1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dậy sớm

DẬY SỚM

XUÂN CHÂU

Con chim dậy sớm góp cho đời tiếng hót

Người dậy sớm hay lam hay làm ...

Ngày ấy, người dân quê tôi thường dậy sớm. Người lớn phải dậy sớm tranh thủ ra đồng cấy, cày, gặt, hái... “Phận nghèo đâu quản nắng mưa - cày sâu cuốc bẩm được mùa có khi”(ca dao). Lũ trẻ cũng được bố mẹ thức dậy sớm: Đứa thì giữ  em cho mẹ đi làm, đứa thì ra đồng chăn trâu cắt cỏ, đứa dậy sớm học bài... Dậy sớm học bài mau thuộc hơn, bố mẹ chúng thường bảo thế. Học trò trường huyện phải dậy sớm để đi đến lớp cho kịp giờ, vì trường cách làng 6-7 cây số. Những ngày nghỉ học, chúng tôi phải lên rừng hái củi. Làng cách rừng chừng 4-5 giờ đi bộ. Vì vậy, không chỉ dậy sớm như bình thường mà phải dậy từ rất sớm: Dậy từ gà gáy đầu (lần đầu), chậm nhất gà gáy lần thứ hai thì phải dậy mới kịp. Sau này mới có đồng hồ báo thức, rồi phương tiện báo thức ngày càng hiện đại hơn, chứ ngày ấy chỉ căn cứ chủ yếu vào tiếng gà để đoán định thời gian. Các chú gà trống xem thế mà cũng có chừng: Một đêm nó gáy chừng ba lần. Lúc đầu chỉ một con gáy, sau đó các con khác cùng gáy, gáy râm ran cả xóm theo từng đợt. Người có kinh nghiệm theo đó mà đoán giờ: Gà gáy đầu (khoảng 1- 2 giờ sáng), gà gáy lần thứ hai (khoảng 2-3 giờ sáng), gà gáy lần thứ ba thì trời đã mờ sáng... Hoặc có người còn đoán định thời gian qua vầng trăng. Có câu ca dao nói về sự tương ứng giữa lúc trăng mọc và thời gian trong đêm khá độc đáo:

...Hai mươi giấc tốt

Hăm mốt nửa đêm

Hăm hai trăng mọc gà kêu

Hăm ba trăng mọc bắc niêu cũng vừa...

Hiểu nôm na là: Ngày 20 (âm lịch) hàng tháng, khi trăng mọc thì nhiều người đã ngủ được một giấc ngon lành rồi, nghĩa là đêm đã khuya; ngày 21 trăng mọc lúc nửa đêm và khoảng ngày 23 hàng tháng, khi trăng mọc trở dậy bắc niêu (nồi) nấu cơm để đi hái củi, đi làm ở đồng xa là vừa ...

Vì vậy, khi trời sáng rõ mặt người thì làng đã vắng tanh, chỉ còn trẻ nhỏ và người già. Còn nhớ, những ngày lên rừng hái củi, do phải dậy từ rất sớm nên có đứa bạn vừa đi vừa ngủ gà ngủ gật trông thật ngộ. Nhưng rồi lâu dần thành quen. Cứ thế, chúng tôi lớn lên trong “môi trường” dậy sớm một cách tự nhiên, rồi việc dậy sớm trở thành bình thường, thành thói quen trong suốt cả cuộc đời. Cũng có lẽ do sống trong hoàn cảnh ấy mà ở trường chúng tôi biết cảm thông và xúc động trước vẻ đẹp của hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm ...

Người ta bảo cái gì cũng có hai mặt. Việc con người phải dậy sớm do nhu cầu mưu sinh ở làng quê nghèo một nắng hai sương vất vả nhọc nhằn hoá ra lại có lợi cho sức khoẻ. Ngày nay khoa học cho rằng việc dậy sớm đi bộ rất tốt cho sức khoẻ con người. Có lẽ vì thế mà hiện nay, nhiều cán bộ công chức ở thành phố tuy công việc không yêu cầu phải dậy sớm nhưng cũng cố gắng dậy sớm đi bộ nhằm tăng cường sức khoẻ. Còn chúng tôi, do đã được “thực hành” việc dậy sớm từ nhỏ nên hoà nhập rất nhanh môn thể thao này! Hơn nữa, việc dậy sớm đi bộ còn có những cái hay riêng. Chẳng thế mà có nhà thơ nói rằng, những tứ thơ hay thường đến với ông trong những lần dậy sớm đi bộ trong không khí trong lành, giữa lãng đãng sương mờ những buổi sớm mai. Các vị mê bóng đá thì vừa đi vừa bình luận về trận cầu kịch tính đêm qua. Còn các bà, các cô thì khỏi phải nói. Họ dậy sớm đi bộ theo từng tốp 3- 4 người chuyện trò thật vui vẻ, từ chuyện nhà chuyện cửa, chuyện học hành của con cái đến chuyện mấy vị thuốc nam đơn giản dễ tìm mà hiệu quả, rồi chuyện mua bán đắt rẻ chỗ này chỗ kia...

Lũ chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả, một số phận khác nhau, nhưng chắc ai cũng giữ thói quen dậy sớm

... Trời mờ sáng, đi bộ thể dục trên đường phố, chợt bâng khuâng nhớ những ngày xưa cùng bạn bè tuổi nhỏ ở quê đi ra đồng cắt cỏ chăn trâu, đi lên rừng hái củi trên con đường quê còn mờ hơi sương...

X.C

Các tin khác