1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cách mạng tháng 8 và ngày quốc khánh

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NĂM 1945 VÀ NGÀY QUỐC KHÁNH (2 - 9)

TRÊN CÁC TRANG THƠ

PHẠM HỒNG VIỆT

Về những ngày Cách mạng tháng Tám 1945, Tố Hữu viết trong hồi ký “Nhớ lại một thời”: “Ai cũng cảm thấy mình được sống trong những ngày thật sự tự do, hạnh phúc, đầy lòng tự hào dân tộc và cả lòng tự trọng cá nhân”. Sau Hội nghị Đảng toàn quốc tại Tân Trào ngày 14/8/1945, Đại hội Quốc dân Tân Trào họp ngày 16/8/1945 nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh vào. Đại hội bầu Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức là Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sau do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch).

Nhà thơ Cù Huy Cận viết trong bài: “Một kỷ niệm về Hồ Chủ tịch ở Đại hội Tân Trào”:

… Bác đứng lên căn dặn mọi điều

Trăm đại biểu nghe thấm vào tận dạ:

“Nước mất, dân trăm bề nhục nhã

Cứu nước mau! Lo no ấm mọi người!”

Sau Đại hội Tân Trào, ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Tiếp nối Hà Nội, nhân dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa:

Từ Hà Nội đến Huế, Sài Gòn

Từ bản muôn xa đến xã thôn

Sóng cuộn biểu tình lên lớp lớp

Đỏ rừng cờ nghĩa, trắng rừng gươm.

(Xuân Thủy - Tổng khởi nghĩa)

Tháng 8 - 1945, ở tuổi 25, nhà thơ Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Trong những ngày Cách mạng tháng Tám, Huế rực đỏ cờ sao, quần chúng đông đảo gồm các tầng lớp khác nhau nổi dậy. Trong hồi ký “Nhớ lại một thời”, (1) Tố Hữu kể: “Có lẽ bài: “Huế tháng Tám” của tôi phản ánh khá trung thực tình cảm của đồng bào mình lúc đó - một thứ tình cảm mà người ngoại quốc không biết được, ngay cả bây giờ tưởng tượng ra cũng không dễ viết:

... Chừ đây Huế! Huế ơi! Xiềng gồng xưa đã gãy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

... Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.

Không chỉ riêng Huế mà trên cả nước ta, những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 là những ngày cả dân tộc “đã ào ào đứng dậy”, là những ngày đất nước “ngập đỏ cờ sao” vì lẽ “sông núi đã thuộc về ta”. Niềm vui sướng, hạnh phúc thật cao độ và sự đổi đời thật rõ rệt.

Trong bài thơ “Chào cách mạng”, Hưởng Triều viết:

Xin chào cách mạng thành công

Sài Gòn như ngọn thác hồng đổ xuôi.

Ngàn năm có một ngày vui

Đùng đùng chuyển đất rung trời là đây.

Nhớ lại những ngày Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ, nhà thơ Bảo Định Giang viết trong bài “Nhìn về quê mẹ”:

Tháng Tám mùa thu vui vận mới

Hai bờ Bảo Định rực cờ son.

Đất liền thầm nặng ơn Côn Đảo

Thuyền nối thuyền mừng đón Bác Tôn!

Cách mạng tháng Tám thành công. Các chiến sĩ cách mạng bị đế quốc thực dân giam ở Côn Đảo về lại với đất liền. Mỹ Tho được vinh dự đón hàng nghìn chiến sĩ yêu nước, trong đó có bác Tôn Đức Thắng từ Côn Đảo trở về.

Hồ Chủ tịch viết trong “Tuyên ngôn độc lập”:

“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.”

Từ nội dung nói trên, có thể thấy ý nghĩa quan trọng của sự kiện “Bảo Đại tuyên bố thoái vị” tại lầu Ngọ Môn, thành phố Huế. Từ lúc 14 giờ ngày 21/8/1945, trước hai hôm ngày giành chính quyền ở Huế, lá cờ đỏ sao vàng đã phất phới bay trên đỉnh cột cờ của Kinh thành Huế. Hai thanh niên yêu nước là Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương (Cao Pha) được cách mạng giao nhiệm vụ hạ cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ Huế. Trước ngày thoái vị, Bảo Đại có đề nghị với Chính phủ Cách mạng Lâm thời: “Lúc làm lễ thoái vị thì treo cờ vàng một lần cuối lên cột cờ Ngọ Môn, rồi lúc tuyên bố thoái vị xong thì sẽ hạ cờ vàng của vua xuống và kéo cờ đỏ sao vàng của cách mạng lên”. Đề nghị đó đã được chấp nhận.

Lầu Ngọ Môn đã chứng kiến sự kết thúc vĩnh viễn chính quyền phong kiến ở Việt Nam:

Ngày xưa vua đứng đây

Áo vàng, vành khăn úa.

