1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đứa con của hai người cha liệt sĩ

Đứa con của hai người cha liệt sĩ

Hạnh sinh ra trong một gia đình gia giáo tại một làng ven biển của mảnh đất Quảng Bình trong thời bom đạn chiến tranh. Càng lớn, cô càng thông minh và xinh đẹp. Cô giống như bông hoa xinh tươi tràn đầy sức sống vươn lên nở bên miệng hố bom hay giữa bãi cát khô cằn.

Học xong phổ thông, đất nước thống nhất, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập, Hạnh vào học ở Trường Trung học Sư phạm của tỉnh. Đang bơ vơ giữa Cố đô xa lạ thì gặp lại trung uý Khánh – chính trị viên đại hội kết nghĩa với chi đoàn do cô làm bí thư. Do đã quen biết và có cảm tình với nhau từ trước, lại sống giữa chốn núi Ngự, sông Hương thơ mộng, non nước hữu tình nên tình cảm lứa đôi đã nhanh chóng nảy sinh giữa họ. Khi tình yêu chín muồi, họ đã đính hôn và dự định sẽ tổ chức đám cưới sau ngày Hạnh ra trường. Thế nhưng ngày Hạnh sắp kết thúc khoá học cũng là lúc đơn vị của Khánh nhận được lệnh đi chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây – Nam. Đêm chia tay, họ đã “trao thân, gửi phận” cho nhau.

Một tháng sau ngày Khánh lên đường, Hạnh được phân công lên dạy ở một trường cấp I gần biên giới Việt – Lào. Đang ngây ngất trong tình yêu, lại được nhận nhiệm sở nên cô hăm hở vào nghề với tất cả niềm say mê nghề nghiệp và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Song hạnh phúc đến với cô không lâu. “Thành quả của tình yêu” đã “đơm hoa kết quả” và đang lớn dần nhưng cô vẫn không hề nhận được một tin tức nào của Khánh. Điều đó làm cô hồi hộp lo âu và khắc khoải chờ đợi.

Biết Khánh yêu mình chân thành, tha thiết, không bao giờ bỏ rơi hai mẹ con nên ngày cũng như đêm, không lúc nào cô không nghĩ đến anh. Cô luôn cầu mong cho anh bình an vô sự và nhanh chóng trở về.

Hai tháng, rồi ba, bốn tháng trôi qua nhưng Khánh vẫn bặt vô âm tín. “Khối tình” trong bụng Hạnh không còn giấu được mọi người. Nó trở thành đề tài “không chồng mà chửa mới ngoan” để họ xoi mói, bàn tán.

Sợ trường bị tai tiếng, cô Nguyệt, hiệu trưởng, đã mời Hạnh đến văn phòng để nắm rõ thực hư và tìm cách giải quyết. Hạnh vừa chân ướt chân ráo đến nơi, chưa biết đầu cua tai nheo thế nào, cô Nguyệt đã lạnh lùng nói:

- Cô cho tôi xem giấy đăng ký kết hôn.

Hạnh vừa thở, vừa trả lời:

- Dạ, chúng em mới đính hôn, chứ chưa kịp đăng ký ạ.

Cô Nguyệt vỗ bàn, phán:

Chửa hoang! Đúng là chửa hoang rồi. Như thế làm sao đủ tư cách đứng lớp? Làm sao mà làm gương cho học sinh và ăn nói với phụ huynh?

Hạnh khẩn khoản phân trần:

- Thưa chị, chúng em định đăng kí và tổ chức đám cưới thì anh ấy được điều động sang Campuchia.

- Là người quá lứa, lỡ thì, luôn thành kiến, đố kị với các cô gái “nhẹ dạ cả tin”, cô Nguyệt không thèm nghe Hạnh phân trần, xua tay, lắc đầu:

- Đó là việc của cô, chứ không phải của tôi. Tôi yêu cầu cô sau một tháng nữa phải có giấy đăng kí kết hôn. Nếu không, cô phải phá thai hoặc rời khỏi trường.

Nghe thế, Hạnh rùng mình, đưa tay ôm bụng, cố tìm lời giãi bày nhưng không mảy may làm cho bà hiệu trưởng nguyên tắc động lòng trắc ẩn. Cô bật khóc và chạy ra khỏi phòng.

Giấy đăng kí kết hôn ư? Biết tìm Khánh ở đâu bây giờ? Phá thai ư ? Làm sao có thể dứt bỏ được mối tình đầu nồng nàn, say đắm, dứt bỏ được giọt máu của người yêu khi anh ấy đang gặp chuyện chẳng lành? Rời khỏi trường ư? Biết đi đâu, về đâu với hai bàn tay trắng và bụng mang dạ chửa? Về nhà ư? Thà chết còn hơn…Cứ thế, đầu óc cô quay cuồng trong bế tắc, cùng quẫn. Hơn nữa, cô lại phải liên tiếp đương đầu với hết cuộc họp phê bình, kiểm điểm này đến cuộc họp kiểm điểm, phê bình khác. Làm cô điêu đứng, tiều tuỵ. Cô đang giống như bông hoa xinh tươi đã nhanh chóng úa tàn.

