1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dịch vụ trong giáo dục

DỊCH VỤ TRONG GIÁO DỤC

VÀ BÀI TOÁN CÂN ĐỐI

TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN

TS. LÊ KHÁNH TUẤN

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

1. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC

1.1. Thị trường giáo dục - có hay không ?

Đây là câu hỏi đã được đặt ra tại hội thảo “Giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN” do Ban Khoa giáo TW tổ chức ngày
4/12/2004. Có hai luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này [1]:

- Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng không có thị trường trong giáo dục, không nên coi nhà trường là cái chợ và cho rằng việc đưa các quy luật thị trường vào sẽ làm thương mại hoá giáo dục.

- Luồng ý kiến thứ hai khẳng định có thị trường giáo dục và phải vận dụng các quy luật thị trường để giải quyết các vấn đề đầu tư trong giáo dục. Luồng ý kiến này được các nhà quản lý hiện hành đồng tình nhiều hơn.

Hội thảo kết thúc mà không có câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi trên. Ý kiến của GS. Đặng Hữu tạm khép lại các tranh luận:

- Thực ra, không nước nào có thị trường thuần tuý, mà đều có sự can thiệp của Nhà nước. Ta nói là “chống thương mại hoá giáo dục” thế thì xã hội hoá ai sẽ đầu tư đây? Ta không biến giáo dục thành hoạt động vụ lợi, nhưng phải nghĩ đến cơ chế đảm bảo quyền lợi cho những nhà đầu tư giáo dục khi họ bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này chứ ?

- UNESCO nói nhiều về thị trường tri thức và sở hữu trí tuệ. Trên thế giới người ta không tranh luận có thị trường hay không có thị trường, điều quan trọng hơn cả là tìm ra chính sách cụ thể để giáo dục vận hành và phát triển.

1.2. Tiếp cận thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”

- Có hay không dịch vụ trong giáo dục ? Theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì “thương mại dịch vụ” được định nghĩa là việc cung cấp một dịch vụ (Trade in services is defined as the supply of a service). “Cung cấp một dịch vụ” nói ở đây bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và cung ứng dịch vụ đó. Cũng theo hiệp định trên thì “dịch vụ giáo dục” là 1 trong 52 lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, từ 11/12/2008 Mỹ được quyền đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực giáo dục [2].

Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn và trong đó dịch vụ giáo dục là nhóm thứ 5.

- Trường học có phải là công ty ? Điều 9, Chương 1, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ghi: Công ty là bất kỳ một thực thể nào được thành lập hay tổ chức theo luật, áp dụng bất luận vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, do chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát [2].

- Nếu trường học là công ty, dịch vụ giáo dục là thương mại dịch vụ thì khách hàng là ai ? Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000-2000 định nghĩa khách hàng (customer) là tổ chức hay cá nhân nhận một sản phẩm hay dịch vụ [2].

- Kết luận:

+ Trong những ngữ cảnh nhất định, khi chỉ xét về góc độ thương mại dịch vụ, ta có thể coi nhà trường là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giáo dục và khách hàng của họ là học sinh.

+ Điều khác biệt giữa các loại hình nhà trường đó là trách nhiệm của “khách hàng” đối với giá của dịch vụ (Ví dụ: Ở trường tư thục khách hàng phải trả đủ cho giá dịch vụ; ở trường công lập họ chỉ trả một phần, phần còn lại do Nhà nước trả giúp...). Chính phủ có thể thực hiện cơ chế “trợ giá” để thực hiện các chính sách xã hội hoặc thực thi giáo dục miễn phí.

+ Với quan niệm như vậy chúng ta mới lý giải, giải quyết được các vấn đề: “xuất khẩu giáo dục”, “trường chất lượng cao, thu cao”, sự cạnh tranh với các trường quốc tế đầu tư vào Việt Nam... tạo ra nhiều cơ hội học tập cho người dân, đồng thời vẫn có thể thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội.

