1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Có một tấm lòng nặng tình với Huế

CÓ MỘT TẤM LÒNG NẶNG TÌNH VỚI HUẾ

Thơ viết về Huế không ít, bởi lẽ xứ Huế – xứ thơ luôn để thương để nhớ trong lòng người đi xa. Có thể nói, mỗi bài thơ là một món quà ăm ắp kỷ niệm được dệt nên từ miền cảm xúc vấn vương, thương nhớ. Nhận Huế làm quê hương thứ hai, năm 1999, nhà thơ Huy Cận đọc tặng những ai yêu Huế, mến Huế một bài thơ mà ông vừa sáng tác: Huế vấn vương.

Toàn bài thơ là một nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên, nhớ con người. Với bạn đọc Huế vấn vương là khúc nhạc lòng của Huy Cận, tiếng lòng ấy vang lên nhẹ nhàng mà tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng mà trong trẻo, rạo rực quá. Đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ.

Như đã nói, toàn bài thơ là một nỗi nhớ. Nhớ vườn cây, nhớ điệu hò mái nhì, mái đẩy, nhớ khung trời, nhớ màu tím chiều thu, nhớ nét duyên thầm để ai cứ mãi bâng khuâng, hoài niệm:

Xanh mượt bờ cây Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hoá vườn trời
Người đã bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi.
Huế hoa thiên lý mùi thoang thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ.
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sông không trôi bởi luyến lưu bờ
Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không?
Cho ta xin lại những năm hồng
Cho ta sống lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thu giữa độ bông.
Tình bạn, tình yêu Huế khéo ương
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương

Huế từ lâu nổi tiếng là thành phố xanh màu cây lá. Thong dong giữa lòng phố, những con đường mềm mại, uốn quanh dưới vòm trời mát dịu:

Xanh mượt bờ cây Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hoá vườn trời.

Vì xanh mượt nên “hoá vườn trời”. Vậy là trong cảm quan của Huy Cận Huế là một vườn hoa, vườn xanh. Không gian Huế bao giờ cũng lắng dịu khoan thai. Giữa cái mênh mang diệu vời ấy, bước chân ai lặng lẽ làm duyên. Từ lâu, chiếc nón bài thơ, tà áo dài thướt tha thiếu nữ đã chảy vào những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn du khách để một lần xa Huế là một lần thao thức, luyến lưu. Tố Hữu – nhà thơ đất mẹ có lần cất lên: “Tuổi thơ áo trắng sớm chiều bướm bay”, Mai Văn Hoan thì “Gió vờn tà áo trắng bay. Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười”. Huy Cận cũng đã hơn một lần ngỡ ngàng, rạo rực: “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong”. Giờ đây trong khúc nhạc lòng Huế vấn vương nhà thơ khẽ reo thầm:

Người đi bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi

Đó là nét dịu dàng của cô gái Huế làm đắm say biết bao người. Câu thơ “mà nặng lòng yêu biết mấy mươi” nghe da diết và quá đỗi thân thương.

Ấn tượng với Huế thật đong đầy. “Quãng đời sống ở Huế, học ở trường Quốc Học là thời gian đẹp nhất của tôi” – Huy Cận từng tâm sự như thế. Khổ thơ thứ hai nói rõ điều đó:

Huế hoa thiên lý mùi thoang thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sông không trôi bởi luyến lưu bờ

Bốn câu thơ vẽ lên một bức tranh xinh xắn. Bức tranh ấy có mùi hương, màu sắc và âm thanh. Tất cả quyện hoà dìu dịu, thanh thản đến lạ thường. Vậy là bao năm xa cách, “người con nuôi” của Huế vẫn cất giữ trong sâu tâm hồn của mùi thiên lý hương hoang thoảng, sắc tím chiều thu và ngân nga câu hò mái đẩy. Trong vùng trời thương nhớ ấy, dòng sông Hương hiền hoà lặng lẽ tưới mát tâm hồn làm ngân rung hồn dạt dào từ trái tim chàng thư sinh trẻ tuổi. Nếu Thanh Hải gọi dòng Hương là “dòng sông xanh”, Thu Bồn gọi “con sông dùng dằng con sông không chảy” thì Huy Cận lại cảm nhận: “Sông không trôi bởi luyến lưu bờ”. Đó là cái nhìn lãng mạn chất chứa một tình yêu trong sáng đến đậm sâu. “Sông không trôi”: bởi “luyến lưu bờ” – nàng Hương – một nét duyên mềm mại – một linh hồn sống động – cũng đa cảm – đa tình như chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi lần đầu biết yêu, biết rung động, biết dành cho Huế một trái tim, và hơn hết là kết tinh thành những vần thơ từ những ngày trọ học trên xứ thơ, xứ nhạc đẹp như một giấc mơ lành.

Rồi, ngỡ như nén vào sâu thẳm, nhà thơ bật lên câu hỏi bâng khuâng tận cõi lòng: “Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không?…Hãy cất giữ con đường ta đến lớp, giữ giúp ta những tháng ngày thơ mộng…Nếu Xuân Diệu từng nói mình có hai quê: cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong thì Huy Cận cũng nhiều lần nhấn mạnh Hà Tĩnh là quê hương sinh ra ông còn Huế là nơi nuôi dưỡng để ông thành tài. Có lẽ vì thế con người Huy Cận, hồn thơ Huy Cận kết tinh phẩm chất của 2 vùng đất: cần cù và tài hoa, sâu sắc và lãng mạn. Vâng, với Huế, Huy Cận thật nặng lòng – bởi Huế đã cho ông một hồn thơ, vì thế:

Cho ta xin lại những năm hồng
Cho ta sống lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thơ giữa độ bông.
Tình bạn, tình yêu Huế khéo ương
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương

Hình ảnh đẹp, giọng thơ trữ tình, điệp từ “xin lại”, “sống lại” cộng với các tính từ “bâng khuâng”, “vấn vương”…tất cả cùng cộng hưởng tạo thành bản tình ca đẹp, bản tình ca yêu thương, khúc nhạc lòng ngọt ngào nặng tình với Huế

Đọc Huế vấn vương ta thật xúc động trước tấm lòng, tình cảm mà nhà thơ Huy Cận dành cho cảnh, cho người xứ Huế. Dòng Hương vẫn lặng lẽ trôi, câu hò vọng đưa, thuyền rồng chậm đưa du khách dạo chơi…Huế vẫn mãi là khoảng trời bình yên với nhịp ru chầm chậm…Tất cả vẫn còn đó…và Huy Cận đã ra đi…ông đã kịp về thăm Huế trước lúc chia xa…Huế sẽ và mãi mãi cất giữ những kỷ niệm thân thương một thuở của cậu học trò mộng mơ năm xưa..

TRẦN VĂN TOẢN
Giáo viên Trường Quốc Học, Huế

Các tin khác