1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đặc điểm của một số bài đồng dao

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ BÀI ĐỒNG DAO

TRIỀU NGUYÊN

1. Có một số sáng tác dân gian lưu truyền khá phổ biến ở lứa tuổi nhi đồng (từ 4 - 5 đến 8 - 9 tuổi) được hình thành trên cơ sở quan hệ gia đình. Dưới nay, dựa vào đối tượng được đề cập, chúng tôi tạm đặt tên và ghi lại ba bài trong số đó: bài về cây, bài về chim và bài về thằn lằn.

BÀI VỀ CÂY

Bí ngô là cô đậu nành

Đậu nành là anh dưa chuột

Dưa chuột là ruột dưa gang

Dưa gang là nàng dưa hấu

Dưa hấu là cậu bí ngô

 

Bí ngô là cô đậu nành

 

BÀI VỀ CHIM

Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đen

Sáo đen là em tu hú

Tu hú là chú bồ các

 

Bồ các là bác chim ri.

 

BÀI VỀ THẰN LẰN

Kì nhông là ông kì đà

Kì đà là cha cắc ké

Cắc ké là mẹ kì nhông

 

Kì nhông là ông kì đà

2. Ba bài vừa dẫn, xét mặt văn bản, cùng có các điểm chung:

- Mỗi bài đều thuần nhất về mặt chủng loại đối tượng được nói đến. Bài về cây gồm một số cây thân thảo, thân dây leo hay bò (bí và dưa cùng một loại); bài về chim, chỉ nói đến các loài chim, loại vừa và nhỏ (bồ các là tên gọi khác của ác là; chim ri: giống chim sẻ, mỏ đen và to; tu hú: chim lớn hơn sáo, lông màu đen lốm đốm trắng, thường đẻ trứng vào tổ sáo sậu hay ác là); bài về thằn lằn gồm ba loại thằn lằn (kì nhông: thằn lằn đào hang sống trong bãi cát, bờ biển; kì đà: thằn lằn cỡ lớn, sống ở nước, da có vảy, ăn cá; cắc ké: cắc kè, tên phổ thông là tắc kè, loại thằn lằn sống trên cây).

- Mỗi dòng thơ gồm 6 tiếng, trong đó có ba tiếng mang vần, là các tiếng thứ hai, thứ tư, và thứ sáu. Riêng tiếng thứ tư vần (bằng hoặc trắc) với tiếng thứ sáu dòng trước và tiếng thứ hai cùng dòng. Và dòng thơ cuối lặp lại dòng thơ đầu (kiểu kết cấu này được gọi là “lượn vòng” hay “vòng tròn”).

- Các dòng thơ được cấu tạo kiểu A là x của B, B là y của C, C là z của...(A, B, C: tên gọi của vật – cây hay con – gồm hai tiếng; x, y, z: quan hệ gia đình của A và B, B và C, C và...-là ông, cha, chú,...) Do A là x của B được lặp lại ở dòng cuối, nên B được nhắc đến ba lần, trong lúc C và các vật khác chỉ được nêu hai lần trong bài. Và mức độ lặp lại từ của mỗi bài khá cao (bài về cây, mức lặp này là 61,1%; bài về chim, mức lặp là 58,3%; và bài về thằn lằn, mức lặp là 62,5%).

Qua đó, có thể nói rằng, nay là một kiểu dạng văn bản đặc biệt được hình thành từ đồng dao. Do có hình thức là những câu văn ngắn gọn, mức độ lặp mạnh, nhiều vần,..., có nội dung ngộ nghĩnh (quan hệ tréo hèo, tuỳ tiện,...), kiểu dạng này rất dễ thuộc và phù hợp với tâm lí của trẻ, được trẻ yêu thích. Về tiềm năng, kiểu dạng này còn vô số đối tượng để khai thác, hòng sáng tạo: như nói về hoa, về củ, về hạt, về rắn, về ong, về cóc nhái,...( thí dụ – người viết tạm “bịa” ra một bài để minh họa: Bông bí là chị bông hồng; Bông hồng là ông mào gà; Mào gà là cha cúc tím; Cúc tím là thím cúc xanh; Cúc xanh là anh bông bí; Bông bí là chị bông hồng). Tức nó có khả năng phát triển và phát triển lâu dài.

3. Trừ “ruột” và “nàng” (hai dòng 3 và 4, bài về cây) không rõ thứ bậc, quan hệ gia đình, các chỗ khác quan hệ này được nêu rất rõ, đó là: “ông”, “bác”, “cha”, “mẹ”, “cô”, “cậu”, “dì”, “anh”, “em”. Có thể coi đây là một lối nhân hoá, xuất phát từ vật mà gợi ý cho trẻ về việc cần phải nhận biết các mối quan hệ gia đình giữa những người gần gũi với mình. Thật ra, ở đây hình thành hai loại quan hệ: quan hệ giữa những người thân với trẻ, và quan hệ giữa họ với nhau. Quan hệ đầu dễ nhận ra hơn quan hệ sau. Quá trình nhận biết các mối quan hệ này khởi đầu khi trẻ mới dăm bảy tháng tuổi và có thể kéo dài đến hết độ tuổi nhi đồng.

Những “ông”, “bác”, “mẹ”, “cô”, “dì”...trong quan hệ giữa hai sự vật nhằm gợi cho trẻ về tên gọi và phân biệt dần giữa những người thân trong quan hệ với bản thân và quan hệ giữa họ với nhau. Điều này có thể được khẳng định hơn khi ta xét các mối quan hệ vừa nêu từ chính văn bản. Ở các văn bản, những từ về quan hệ gia đình chỉ có tính chất tượng trưng, không mang tính xác thực. Giả sử, chọn bài về chim chẳng hạn: tu hú là anh của sáo đen, nó phải gọi sáo sậu bằng cậu, chim ri bằng bà dì (hay mệ dì), và bồ các vào bậc cụ cố (không thể có chuyện “tu hú là chú bồ các”). Phân tích hai bài còn lại cũng cho thấy sự rối loạn thứ bậc huyết thống tương tự.

4. Qua sự trình bày trên, có thể thấy rằng, các bài đồng dao được hình thành trên cơ sở quan hệ gia đình cùng theo một kiểu cấu tạo văn bản ổn định. Kiểu cấu tạo ấy gồm những câu sáu tiếng, trong đó có một nửa mang vần, với mức độ lặp xấp xỉ 60%, kèm phương thức lượn vòng. Các câu này, đồng thời, có cùng mô hình ngữ pháp, làm nổi lên những từ chỉ quan hệ gia đình. Chính những từ về gia đình ấy sẽ gợi lên ở trẻ sự cần thiết phải nhận biết những người thân quanh mình và quan hệ giữa họ: một bài học quan trọng kéo dài hết phần tuổi nhi đồng của trẻ.

Cũng từ việc trình bày này, chúng ta thấy vai trò của đồng dao với trẻ không chỉ để vui chơi mà còn có tác dụng giáo dục, và một sáng tác tốt cho trẻ cần nhẹ nhàng mà sâu sắc, tránh chuyện “sai bảo” (được làm việc này, không được làm việc kia) một cách máy móc.

T.N

Các tin khác