1.3. Sự tham gia vào giá thành dịch vụ giáo dục

- Khi dịch vụ giáo dục là một sản phẩm mang tính thương mại dịch vụ thì nó cũng có giá thành. Khoản tiền chi phí cho hoạt động đào tạo một học sinh tốt nghiệp một cấp học có thể xem như là giá thành dịch vụ giáo dục để tạo ra “sản phẩm” đó. Người ta thường lấy chi phí đào tạo/học sinh trong một năm học để tính toán và gọi đó là “chi phí đơn vị”. Ví dụ: chi phí đơn vị thực tế bình quân cho đào tạo đại học ở Mỹ là 22.000 USD, Châu Âu khoảng 12.000 USD và Việt Nam là 450 USD/SV/năm [3].

- Ai sẽ phải trả tiền để bù đắp giá thành dịch vụ giáo dục? Với sản phẩm thông thường, khách hàng (trong giáo dục là học sinh) sẽ phải trả đủ. Nhưng dịch vụ giáo dục có 2 điểm khác biệt [3]: 1). Đây là một thị trường có “thông tin bất đối xứng”, người mua biết rất ít về sản phẩm mình mua và thường có nguy cơ nhận được sản phẩm chất lượng thấp hơn mong đợi; 2). Thành phẩm (người học sau khi ra trường) không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân họ, mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Do vậy, trách nhiệm chi trả phải được chia sẻ cho: người học, nhà nước và cộng đồng.

- Cơ cấu “chia sẻ chi phí” như thế nào ? Tuỳ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia để quyết định. Ở nước ta, theo ý kiến một số chuyên gia, có so sánh với các nước trong khu vực, cơ cấu đó có thể là: Nhà nước 45%, người học 40% và cộng đồng 15%.

- Trách nhiệm đóng góp của người học 40% - đó chính là học phí. Nhà nước có thể thực hiện các chính sách xã hội thông qua việc miễn hoặc giảm một phần trách nhiệm cho người học. Trường hợp muốn thực hiện giáo dục miễn phí thì Nhà nước sẽ chi trả phần 40% đó thay cho người học.

1.4. Vấn đề địa tô tiêu dùng

- Trong kinh tế thị trường, giá cả được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu hàng hoá. Khi cung < cầu sẽ xảy ra tình trạng tăng giá, ngược lại cung > cầu, giá sẽ giảm. Mức giá hình thành khi cung = cầu gọi là giá cả thị trường. Người ta thường điều tiết giá thông qua quan hệ cung - cầu hàng hoá.

- Lượng cung hàng hoá/dịch vụ cũng có mối quan hệ với thu nhập của người tiêu dùng. Dù là loại hàng thông thường, hàng xa xỉ hay hàng cao cấp, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên đều có ảnh hưởng đến lượng cầu. Xu hướng là khi thu nhập tăng lên, lượng cầu của hàng hoá chất lượng cao sẽ tăng lên, loại mức thấp lại có xu hướng giảm.

- Tuy nhiên, trong xã hội thu nhập của người tiêu dùng ở nhiều tầng nấc rất khác nhau, vì vậy nhu cầu về hàng hoá cũng khác nhau. Xem sơ đồ 1: ở mức giá Pi thì chỉ bán được lượng hàng Qi. Vì vậy người ta sản xuất ra nhiều loại hàng hoá với mức giá khác nhau để tận dụng địa tô tiêu dùng, nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn nhất.

Sơ đồ 1: Địa tô tiêu dùng

   Giá (P)

 

 

P1

 

P2

 

P3

 

P4

 

P5

 

P6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    0         Q1       Q2       Q3       Q4       Q5       Q6              Hàng (Q)

- Nếu coi dịch vụ giáo dục là hàng hoá thì vấn đề tận dụng địa tô tiêu dùng cũng cần được xem xét. Bởi vì trong thực tế, ngoài việc Nhà nước bảo đảm cung cấp một mức dịch vụ đại trà cho mọi người dân đều có thể tiếp nhận, thì một bộ phận có thu nhập cao hơn muốn con cái họ được cung cấp các dịch vụ cao, trả tiền cao. Xét cho cùng nhu cầu đó là chính đáng, vậy thì cũng cần phải có những loại trường như vậy để đáp ứng nhu cầu đó.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC TẾ

