1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cảm nhận về bài thơ chúc tết cuối cùng của bác

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ CHÚC TẾT CUỐI CÙNG
CỦA BÁC

Th.S PHẠM VĂN BÀN
Trường THPT Gia Hội

Trong chặng đường lãnh đạo dân tộc ta viết nên những trang sử oai hùng “đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ”, Bác đã nhiều lần viết thư chúc tết đồng bào và chiến sĩ cả nước mỗi độ xuân về. Đó là những bài thơ thể hiện sách lược, chiến lược, đường lối sáng suốt của Đảng nhằm dẫn dắt dân tộc ta đi đến thắng lợi nhưng cũng là những lời tâm tình với “muôn vàn tình thương yêu” của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ cả nước trong sự giao thoa giữa thơ nghệ thuật và thơ tuyên truyền để tạo nên một sức sống lâu bền cho các lời chúc mà “Chúc tết năm 1969” (bài thơ chúc tết cuối cùng của Người) là điển hình:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang,

 Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to,

Vì Độc lập, vì Tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,

Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn !”

Giao tiếp với bài thơ, điều chúng ta tiếp nhận đầu tiên là lời chúc trang trọng, là mệnh lệnh của non sông được Bác chuyển tải một cách nghệ thuật qua lối kết cấu, cách dùng từ, tạo hình ảnh để gởi gắm tâm trạng với ngày xuân, mùa xuân. Để tạo nên sự thiêng liêng, trang trọng cho lời chúc, Người vẫn chọn cách chúc tết, lối kết cấu quen thuộc của người Á đông: đánh giá năm cũ và chúc tết năm mới (năm qua/năm nay) nhưng dung lượng câu chữ Người dùng cho mỗi ý đã hoàn toàn khác. Nếu như năm qua chỉ được khái quát, đánh giá bằng một dòng thơ ngắn “Năm qua thắng lợi vẻ vang” thì năm nay, năm mới, lời chúc được Người dành cho phần còn lại của cả bài thơ. Chính bằng sự không cân xứng đầy dụng ý này mà Người vừa đánh giá được quá khứ, bộc bạch được tâm trạng mừng vui khi điểm lại một năm phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân nhưng cũng vừa gợi tả niềm vui chưa toàn vẹn, nhiệm vụ sắp tới còn nặng nề, cả dân tộc phải thừa thắng xông lên, tiến lên phía trước. Người đọc vừa bắt gặp ở đây nỗi niềm ray rứt của Người trong ngày vui vừa nhận thức rõ lý do vì sao Bác đưa ra mệnh lệnh “Tiến lên”, và dồn tất cả mục đích cho lời chúc: “Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”. Một loạt động, tính từ “vẻ vang, thắng, đánh, cút, nhào”... được sắp xếp theo trật tự từ khái quát đến cụ thể vừa giúp tác giả nhấn mạnh, khẳng định quyết tâm, nghị lực, ý chí của cả dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian nan, vừa gián tiếp gợi nên chiến lược, sách lược để thực hiện lời chúc vừa gợi nên hình ảnh cả dân tộc đang vươn lên giành lấy mùa xuân vĩnh viễn của Độc lập, Tự do “Xuân nào vui hơn”. Những điệp từ “vì, vì”, những điệp ngữ “đánh cho, đánh cho” được láy đi láy lại kết hợp với cảm thán từ mệnh lệnh “Tiến lên” như hồi kèn thúc giục, động viên, như lời hiệu triệu của non sông để gieo vào lòng người một luồng sinh khí, một niềm tin tất thắng của thời đại với niềm tin chắc nịch “Ắt về ta”. 

Nếu chất nghệ thuật đã tạo nên sức cuốn hút, sức liên tưởng cho bài thơ, làm ánh lên bóng dáng của nhân vật trữ tình trong niềm kiêu hãnh tự hào, niềm tin tuyệt đối vào đồng bào, chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chính nghĩa thì bút pháp “dân dã” lại tạo nên tính lan truyền kỳ lạ cho bài thơ, để nó ngân nga trong tâm hồn người nghe. Với thể thơ, nhịp thơ lục bát (6/8) quen thuộc, với sáu dòng thơ ngắn như một bài ca, một lời ru, lời tâm tình nơi đồng quê, tác giả đã nhỏ nhẹ, chân tình bộc bạch nỗi niềm, ước muốn và sự khao khát riêng tư của nhân vật trữ tình cũng là ước mơ, khát khao của lòng dân, của dân tộc, của cha ông: “Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”. Lối gieo vần của bài thơ cũng là lối gieo vần liên tiếp (“vang, càng, to, do...”) quen thuộc, thân thiết của ca dao vừa liên kết các câu thơ lại vừa tạo nên sự lô gíc, thống nhất cho ý thơ vừa ngân lên những nốt nhạc réo rắt lôi cuốn cổ vũ lòng người mà dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lan truyền như một khúc ca truyền miệng. Tất cả ý chí, nghị lực to lớn của cả dân tộc, thời đại, tất cả chiến lược, sách lược mang tính trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân được Người diễn đạt bằng những từ mộc mạc, dân dã ( thắng to, cút, nhào, ắt) như lời trao đổi, tâm tình, giao tiếp thường ngày của người dân đã tạo nên sự thân thiết, gần gũi thân quen để xóa nhòa ranh giới giữa tác giả với bạn đọc, lãnh tụ với người dân, chuyển tải nội dung trang trọng một cách hiệu quả mà thấm đượm tình non nước.

Tình người đan xen trong đất nước, nghệ thuật tuyên truyền hòa đồng trong nghệ thuật xây dựng hình tượng trữ tình đã làm cho tác phẩm “có một giá trị và ý nghĩa đặc biệt” (Từ điển văn học), có một sức lay động và làm xao xuyến lòng người đương thời để cả dân tộc bất chấp hy sinh, cầm súng để giành lại mùa xuân độc lập tự do cho Tổ quốc hôm nay. Ngày xuân, đọc lại lời chúc tết của Người cha vĩ đại suốt đời “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu), lòng chúng ta lại ngân lên lời hiệu triệu, lời thúc giục, mong ước của Bác kính yêu “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” trong thời kỳ đổi mới, hội nhập./.

Huế, những ngày giáp tết Đinh Hợi

P.V.B

Các tin khác