1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đọc lại Tuyên ngôn Độc lập

ĐỌC LẠI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TỐNG

Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sản sinh những áng Tuyên ngôn vừa mang ý nghĩa lịch sử trọng đại vừa có giá trị văn chương đặc sắc. “Nam Quốc Sơn Hà” là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt khẳng định cương thổ “tại thiên thư”, nêu ý chí bảo vệ vững chắc quê hương gấm vóc. Đến “Bình Ngô đại cáo” - bản thiên cổ hùng văn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca lòng yêu nước của dân tộc chống ách xâm lược của quân Minh và nêu lên tư tưởng nhân nghĩa ngời sáng của dân tộc Việt, với lòng vị tha độ lượng và luôn hướng đến khát vọng xây dựng một xã tắc vững bền, non sông đổi mới. Trong thời hiện đại, kế thừa tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lên bản Tuyên ngôn Độc lập để đánh dấu thêm một mốc son trong dòng lịch sử, mở đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên nhân dân Việt Nam được hưởng một đời sống làm chủ trong độc lập tự do, để cùng nhau xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ. Tuyên ngôn Độc lập còn là một văn kiện pháp lí minh thị sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau một quá trình đấu tranh gian khổ và chịu nhiều hy sinh để lật đổ ách thống trị của thực dân pháp và phát xít Nhật.

Mở đầu bản tuyên ngôn, không phải ngẫu nhiên mà Bác đã viện dẫn chân lí trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 rằng: “Các dân tộc đều bình đẳng, có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập đề cập đến những quyền hiển nhiên của con người. Từ vấn đề nhân quyền, Bác đã đề cập đến vấn đề dân tộc. Đó là sự “suy rộng” đầy tính sáng tạo: “Mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Đây chính là luận cứ vững chắc làm chân lí hùng hồn cho Bác buộc tội bọn thực dân đế quốc. Hơn nữa, để khẳng định và tăng tính thuyết phục, bác viện dẫn thêm tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 là: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Bác kết luận: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Để có được những tiền đề – tư tưởng tiến bộ trên, nhân dân Mỹ, Pháp đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập ở Mỹ và tiến hành cuộc Cách Mạng Tư sản ở Pháp cuối thế kỷ XVIII. Dù nó ra đời trên hai thế kỷ, nhưng những ý nghĩa thời sự lớn lao vẫn còn nóng bỏng và nó còn là ngọn cờ tinh thần cho bao dân tộc đang chịu áp bức, bất công phấn đấu cho tương lai hạnh phúc.

Điều Bác nhấn mạnh là chính bọn thực dân đế quốc đã trắng trợn phản bội lại những tư tưởng tiến bộ mà chúng đã tự hào minh thị trong các bản Tuyên ngôn hoa mỹ nêu trên. Giai cấp tư sản chính quốc đã vì quyền lợi ích kỷ, vì cuộc sống vật chất xa hoa, chúng đã hoá đá lương tâm để cai trị nhân dân ta trong hơn 80 năm, với một chính sách tàn độc, trái hẳn với công lý và chính nghĩa mà nhân loại đang tiến đến.

Trước hết, về mặt chính trị: chúng không cho nhân dân ta được hưởng một chút tự do dân chủ, chúng phá vỡ khối đoàn kết thống nhất của dân tộc bằng cách chia lãnh thổ Việt Nam thống nhất thành Nam Kỳ tự trị, Trung kỳ và Bắc kỳ bảo hộ, chúng khủng bố và đàn áp các phong trào cách mạng dã man bằng hành động “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”.

Về văn hoá: chúng luôn phô trương ngọn cờ khai hoá bịp bợm đối với dư luận thế giới tiến bộ đang lên án. Trong khi đó, chúng luôn tìm cách duy trì một thực trạng lạc hậu dốt nát trên đất nước ta để dễ cai trị, bằng cách xây nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng cố tình làm cho nòi giống Rồng Tiên suy nhược bằng cách cưỡng ép dân ta tiêu thụ thuốc phiện và rượu cồn.

Về kinh tế: chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ của nước ta, khai thác sức dân ta đến mưc kiệt quệ, chúng độc quyền in giấy bạc, đặt ra những thứ thuế vô lý, chèn ép tư sản dân tộc, Hậu quả nặng nề của chính sách kinh tế ấy là dân ta xơ xác tiêu điều, nghèo nàn đoí kém, dẫn đến dân tộc phải chịu cái tang khổng lồ của hơn 2 triệu đồng bào bị chết đói vào năm 1945.