2.1. Hiện nay, ngoài bậc tiểu học được giáo dục miễn phí (Nhà nước lo hoàn toàn), ở phổ thông đóng góp của người học để trả cho các dịch vụ giáo dục mà họ được cung cấp thông qua 3 khoản: học phí, tiền xây dựng trường và lệ phí tuyển sinh. Theo Luật giáo dục 2005, các khoản trên sẽ được gộp lại thành học phí và lệ phí tuyển sinh. Mức độ đóng góp cũng khác nhau:

- Trường công lập: chủ yếu Nhà nước đầu tư, phần đóng góp của người học chỉ vào khoảng 15% chi phí đào tạo (không tính khấu hao cơ bản).

- Trường bán công, dân lập, tư thục: người học đóng góp 100%.

- Một số nơi đã có trường cung cấp dịch vụ cao, thu cao hoặc thu rất cao nhưng vẫn đông người học.

2.2. Những bất cập

- Mức thu học phí hiện hành (ban hành năm 1998) đã quá lỗi thời và bất hợp lý với các nhiệm vụ chi mà nó đang đảm nhận.

Đối với trường công lập, tỷ trọng “đóng góp” là không đáng kể và cán cân cân đối tài chính thực chất bị thâm hụt dần từ phía xã hội hóa của học phí.

Đối với trường bán công, việc tự cân đối tài chính trở nên khó khăn, đã đến lúc khó xoay xở và đang ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ (họ phải tự trả lương cho cán bộ, giáo viên trong khi lương tối thiểu đã tăng lên 84% và đầu 2008 sẽ là 121%; còn giá cả hàng hóa thì đã tăng tối thiểu 30%).

Trong khi đó, quỹ xây dựng trường học, một thành phần đáng kể trong cơ cấu cân đối tài chính (cho cả hệ bán công và công lập), đã bị xóa bỏ mà chưa xác định được nguồn thay thế.

- Văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục, chính sách về học phí thiếu nhất quán, chưa đầy đủ và chậm thay đổi, tạo ra những bất cập về pháp lý.

Trường dân lập, tư thục được tự quyết định mức thu học phí, trong khi các loại trường khác thì chưa điều chỉnh. Điều này, trên nguyên tắc, có thể tạo ra những bất bình đẳng trong cân đối tài chính. Và, vì vậy, cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong phát triển dịch vụ để cung cấp cho người học.

Trường bán công không còn trong hệ thống giáo dục quốc dân, vậy họ được áp dụng mức thu nào trong hệ thống các mức thu học phí hiện nay?

- Ở một số địa phương có những trường “quốc tế” đã đi vào hoạt động, thực chất là sử dụng giáo viên và cơ sở vật chất hiện có, được tổ chức lại để tạo ra những dịch vụ chất lượng cao hơn và thu tiền cao; học sinh vào học rất đông. Trong khi đó, một số trường trong hệ thống của chúng ta có đủ khả năng làm được như vậy, lại không được làm. Phải chăng ta đang tự trói tay, khi vẫn có khả năng khai thác tốt hơn CSVC và con người hiện có để thỏa mãn nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng (sau đó là nâng cao đời sống cho giáo viên)? Tình hình này kéo dài, có hay không, sẽ chảy máu chất xám, nguồn nhân lực sẽ có sự di chuyển bất lợi cho khu vực công lập?

3. LỜI GIẢI THEO QUAN ĐIỂM CÂN ĐỐI ĐIỀU KIỆN

3.1. Sớm quyết định chính sách học phí

Để tháo gỡ những bất cập hiện nay, việc quyết định sớm chính sách học phí là cần thiết. Theo chúng tôi, cần giải quyết theo quan điểm cân đối và vấn đề là không quá phức tạp.

Thứ nhất, phải xác định rằng giống như các loại dịch vụ khác, dịch vụ giáo dục cũng có giá thành. Việc cân đối tài chính (ít nhất phải bằng giá thành) để chi trả các chi phí cho việc tạo ra dịch vụ đó, là khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị - xã hội.

