1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số thông tin cơ bản đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016

Cập nhật lúc : 14:10 15/07/2016  
Một số thông tin cơ bản đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016

Theo lịch tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cụm thi sẽ hoàn tất công tác chấm thi trước ngày 20/7/2016; thí sinh sẽ nhận Giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30/7/2016. Để thực hiện tốt đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2016, thí sinh cần nắm một số thông tin cơ bản như sau:

1. Quy định trong xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia

- Nhận kết quả thi: Thí sinh được cấp 01 Giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh sử dụng nộp vào trường khi nhập học.

- Hình thức đăng ký xét tuyển (ĐKXT):  Thí sinh điền thông tin vào phiếu ĐKXT (mẫu tại đây) và nộp cho trường qua đường bưu điện, trực tuyến hoặc phương thức khác do trường quy định;

- Các đợt xét tuyển:

* Đợt 1: thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thời gian nộp: 01/8 đến 12/8/2016.

* Các đợt bổ sung: thí sinh được đăng ký tối đa 3 trường mỗi trường tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thời gian nộp đợt 1 bổ sung: 21/8 đến 31/8/2016.

Lưu ý:

+ Trong mỗi đợt xét tuyển thí sinh không được thay đổi nguyện vọng.

+ Nộp Giấy chứng nhận kết quả thi đối với thí sinh trúng tuyển.

Chậm nhất 02 ngày sau khi các trường công bố kết quả xét tuyển, thí sinh phải xác nhận việc học tại trường bằng cách nộp cho trường bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi, coi như không có nguyện vọng học và sẽ không được gọi nhập học. Kể cả thí sinh chỉ trúng tuyển 1 trường cũng phải xác nhận việc nhập học tại trường (nếu nộp bằng đường bưu điện, thời gian được xác định theo dấu bưu điện).

2. Vấn đề xét tuyển ở các nhóm trường

- Nhóm trường. Hiện nay đã có 2 nhóm trường:

+ Nhóm trường do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì (gọi nhóm GX);

+ Nhóm trường do Đại học Đà Nẵng chủ trì (gọi nhóm Đại học Đà Nẵng).

- Đăng ký xét tuyển vào nhóm trường:

+ Thí sinh đăng ký vào nhóm trường chỉ được đăng ký tối đa 4 ngành ở đợt 1; 6 ngành ở các đợt bổ sung. Nếu đăng ký từ 2 trường trong nhóm trở lên sẽ không được phép đăng ký thêm trường ngoài nhóm;

+ Thí sinh đăng ký vào nhóm trường phải điền vào Phiếu ĐKXT của nhóm (mẫu tại đây). Thí sinh nộp ĐKXT và phí dự tuyển bằng đường bưu điện hoặc tại trường cho trường có nguyện vọng 1 (nhóm GX) và gửi bằng đường bưu điện cho Đại học Đà Nẵng (nhóm ĐH Đà Nẵng). Việc đăng ký trực tuyến sẽ theo quy định chung.

Điểm khác biệt của Phiếu ĐKXT vào nhóm trường là:

* Số ngành trong mỗi Phiếu ĐKXT được điền tối đa là 4 ở đợt 1 và 6 ở các đợt bổ sung. Nếu thí sinh đăng ký vào nhiều trường trong nhóm (tối đa là 4 trường ở đợt 1 và 6 trường ở các đợt bổ sung) chỉ được dùng 1 phiếu, trong đó mỗi ngành phải điền đồng thời mã trường và mã ngành (nhóm ngành); nhóm GX và nhóm Đại học Đà Nẵng quy định mỗi trường trong nhóm thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 ngành (nhóm ngành).

* Khi thí sinh đăng ký thêm vào một trường nằm ngoài nhóm và như vậy số trường trong nhóm chỉ được đăng ký tối đa 1 trường ở đợt 1 và 2 trường ở các đợt bổ sung.

Lưu ý: Thí sinh cần tìm hiểu phương thức xét tuyển theo nhóm trường (đăng tải trên trang thông tin điện tử của các trường trong nhóm) để có thể tận dụng các ưu điểm của việc xét tuyển theo nhóm trường.

3. Xét tuyển vào các trường quân đội và công an

- Các trường quân đội và công an đều sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia để xét tuyển. Các trường này đều yêu cầu sơ tuyển và mỗi ngành có yêu cầu sơ tuyển riêng, do vậy sau khi đạt yêu cầu ở vòng sơ tuyển, thí sinh không được thay đổi ngành cũng như trong mỗi trường chỉ đăng ký được 1 ngành.

- Thí sinh có thể đăng ký vào 1 trường quân đội (hoặc công an) và 1 trường khác.

4. Chuẩn bị các điều kiện khi ĐKXT

a. Lựa chọn Trường, Ngành và tổ hợp môn thi để đăng ký xét tuyển

- Để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất cần lựa chọn hợp lý 2 trường và 2 ngành trong mỗi trường phù hợp với nguyện vọng và kết quả thi của thí sinh.

- Thí sinh phải cân nhắc hết sức cẩn thận khi đăng ký.

b. Điền thông tin vào Phiếu ĐKXT

- Thí sinh cần lưu ý điền đúng và đầy đủ thông tin cá nhân để trường có thể nhận được dữ liệu thi dùng cho xét tuyển một cách chính xác.

