1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm học tập cộng đồng

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
Phòng GDCN-TS Sở GD&ĐT
Tính đến đầu năm học 2006-2007, toàn tỉnh đã có 99 Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được thành lập, chiếm tỉ lệ 65% số phường xã, thị trấn có TTHTCĐ. Trong quá trình hoạt động, nhiều TTHTCĐ đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện cuộc sống của cộng đồng trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động của các TTHTCĐ trên toàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chiùnh là do TTHTCĐ chưa có quy chế hoạt động chính thức; nhận thức của các cấp lãnh đạo một số địa phương về vai trò, vị trí của TTHTCĐ chưa đầy đủ; cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động còn nhiều thiếu thốn; cơ chế quản lý, chỉ đạo còn chồng chéo; các nguồn lực chưa được phát huy…
Để hoạt động của TTHTCĐ trong thời gian tới đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, các Phòng Giáo dục và các Trung tâm GDTX huyện, thành phố cần tập trung thực hiện tốt những nội dung chỉ đạo cụ thể sau đây:
1. Làm tốt công tác tham mưu:
1.1. Tích cực tham mưu để các cấp chính quyền địa phương nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí vai trò của TTHTCĐ trong nền giáo dục quốc dân, trong việc xây dựng xã hội học tập theo Chương trình hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015; từ đó có những chủ trương, giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động các TTHTCĐ ngày càng hiệu quả, thiết thực.             
1.2. Tham mưu UBND huyện, thành phố tiến hành kiểm tra hoạt động của tất cả các TTHTCĐ trên địa bàn để có sự đánh giá chính xác thực trạng tình hình hoạt động, từ đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy các cấp uỷ, chính quyền cơ sở và các tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia tích cực vào quá trình hình thành và phát triển của từng TTHTCĐ. Những TTHTCĐ nào không hoạt động hoặc hoạt động mang tính hình thức, không hiệu quả, phòng Giáo dục có thể tham mưu UBND huyện, thành phố có biện pháp chấn chỉnh. Nếu tình hình này cứ tiếp diễn, có thể tham mưu UBND huyện, thành phố ra quyết định giải thể; khi điều kiện chín muồi sẽ thành lập lại để tránh tình trạng phản tác dụng.
1.3 Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, thành phố; đặc biệt với Hội khuyến học các cấp xây dựng mạng lưới liên kết ở cấp huyện, thành phố nhằm tăng cường nguồn lực cho các TTHTCĐ ở địa phương, xã.
1.4 Tham mưu cấp uỷ, chính quyền phường, xã thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTHTCĐ:
- Yêu cầu các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phải phối hợp với TTHTCĐ tổ chức các hoạt động có liên quan đến nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Cụ thể: giao cho Ban điều hành TTHTCĐ chịu trách nhiệm về công tác tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn, hội thảo…; các tổ chức, đoàn thể, ban ngành chịu trách nhiệm về công tác nội dung.
- Củng cố Ban điều hành TTHTCĐ. Phải lựa chọn những người có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và uy tín bổ sung vào Ban điều hành, để đủ năng lực tham mưu cho lãnh đạo địa phương và thu hút được sự hưởng ứng của cộng đồng. Phấn đấu, mỗi TT có một uỷ viên thư ký chuyên trách để có điều kiện tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi, làm cho hoạt động của TT ngày càng nề nếp. Cương quyết chống tình trạng TTHTCĐ hoạt động mang tính hình thức, chiếu lệ.
- Tận dụng, phát huy và liên kết tất cả các cơ sở vật chất và thiết bị sẵn có trên địa bàn như nhà Văn hoá làng, xã; Bưu điện văn hoá xã… nhằm tăng cường điều kiện hoạt động cho TTHTCĐ.
- Phát huy các nguồn tại chỗ về nhân lực, tài lực, vật lực… Chủ động liên hệ với các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; các nhà máy, đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… để TTHTCĐ làm cầu nối chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp đến người dân.
2. Làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo:
2.1 Đối với Phòng giáo dục: Cử một đồng chí lãnh đạo Phòng trực tiếp chỉ đạo và một chuyên viên phụ trách công tác TTHTCĐ với nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch phát triển các TTHTCĐ để đến năm 2008 bảo đảm 100% phường, xã có đủ điều kiện thuận lợi thành lập TTHTCĐ.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập và tham mưu cho UBND huyện, thành phố ra quyết định thành lập TTHTCĐ ở những phường xã có điều kiện phát triển.
- Quản lý, chỉ đạo và phối hợp với TTGDTX tổ chức tập huấn, theo dõi, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các TTHTCĐ. Từng học kỳ phải báo cáo Sở GD&ĐT tình hình hoạt động TTHTCĐ trên địa bàn một cách cụ thể.
2.2 Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Cử một đồng chí trong ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ công tác TTHTCĐ với các thành viên là giáo viên phụ trách các phường xã, để:
- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tại các TTHTCĐ.
- Cung ứng các nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn cho các TTHTCĐ.
- Chọn cử giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp XMC, BTVH mở tại các TTHTCĐ.
- Tham mưu tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị ban đầu cho các TTHTCĐ khi có kinh phí hỗ trợ của ngành.
- Cử giáo viên phụ trách từng TTHTCĐ để thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo phường, xã và Ban điều hành TTHTCĐ tổ chức hoạt động, bảo đảm đúng quy chế và hiệu quả. Giáo viên phụ trách phải có hồ sơ theo dõi và thống kê kịp thời các hoạt động các TTHTCĐ hàng tháng, học kỳ để báo cáo và tham mưu lãnh đạo TTGDTX có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ phụ trách.
Trong năm học 2006 - 2007, Sở sẽ phối hợp với các TTGDTX huyện, thành phố tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, tổ chức hoạt động cho Ban điều hành, cộng tác viên các TTHTCĐ; đồng thời sẽ phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn biên tập một số tài liệu dùng trong TTHTCĐ.
Với tinh thần hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, các Phòng Giáo dục, các TTGDTX huyện, thành phố cần tham mưu tích cực cho lãnh đạo địa phương có những giải pháp sáng tạo, khả thi để hoạt động các TTHTCĐ trên địa bàn ngày càng hiệu quả, thực chất; không chạy theo số lượng, chỉ tiêu mà xem nhẹ chất lượng; nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. .
Các tin khác