1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Vì sao giáo dục VIệt Nam tiến chậm hơn các nước khác?

Cập nhật lúc : 00:00 09/11/2012  
Vì sao giáo dục VIệt Nam tiến chậm hơn các nước khác?
GS. Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo nhận định 3 vấn đề cơ bản đã làm cho giáo dục của Việt Nam tiến chậm hơn các nước.

Giáo dục phổ thông còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Giáo dục phổ thông là nền tảng của học vấn của mỗi con người, nhưng đang xuống cấp vì: trình độ chuyên môn và kỹ năng dạy của nhiều thầy cô từ mẫu giáo đến lớp 12 (nhất là tại các vùng sâu, vùng xa) rất hạn chế vì chất lượng đầu vào của sư phạm yếu; hơn nữa, học sinh đã yếu, thậm chí đã mất căn bản từ lớp dưới nhưng lại được “quét” cho lên lớp trên vì chế độ định mức chỉ tiêu mà mỗi cô thầy đều bắt buộc phải đạt; cơ sở vật chất trường học chưa được trang bị đầy đủ. Chương trình học từ mẫu giáo đến lớp 12 quá nặng, thay vì nhắm mục tiêu truyền đạt cho học sinh có kiến thức tổng quát của từng môn học, thì đều muốn đào tạo mỗi học sinh thành chuyên gia. Do đó giờ học trên lớp quá nhiều (kiểu học vẹt), thiếu thời gian tự tìm hiểu, tự khám phá.

Đào tạo sư phạm là “dạy nghề làm thầy giáo, cô giáo” nhưng lại chưa hiệu quả; chương trình và phương pháp đào tạo chưa đạt yêu cầu về dạy nghề nhưng lại rất tốn kém ngân sách nhà nước. Trình độ cán bộ giảng dạy và trang thiết bị trong các bộ môn của trường đại học sư phạm thua xa các bộ môn tương ứng của trường đào tạo ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, do đó kéo theo sự hụt hẫng trong trình độ và kỹ năng của giáo sinh. Giáo sinh đang học cần được tiếp cận phương pháp đào tạo sư phạm hiện đại hơn nhưng ít tốn kém hơn. Họ phải là lực lượng đột phá trong phong trào cải tiến giáo dục sư phạm trong thời gian tới đây.

Bất cập trong giáo dục đại học và trên đại học

Mặc dù có cải tiến từ năm 2002, nhưng chưa tiếp thu ý kiến mới, nên hay bị phê phán. Cần phải có một cơ quan khảo thí, tổ chức cho mỗi thí sinh mỗi năm thi nhiều lần tại địa điểm gần địa phương mình nhất, rồi lấy kết quả khảo thí đó để nộp đơn xin tuyển vào đại học, muốn nộp cho bao nhiêu trường thì cứ nộp. Mỗi trường được trọn quyền tuyển sinh theo yêu cầu của sứ mạng đào tạo được duyệt của mình.

Có quá nhiều trường đại học, nhưng phân bổ không đều, tập trung vào Hà Nội và TP.HCM. Vì quá nhiều trường nên Nhà nước không đủ sức đầu tư đến nơi đến chốn. Trường phải tự lo tranh thủ nhiều nguồn trong nước và quốc tế nên thiếu đồng bộ. Hiện nay chương trình khung đã được hoàn tất, nhưng nhìn chung, chương trình đại học của Việt Nam như thế là nặng gần như gấp đôi chương trình của các trường đại học danh tiếng thế giới.

Đào tạo trên đại học hiện nay vừa tốn kém cho người học, vừa không đạt chất lượng chuyên môn. Thủ tục nhiêu khê đã làm kẽ hở cho nhiều sự bất hợp lý (hội đồng không đạt trình độ tương xứng với đề tài của nghiên cứu sinh, kéo dài thời gian học chính trị, ngoại ngữ, thiếu thời gian và giáo sư dạy chuyên môn…). Chúng ta chưa dám đầu tư thật sự đầy đủ cho một trường đại học nào cả.

Dạy nghề: nhiều nhưng ít đầu tư

Dạy nghề được tổ chức chưa ổn, gần như ban ngành nào cũng có trường nghề, tỉnh và huyện cũng có trường nghề. Rất nhiều trường nhưng đầu tư thiết bị dạy nghề thì chưa được bao nhiêu. Trường dạy nghề mà dạy nhiều lý thuyết và không đủ thiết bị cho học viên thực tập tay nghề thì không thể gọi là trường nghề.

 

(Theo KHPT)

Các tin khác