1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cách tiếp khách của người tà ôi

CÁCH TIẾP KHÁCH CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Đặc điểm rõ nét nhất của người Tà Ôi là tính hiếu khách. Cho dù bạn là người lạ hoặc người quen cũ, mỗi khi đến nhà, gia chủ rất vui mừng và họ vồn vã mời khách vào nhà.

Người Tà Ôi thường hay nói:

“Ôi cái bụng mình đói, cái áo chẳng lành

Đến làng bạn có hội, mình xin được ăn uống”

Đây là một lời nói mở để cho khách mỗi khi đến làng bản hoặc nhà của họ khỏi phải e ngại hoặc xấu hổ vì một việc gì đó, và họ không bao giờ phân biệt khách già trẻ, gái trai,…

Trong bất cứ tình huống nào, khi có khách, gia chủ Tà Ôi thường vui vẻ mời khách lên sàn nhà, công việc đầu tiên là người phụ nữ lấy chổi ở trên vách quét nhà một cách nhanh chóng và sạch sẽ.

Sau khi sàn nhà được quét xong, không bao giờ gia chủ để khách ngồi không xuống sàn nhà, mà phải đợi họ trải chiếu Ânchát xuống đã (đối với người Tà Ôi, loại chiếu này rất quý bởi vì nó được đan rất tỉ mỉ mất rất nhiều ngày công, chiếu Ânchát ít khi họ dùng để nằm mà chủ yếu dùng để mời khách ngồi, làm quà cưới cho con gái, trải để các già làng ngồi làm lễ, cúng bái trong các lễ hội)

Sau khi khách ổn định chỗ ngồi, thì người chồng nói chuyện với khách, còn người vợ thì lên tra lấy chuối đã ủ sẵn xuống mời khách ăn.

Mặc dù trong việc ăn uống khách có phần e ngại, nhưng qua nhiều lần mời mọc thì khách sẽ ăn chuối, bắp nướng, sắn luộc, mía…để gia chủ được vui lòng. Cho dù khó khăn nhưng khi đón khách họ sẵn sàng nhường khách và cố gắng làm những món ăn ngon miệng để đãi khách.

Người phụ nữ lấy gạo Radư, Cuda, đặt bếp nhóm lửa và trong lúc nấu cơm thì người chồng coi ngó còn người vợ lại đi vay mượn hoặc mua cá khô, thịt khô ở gần đó đem về làm cơm đãi khách.

Trong bữa ăn thường thì gia chủ ít ăn chung với khách, nếu khách nài nỉ muốn gia chủ ăn cùng thì chỉ có người chồng ăn và họ ăn rất cầm chừng. Bởi họ quan niệm khách đi xa mỏi mệt, đói bụng nên ăn nhiều còn mình là chủ có thể ăn khi nào cũng được.

Còn thức uống chủ yếu để mời khách là rượu. Rượu của người Tà Ôi có tới 10 loại: rượu đoác, rượu sắn, rượu mía, rượu gạo, rượu nếp, rượu thuốc, rượu mây, rượu kê, rượu cần, rượu dừa. Tuỳ theo kinh tế của từng nhà mà gia chủ có thể đãi khách những thứ rượu họ có.

Đặc biệt, mỗi khi có khách đến nhà, người Tà Ôi thường nói: “ăn miếng chơi, uống miếng rượu đoác”; để cho khách khỏi từ chối uống rượu thì họ lại nói thêm:

“Rượu dở mình cũng không chê.

Vì tình cảm, rượu chua mình cũng uống”

Đây là lời nói mang tính động viên khách hãy đón nhận tấm lòng hiếu khách của gia chủ.

Nét hay ở người Tà Ôi là họ không bao giờ ép khách uống nhiều rượu. Việc uống rượu ở nhà họ thì tuỳ vào sức của khách nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì khách phải uống với chủ một ly.

Người Tà Ôi thường dặn nhau rằng:

“ Này người anh em ơi

Đã cùng ngồi uống rượu

Có gì buồn trong bụng

Anh hát cho tôi biết”

Và thế là, sau lời gợi mở đó, khách với chủ càng thêm thắm thiết. Khách có thể kể cho chủ nghe những chuyện buồn vui trong việc làm ăn, vợ chồng con cái. Còn gia chủ thì say sưa kể chuyện cộng đồng, gia tộc, gia đình và kể những câu chuyện cổ xưa đầy tình nghĩa.

Trong khoảng thời gian tiếp khách đó, vợ con, người thân của gia chủ nếu không có việc gì làm thì họ lại quây quần bên bếp lửa để lắng nghe câu chuyện của mọi người và đôi lúc khi người chồng kể chuyện quên những chi tiết nào đó thì vợ, con, người thân của họ sẽ bổ sung, kể thêm vào.

Bếp lửa trong nhà bao giờ cũng đỏ lửa, người Tà Ôi quan niệm có lửa sẽ làm cho khách ấm thêm, lửa là biểu tượng của sự sống và sức mạnh, hơi ấm đó sẽ lan truyền và tăng thêm tính sinh động trong buổi tiếp khách.

Thông thường sau bữa cơm rượu thì khách được mời uống nước. Nhà người Tà Ôi thường uống nước chè xanh, lá nhân trần đun sôi, nước thường nấu trong nồi to đậy kín nắp và luôn vần bếp lửa để giữ độ ấm trong suốt cả ngày.

Họ thường uống nước bằng chén và khi đón khách cũng vậy. Để rót nước cho khách thì chén phải thật sạch, hơ lửa cho mau khô rồi múc ra từng bát mời khách.

Khi khách ra về, gia chủ Tà Ôi thường cho quà mang về, có thể là vài quả dưa, nải chuối, khúc mía.

Người Tà Ôi không thấy có lệ tiễn khách ra về, nhưng khi chia tay khách thì họ thường ngồi trên sàn nhà nhìn ra với ánh mắt nhân hậu những mong khách có dịp ghé lại thăm mình.

Khi nghiên cứu văn hoá người Tà Ôi, chúng ta tưởng việc tiếp khách của họ đơn giản, nhưng nhìn kỹ, quan sát kỹ thì mới nhận ra một điều rằng, người Tà Ôi có một lối sống cởi mở, hiếu khách đó là một nét đặc sắc trong văn hoá truyền thống của họ mà cho đến bây giờ họ vẫn còn lưu giữ.

T.N.K.P

Các tin khác