Từng chữ, từng câu nói trong bản Tuyên ngôn là những chứng cứ hùng hồn buộc tội bọn thực dân một cách đanh thép, buộc chúng không thể nào chối cãi được. Đó là một sự thật tàn khốc chất chứa nỗi bi phẫn của dân tộc ta tích tụ dồn nén, chịu đựng hơn 80 năm ròng rã trong đau thương tủi nhục.

Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra cục diện chính trị của thế giới có sự thay đổi ảnh hưởng đến cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam. Bọn thực dân Pháp lại phản bội. Đồng minh tiêáp tục chất chồng tộâi ác đời sống nhân dân Việt Nam. Thế mà nhân dân ta vẫn ứng xử với chúng bằng một thái độ vị tha và nhân đạo. Những hành động tráo trở, phản trắc và tàn bạo của chúng trước và sau sự kiện 9/3/1945 đã được Bác nhấn mạnh nhiều lần. Mùa thu 1940, Phát xít Nhật chiếm Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh; Pháp đã nhục nhã quỳ gối đầu hàng Nhật, dâng Đông Dương cho chúng và phản bội phe Đồng minh. Cả Nhật lẫn Pháp thi nhau bóc lột nhân dân ta tàn bạo, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay. Nhân dân ta bị đẩy đến bước đường cùng, rơi vào những cái chết bi thảm. Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương, Pháp tháo chạy hoặc đầu hàng. Khi thua chạy, chúng còn “tranh thủ” tàn sát số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Từ Những sự kiện trên, Bác đã đi đến những kết luận quan trọng trong bản Tuyên ngôn:

- Pháp đã không “bảo hộ” được ta, “trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

- “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”. Và“sự thật nhân dân ta đã lấy lại Việt Nam từ Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.

Những kêt luận trên mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Nó khẳng định một sự thật lịch sử là dân tộc Việt Nam đã đấu tranh, đã hy sinh xương máu để giành lại nền độc lập thiêng liêng từ tay đế quốc Nhật; bác bỏ luận điệu điêu trá của Pháp nhằm tìm cách tái chiếm Đông Dương, theo quân đồng Minh vào giải giáp vũ khí quân Nhật để một lần nữa chiếm cứ cai trị dân tộc ta.

Với tầm nhìn xa của một nhà chính trị, Bác đã thấy được âm mưu đen tối của bọn thực dân đế quốc đang toan tính trở lại xâm lược nước ta. Điềâu ấy đâu có dễ dàng? Với truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, với khát vọng thực hiện cho bằng được chân lý “Độc lập – Tự do” dù phải trả giá bằng sinh mạng, Bác đã thay mặt cộng đồng dân tộc Việt Nam dõng dạc tuyên bố với thế giới cùng 25 triệu đồng bào thân thương về chiến thắng vẻ vang của cuộc Cách mạng tháng Tám. Cùng một lúc chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi vĩ đại: “Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị”. Việt Nam đã đánh đổ phát xít Nhật để xây dựng một nhà nước độc lập; nhân dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến để lập nên nền dân chủ cộng hoà; xoá bỏ mọi hiệp ước đã kí trước đây với Pháp cùng tất cả những đặc quyền đặc lợi của chúng trên đất Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dân tộc. Quyền được hưởng tự do và độc lập và Việt Nam là chính đáng, vì nó phù hợp với “những nguyên tắc dân tộc và bình đẳng” mà các nước Đồng minh đã công nhận ở hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn.

Trong niềm tự tôn và tự tin, Bác Hồ đã thay mặt nhân dân trịnh trọng tuyên bố với thế giới về quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Có thể xem đây là một lời cảnh cáo trước đối với các thế lực xâm lược. Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận có sức thuyết phục lớn, vì vấn đề quyền tự do độc lập phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, lập luận chặt chẽ sắc bén, chứng cớ buộc tội hùng hồn được Bác chuyển vào những lời văn trầm hùng tha thiết.

Các văn kiện lịch sử chính trị có tầm quan trọng như “Tuyên ngôn Độc lập”, thực tế đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đó thật sự là những viên kim cương đa diện lấp lánh nhiều sắc màu diệu ảo trong lịch sử trường tồn của dân tộc. Thêm một lần tiếp cận, chúng ta càng khám phá thêm nhiều giá trị mới để nhân lên niềm tự hào chính đáng về lịch sử anh hùng của dân tộc, biết trân trọng và giữ gìn và phát huy bản sắc tinh hoa văn hoá mà bao thế hệ cha ông đã sáng tạo nên. Có như vậy bản thân mỗi chúng ta cũng ngày càng tiến bộ hơn.

N.T

Các tin khác