- Nếu thí sinh đăng ký nhiều hơn 1 trường, cần đánh dấu vào mục: "Có đăng ký xét tuyển vào trường khác" và điền mã trường thứ 2 vào mục tương ứng;

- Khi đăng ký xét tuyển vào nhóm trường, thí sinh phải điền thông tin vào Phiếu ĐKXT do nhóm trường quy định. Hiện nay cả hai nhóm trường đều thiết kế Phiếu ĐKXT dựa trên mẫu Phiếu ĐKXT do Bộ ban hành. Nếu thí sinh đăng ký thêm vào một trường nằm ngoài nhóm cần phải đánh dấu vào mục: "Có đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm".

c. Mức phí dự tuyển  

- Mỗi Phiếu ĐKXT, thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 30.000 đồng cho trường.

- Phí dự tuyển phải nộp đăng ký vào nhóm trường:

+ Đối với xét tuyển đợt 1: nếu đăng ký 1 trường trong nhóm, nộp 30.000 đồng; từ 2 trường trở lên (từ 2 đến 4 trường và không được đăng ký thêm trường ngoài nhóm) trong nhóm thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 60.000 đồng.

- Đối với xét tuyển đợt bổ sung: nếu đăng ký 1 trường trong nhóm, nộp 30.000 đồng; 2 trường trong nhóm, thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 60.000 đồng; từ 3 trường trở lên (từ 3 đến 6 trường và không được đăng ký thêm trường ngoài nhóm), thí sinh nộp phí dự tuyển là 90.000 đồng.

d. Sửa đổi chế độ ưu tiên và kiểm tra kết quả ĐKXT

- Sửa đổi chế độ ưu tiên

+ Thí sinh có nguyện vọng điều chỉnh chế độ ưu tiên trong tuyển sinh cần thực hiện đăng ký xét tuyển qua đường Bưu điện hoặc trực tiếp tại trường (nếu trường có công bố phương thức này). Đăng ký trực tuyến không hỗ trợ chức năng thay đổi chế độ ưu tiên.

+ Khi điều chỉnh chế độ ưu tiên, thí sinh phải điền thông tin vào Phiếu ĐKXT và nộp kèm theo các minh chứng để xác nhận việc được hưởng chế độ ưu tiên. Cụ thể:

+ Để điều chỉnh chế độ ưu tiên khu vực cần nộp bản sao Học bạ (nếu khu vực ưu tiên được hưởng căn cứ theo nơi học và tốt nghiệp THPT) hoặc bản sao Sổ hộ khẩu (nếu khu vực ưu tiên được hưởng căn cứ theo hộ khẩu thường trú).

+ Để điều chỉnh chế độ ưu tiên theo đối tượng, thí sinh cần cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận và giấy khai sinh.

- Kiểm tra kết quả ĐKXT: Sau khi nộp ĐKXT và các trường đã nhập dữ liệu ĐKXT, thí sinh xem và kiểm tra được nội dung ĐKXT của mình thông qua sử dụng mã truy cập (đã được cấp khi đăng ký dự thi) cùng với số chứng minh nhân dân để truy cập vào hệ thống. Trường hợp phát hiện các sai sót do trường nhập không chính xác, thí sinh có thể yêu cầu trường phải sửa lại. Các lỗi do thí sinh đăng ký sai trường không có trách nhiệm phải sửa.

5. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ 01 Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển và các thông tin trên phiếu (có chữ ký của thí sinh);

+ 01 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển;

+ Lệ phí xét tuyển (LPXT) nộp cho trường: 30.000đ/hồ sơ.

Lưu ý:

  • Thí sinh có yêu cầu điều chỉnh chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, cần nộp thêm bản sao các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên.
  • Nếu gửi bằng bưu điện, thí sinh chọn một trong hai dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS) hoặc chuyển bưu phẩm bảo đảm. Sau khi nộp, thí sinh nhận lại 01 liên phiếu gửi, giấy chứng nhận nộp tiền (nếu nộp kèm LPXT) và hóa đơn BC01 (nếu có yêu cầu). Thí sinh lưu ý thời gian gửi hồ sơ tới trường được tính ngày theo dấu bưu điện; thí sinh không bỏ tiền LPXT vào phong bì chứa hồ sơ xét tuyển (HSXT), tiền LPXT được Bưu điện thu riêng; thí sinh lưu lại phiếu gửi để làm cơ sở tra cứu, định vị bưu gửi chứa HSXT trên website www.vnpost.vn từ ngày 01/8/2016.

6. Đăng ký xét tuyển trực tuyến

Muốn đăng ký theo hình thức trực tuyến, thí sinh truy cập vào website http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn, sử dụng mã truy cập cấp tại nơi nộp hồ sơ để truy cập vào hệ thống, tiến hành đăng ký các bước theo quy định dưới sự hướng dẫn cán bộ tuyển sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, có những vấn đề chưa rõ, thí sinh gửi thư đến website Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (mục Tiếp nhận ý kiến công dân, tổ chức) để được giải đáp.

Chúc các em thành công./.

Nguyễn Văn Nghiệm – Cán bộ tuyển sinh Sở GD&ĐT

Các tin khác