Ban ngày, Hạnh lầm lũi, cúi mặt, cắn răng chịu đựng nỗi nhục nhã, ê chề. Ban đêm, cô thao thức, trằn trọc trong dằn vặt, đau khổ. Không ngủ được, nửa đêm, cô thường ra ngồi trên tảng đá bên dòng suối Tà Ho, nhìn đất, nhìn trời. Cô mong Khánh trở về hay nhận được tin tức của anh. Cô ước mình hoá thành dòng nước chảy hay đám mây bay để đi tìm anh. Nhưng tất cả đều vô vọng. Xung quanh chỉ là màn đêm và những dãy núi mờ ảo vây bọc lấy cô. Thung lũng chẳng khác gì chiếc cũi khổng lồ.

Sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn, nhất là đối với người chân yếu tay mềm, bụng mang dạ chửa. Khi được tin mẹ ốm nặng, Hạnh đã không dám về thăm vì sợ mẹ đau buồn mà chết. Cô đã ra bờ suối ngồi khóc suốt đêm rồi ngất xỉu. Sáng hôm sau, bà con dân tộc đi làm rẫy trông thấy đã báo cho nhà trường biết. Cô được đưa đến cấp cứu ở bệnh viện A Lưới. Tại đây, cô được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc, cứu chữa. Ngoài ra, cô còn được anh Hồ A Lau – một bệnh nhân chất độc màu da cam đang điều trị ở đấy, tận tình an ủi, động viên. Nhờ thế cô đã thoát khỏi cơn nguy kịch.

Anh A Lau là đại uý về hưu, hiện làm trưởng công an xã. Vốn là cựu chiến binh, từng vào sinh ra tử nơi chiến trường nên khi biết hoàn cảnh của Hạnh, anh đã nhận thấy mình phải có trách nhiệm giữ gìn giọt máu còn sót lại của người đồng đội có thể đã hi sinh hoặc đang từng giờ, từng phút đối diện với tử thần.

Ra viện, với tâm nguyện như vậy, và với tư cách, trách nhiệm của người trưởng công an xã, anh A Lau đã đến trường tìm gặp cô Nguyệt. Anh muốn trình bày để cô thông cảm với hoàn cảnh của Hạnh nhưng không gặp. Cô Nguyệt đã được chuyển về quê công tác. Vì thế anh đã gặp thầy hiệu trưởng mới và đứng ra bảo lãnh cho Hạnh. Để thầy an tâm, anh còn nói: “Nếu mọi người không thông cảm cho cô Hạnh thì thầy cứ nói với họ tôi là chồng của cô ấy”. Nhờ đó, Hạnh đã tránh được sự tra tấn của búa rìu dư luận. Sóng gió đã trôi qua.

Sau đó, anh A Lau thường đến thăm Hạnh. Anh đã mang đến cho cô tất cả những thứ mà anh có thể có được. Khi vài quả cam, khi nải chuối, nắm xôi, khi bát cháo thịt…Trong giai đoạn khó khăn phải thường xuyên ăn bo bo trộn với khoai, sắn nên những thứ đó rất cần thiết đối với Hạnh – người đang mang thai. Cảm động trước tấm lòng của người cựu chiến binh mang đầy chất lính, luôn quan tâm đến tình đồng đội, cô đã đến thăm anh ta. Thấy anh ngồi ăn cháo sắn nấu với rau tàu bay, cô đã không cầm được nước mắt. Từ đấy cô luôn đến thăm anh. Thế rồi một đêm mưa to, gió lớn, cô đã gục vào lòng anh. Sau đó họ đã thành vợ thành chồng.

Vài tháng sau, tại nhà của anh Hồ A Lau, Hạnh đã sinh đứa con trai kháu khỉnh. Cô đã lấy họ Hồ để làm khai sinh cho con mình với cái tên: Hồ A Túc. Cô muốn nó và vị cứu tinh của nó đều mang tên của hai ngọn núi hùng vĩ nhất ở nơi mà họ đã sinh ra: A Lau, A Túc.

Hạnh lấy anh A Lau không phải xuất phát từ tình yêu, nhưng càng sống với anh, cô càng cảm phục. Do đó, tình yêu đích thực đã dần dần đến với cô. Với Khánh, cô chỉ yêu thương nhưng với A Lau, ngoài yêu thương, cô còn cảm phục, kính trọng và mang ơn. Hạnh phúc đã thật sự đến với cô. Thế nhưng “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, cô chỉ được sống bên A Lau chưa tròn năm năm thì anh ấy hi sinh trong một cuộc truy đuổi bọn lâm tặc. Mẹ con cô trở thành vợ con liệt sĩ.

Anh A Lau qua đời, Hạnh nguyện ở vậy thờ chồng, nuôi con.