Tháng Tám dân vùng lên

Hết cuộc đời vua chúa.

(Thanh Hải - Đứng trên Ngọ Môn).

Chiều ngày 30/08/1945, cờ vàng quẻ ly bị hạ xuống lần thứ hai và cờ đỏ sao vàng được chính thức kéo lên cột cờ của Kinh thành Huế. Về giờ phút này, nhà thơ Thanh Tịnh có viết: “ Từ trên đỉnh cột cờ trước Hoàng thành, lá cờ vàng đã từ trên cao buông nhanh xuống như một giọt nước mắt lớn đang rơi…giữa tiếng nhạc của bài “Tiến quân ca” hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng đã từ từ vươn lên, để sau cùng bay lồng lộng giữa nền trời xanh. Hàng vạn người cùng nhìn theo hướng cờ, đầu ngẩng lên cao, hiên ngang, tự hào”

Mùa thu từ năm đó

Trở thành mùa bắt đầu

Cho năm tháng mai sau

Cho những ngày rực rỡ.

(Thanh Hải - Mùa thu ở Huế)

Ngày 2/9/1945, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội là một sự kiện thiêng liêng trong lịch sử dân tộc.

Ôi sáng nay, Hà Nội đỏ màu cờ,

Quảng trường nắng Ba Đình hàng cây xanh biếc.

Mặt nước Hồ Tây, đường Thanh Niên gió rì rào ca hát

Hà Nội của mình đẹp lắm, em ơi!

(Giang Nam - Về Hà Nội)

Hình ảnh Bác Hồ trong giờ đọc “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/ 1945 là một biểu tượng lịch sử đẹp đẽ, khắc sâu trong ký ức của đời sống tinh thần Việt Nam:

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình:

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh

(Tố Hữu - Theo chân Bác)

Một biểu tượng rất sâu sắc của Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh 2 - 9 - 1945 là đất - trời rợp màu cờ đỏ.

Cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ thiêng liêng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 11 - 1940, các chiến sĩ cách mạng ở Mỹ Tho đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng năm cánh trên mái đình Long Hưng, nơi ra đời chính quyền cách mạng đầu tiên trong tỉnh. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng hình ảnh về lá cờ đỏ sao vàng thì vẫn sống mãi. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5 - 1941) tại Pắc Bó - Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) làm quốc kỳ của nước Việt Nam mới. Và cờ đỏ sao vàng đã phất phới tung bay trên khắp đất nước trong mùa thu 1945.

Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng

Những ngực nén hít thở ngày độc lập

Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp!

Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca.

(Xuân Diệu - Ngọn quốc kỳ)

Gắn liền với những rừng cờ đỏ sao vàng tràn ngập trên các đường phố trong mùa Thu cách mạng, Tố Hữu có những vần thơ trào dâng mãnh liệt:

Gió gió ơi! Hãy làm giông làm tố

Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi!

Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi!

Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác.

(Tố Hữu - Huế tháng Tám).

Xuân Diệu cảm nhận vẻ đẹp thiêng liêng của lá cờ đỏ sao vàng từ trong máu thịt của nhân dân mình:

Có xông pha tranh đấu mới nên cờ

Có máu chảy, nên sắc này mới đỏ

Đỏ vì huyết dám đem tung trước gió

Đỏ vì căm, vì tức đỏ vì sao?

Đỏ vì dân như thác lũ ào ào

Dân nổi dậy dựng cao trào cách mạng !

(Xuân Diệu - Ngọc quốc kỳ).

Cách mạng tháng Tám 1945 là sự kiện vĩ đại của cả một dân tộc. Mùa thu năm 1945, như  Xuân Diệu nói, “là một cuộc đổi đời”.

Thu từ đây không thu thảm thu sầu

Mà thu sướng, đậm đà xuân mát. (2)

Nhà thơ viết: “Quốc kỳ mới, quốc ca mới, gươm súng mới, bộ đội mới, dân quốc mới, Chính phủ mới: hàng triệu trái tim đã đến dự ngày độc lập cũng đem đến một dòng máu “như lửa mới nhen, như trăng mới mọc” và trong nắng thu sáng chói đến gay gắt, dưới trời xanh có một ngọn cờ đỏ sao vàng chót vót nổi bật, một cảm giác mùa xuân dân tộc đã đi trên ngọn sóng người”. (3)

Mùa thu tháng Tám năm bốn mươi nhăm

Khởi nghĩa đi lên dân chúng nghe rầm rầm.

Máu đường phố gầm gầm nghe nóng nóng…(4)

Với mùa thu ấy, “xiềng xích xưa đã gãy” (Tố Hữu).

Và như Hưởng Triều nhận định:

“Được rồi cả một cõi bờ

Dân đà có nước, nước về tay dân”.

P.H.V
   

Các tin khác