Thứ hai, phải thấy rõ tính chất chính trị - xã hội của vấn đề học phí chỉ phụ thuộc vào việc ai sẽ chi trả tài chính cho giá thành của dịch vụ. Từ đó, quyết định chính sách học phí theo 1 trong 2 lựa chọn dưới đây (hoặc thực hiện hỗn hợp trong giai đoạn quá độ chuyển đến giáo dục miễn phí):

- Thực hiện giáo dục miễn phí: Ngân sách Nhà nước cân đối đủ tài chính để chi trả các chi phí, người học không đóng góp bất cứ khoản nào.

- Trong trường hợp giáo dục có thu phí: Trên cơ sở giá thành dịch vụ, Nhà nước quyết định tỷ lệ đóng góp của người học và chuyển hóa thành học phí. Người học có trách nhiệm đóng góp học phí và Nhà nước thực hiện chính sách xã hội bằng miễn, giảm, cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.

3.2. Các kiến nghị về lời giải

Theo các quan điểm đã trình bày, chúng tôi kiến nghị Nhà nước điều chỉnh chính sách học phí theo các hướng sau đây:

3.2.1. Xác định các cấp, bậc học được giáo dục miễn phí và không thu học phí người học. Ngân sách Nhà nước cân đối kinh phí để nhà trường đủ điều kiện tạo ra các dịch vụ giáo dục với chất lượng tương xứng.

3.2.2. Đối với loại hình dân lập, tư thục nhà trường được quyền quyết định mức thu học phí phù hợp với mức chất lượng dịch vụ, trên cơ sở nhu cầu của người tiêu dùng. Khi cần thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội, Nhà nước có thể cấp kinh phí hỗ trợ cho các trường này.

3.2.3. Đối với trường công lập thực hiện giáo dục có thu phí, xác định học phí theo nguyên tắc cân đối, có phân biệt mức thu cho các đối tượng theo tỷ lệ đóng góp vào giá thành (tương ứng với mức tự chủ tài chính của các loại trường) theo các mức trong “địa tô tiêu dùng” như sau:

- Loại thứ nhất: Mức thu áp dụng đại trà cho đa số các trường, phù hợp với thu nhập phổ biến của người dân; song song thực hiện chính sách miễn, giảm... để đối tượng chính sách, người nghèo vẫn có thể đi học.

Ví dụ: Ở cấp THPT, chi phí đơn vị hiện nay khoảng 145.000đ/HS/tháng, đề xuất tỷ lệ đóng góp của người học 20%, tương ứng mức thu 29.000đ/tháng.

- Loại thứ hai: Tỷ lệ đóng góp của người học bằng 50% giá thành dịch vụ, áp dụng cho những trường ở các vùng có điều kiện kinh tế tương đối phát triển và cho các đối tượng học sinh có nhu cầu học hoặc không đủ điều kiện vào học ở trường thuộc loại thứ nhất. Những trường này tự chủ 50% chi phí.

Ví dụ: Ở cấp THPT, tương ứng mức thu 72.500đ/tháng.

- Loại thứ ba: Tỷ lệ đóng góp của người học bằng 100% giá thành, áp dụng cho các trường ở vùng kinh tế phát triển hơn, trước hết là áp dụng cho các trường bán công hiện tại để chuyển sang loại hình trường công lập tự chủ tài chính. Những trường này tự chủ 100% chi phí thường xuyên.

Ví dụ: Ở cấp THPT, tương ứng mức thu 145.000đ/tháng.

- Loại thứ tư: Thực hiện cung cấp dịch vụ chất lượng cao, thu cao, áp dụng cho các đối tượng học sinh gia đình có thu nhập cao, có nhu cầu và tự nguyện đóng góp. Dịch vụ cao thể hiện ở sự tăng thêm về phần mềm của chương trình, thời lượng học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên giỏi, phương pháp dạy học hiện đại và điều kiện vật chất phục vụ học sinh.

Ví dụ: Ở cấp THPT mức thu có thể là 400.000đ/tháng.

L.K.T

Các tin khác