Khan hiếm kỹ sư cấp thoát nước

PGS-TS Nguyễn Đăng Tính – Phó Giám đốc cơ sở 2 (Trường ĐH Thủy lợi) tại TP.HCM, cho biết: “Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Cấp thoát nước (khối A) tại khu vực ĐBSCL khá cao, trường đào tạo 2 hệ, tại chức và chính quy. Những thí sinh chọn học ngành này, có thu nhập hàng tháng khá cao và dễ xin việc”.

Cũng theo ông Tính, khi học ngành này, sinh viên biết đánh giá các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, đo đạc đánh giá chất lượng nước, vận hành các hệ thống xử lý nước cấp và nước thải; xây dựng mục tiêu quản lý chất lượng nguồn nước, xử lý nước thải, xử lý nước thiên nhiên và bảo vệ nguồn nước, quản lý chất thải rắn…

Ngành Cấp thoát nước có đào tạo tại các trường: ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Thủy lợi cơ sở phía Bắc và ĐH Tôn Đức Thắng.

Các tin khác