*   *

*

Chín năm sau, cô Nguyệt nhận được kỉ vật của người em trai đã hi sinh từ một người bạn chiến đấu cùng đơn vị. Sau khi đọc thư và nhật kí, cô đã tức tốc trở lại nơi trước đây mình được chi viện vào làm hiệu trưởng để tìm gặp Hạnh – người mà cô đã từ chối nhận vào biên chế của trường nếu không chứng minh được cái thai trong bụng là có giá thú hay không chịu nạo phá. Biết Bình Trị Thiên đã tách tỉnh, Hạnh có thể đã thuyên chuyển, khó tìm, cô đã vào Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế để dò hỏi. Được biết Hạnh còn ở A Lưới, cô liền tức tốc quay ra Đông Hà, theo đường 14 đi lên. Đến nơi, hỏi được nhà Hạnh thì trời đã tối, lại phải đi bộ vài tiếng mới đến nơi cô đành vào nhà khách nghỉ lại. Cả đêm, cô không thể ngủ được, chỉ nằm chong mắt mong trời chóng sáng. Tảng sáng, cô vội vã tiếp tục cuộc hành trình. Sau gần ba giờ đi bộ, cô mới đến được nơi mình cần đến.

Hơn ba ngày đi đường vất vả, cực nhọc, cô Nguyệt mới tìm được nhà của Hạnh – một căn nhà lợp tôn, thưng ván tuềnh toàng, nằm chơ vơ giữa lưng đồi, mặt hướng về hai ngọn núi A Lau và A Túc. Phải mất nhiều công sức mới tới được đây nhưng khi đã đến nơi, cô lại ngại đối mặt với chủ nhà. Trước đó, cô mong gặp được Hạnh bao nhiêu thì nay cô lại sợ gặp bấy nhiêu. Cô tần ngần đứng ngoài cổng nhìn vào. Mấy phút sau, cô nghe tiếng đọc bài của A Túc vọng ra:

Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Nghe tiếng của cậu bé, cô nóng lòng muốn nhìn thấy nó để xem mặt mũi thế nào nhưng cũng không dám bước vào. May mà nó trông thấy cô nên đã ra chào và mời vào. Đến cửa, thấy trên bàn thờ có bức ảnh của người đàn ông, cô chột dạ, đứng nhìn. Lát sau, cô dò hỏi:

- Ai đây cháu?

- Dạ, ba cháu ạ.

Nghe cậu bé nói vậy, cô vội vàng dụi mắt, hết nhìn bức ảnh người quá cố lại quay sang nhìn cậu ta. Lát sau, cô lập cập mở túi xách, lấy bức ảnh mang theo ra xem. Thấy cậu bé và chân dung em mình như là phiên bản của nhau, cô run rẩy ôm nó vào lòng, khóc nấc lên.

Vừa lúc đó, Hạnh bước vào. Thấy cô hiệu trưởng cay nghiệt ngày xưa đang ôm con mình khóc, mới đầu cô không hiểu vì sao, nhưng khi thấy đứa bé trong bức ảnh dưới nền nhà giống con mình như tạc, cô giật mình hỏi:

- Ảnh ai đây cô?

- Cậu Khánh – cô Nguyệt nghẹn ngào – Em trai chị hồi nhỏ đấy.

Cô Hạnh đứng như trời trồng.

Ngoài trời mưa xối xả.

Khi thấy Hạnh đã trấn tĩnh, cô Nguyệt dè dặt hỏi:

- Em thù chị lắm phải không?

Hạnh không nói gì, cúi nhặt tấm ảnh của Khánh, mân mê hồi lâu rồi áp vào ngực mình, thốt lên:

- Chị Nguyệt không có lỗi. Nếu em là chị thì em cũng làm như  chị, phải không anh?

Thấy Hạnh quá yêu thương em mình, lại là người độ lượng, bao dung nên cô Nguyệt mạnh dạn thổ lộ:

- Cậu Khánh đã hi sinh. Bố mẹ chị đã già yếu. Chị lại không có chồng con. Con em là đứa cháu duy nhất của gia đình chị. Nói khi không phải, chị muốn mẹ con em ra ở với ông bà.

A Túc mang dòng máu của liệt sĩ Khánh nhưng được sinh ra bởi liệt sĩ Hồ A Lau. Dẫu biết lá rụng về cội nhưng Hạnh không muốn rời bỏ mảnh đất tình nghĩa đã cưu mang, nuôi dưỡng và gắn bó với cuộc đời của hai mẹ con. Nghĩ vậy, nhưng nói ra sợ cô Nguyệt thất vọng nên Hạnh nuốt lời, lặng lẽ đi thắp hương cho chồng.

Mưa tạnh. Bầu trời trong sáng hẳn ra. Hai ngọn núi A Lau và A Túc trông đẹp một cách lạ thường.

Bỗng giọng đọc bài của A Túc vang lên:

Con người muốn sống con ơi
Hãy yêu đồng chí, yêu người anh em
”.

Bất giác, Hạnh và cô Nguyệt ôm choàng lấy nhau. Ngậm ngùi…

Truyện ngắn của
NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾN

Các tin khác