1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hãy bỏ lỗi cho thầy

HÃY BỎ LỖI CHO THẦY

NGUYỄN VIẾT KẾ

Trường THPT Đặng Huy Trứ

Làm sao tôi có thể quên những nghĩ suy, cảm xúc lúc mới lên phố núi:

“Được chắp cánh trong nhà trường Cách mạng, một sớm mai tôi rời Huế thân yêu. Vali nặng bởi chứa đựng rất nhiều. Niềm tin nhiệt tình ước mơ nguyện vọng... Ơi Gialai - Kontum hè như mùa đông. Mây xuống thật thấp vờn trên đồi thông. Cơn mưa giữa mùa vỡ òa xuống phố. Chợt nhớ người yêu thoáng chút bâng khuâng...”

Đời thầy giáo của tôi bắt đầu từ những ngày đó. Đã 30 năm và không dưới hàng trăm lần nhận hoa cùng những lời chúc mừng dịp 20.11, sao lần nào tôi cũng thấy cay cay nóng nóng mắt mũi... Những bông hoa hồng kèm theo lời chúc thân thương trước sau như một của các em học sinh thường làm tôi chạnh lòng. Và tôi đã say sưa đọc không biết bao nhiêu bài thơ đỏ, xanh, vàng... để tạ lòng các em thân yêu qua bấy nhiêu năm... Anh bạn Q.Dũng rất thích những câu thơ xanh trong bài Lên núi của tôi: 

“Đường lên Gialai mùa xuân

Hoa quỳ vàng rực trắng rừng bông lau

Bảy trăm thước ở trên cao

Nối trời đất, những vì sao tình người

Có em đi giữa cuộc đời

Đâu vùng xuôi ngược cũng trời quê hương...

Còn đám học trò người dân tộc khi nghe tôi đọc bài đó thì đã thầm thì rằng thầy nói tiếng kinh rất sỏi.! Trời đất, các em lâu nay cứ tưởng tôi là người dân tộc.

Biết bao buồn vui trong cuộc đời thầy giáo. Tuổi trẻ tôi gắn liền  với “Thời xa vắng”: Nhà trường - nhường trà, thầy giáo - tháo giày, giáo án-dán áo.v.v... Cái thời mà cửa hàng mậu dịch ghi thông báo: “Hôm nay cửa hàng có bán thịt cho cán bộ, nhân viên - kể cả giáo viên”. Thiếu thốn và... đau khổ như vậy nhưng chúng tôi vẫn sống rất vui. Khu tập thể GV của trường đã phong cây mít đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh vì cứu đói cho chúng tôi hơn 10 năm trời. Đêm đêm chong đèn soạn bài, chấm bài muội khói đen cả lỗ mũi. Ngày ngày lên lớp, dỗ nhiều hơn dạy, dắt học trò đi lao động, sinh hoạt Đoàn, Hội v.v... Ai đó đã đùa: “phải ăn bận đàng hoàng sạch sẽ, mà bụng cồn cào củ sắn củ lang. Thiên hạ ngợi ca thầy giáo thiêng liêng, mà mỉa mai giáo chức – giứt cháo!” nghe cũng có lý!

Nhưng sá gì. Tuổi trẻ thầy giáo - tôi vẫn vui với tình yêu, bè bạn, cuộc sống suốt 15 năm ở Tây Nguyên. Cây mít già trong khu tập thể trường-người chiến sĩ thi đua ấy, đã cho chúng tôi mỗi năm không dưới một trăm trái để chế biến 9 món ăn hợp khẩu vị...đói. Những nồi canh “toàn quốc” lung linh vài váng mỡ không làm cho bụng thầy giáo Vưu, Phùng, Phiến, Cường... no lòng. Nhưng chúng tôi vẫn tươi trẻ, vẫn như chim ca hát giữa mùa xuân, vẫn như hoa phơi sắc giữa trời hồng, lòng rạo rực thấy tràn trề sức sống...

Và rồi, cũng đến lúc tôi phải xuống núi về với Huế yêu thương.

Những năm 90 của thế kỷ trước, đất nước bắt đầu thay da đổi thịt và người thầy giáo tôi cũng đổi thịt thay da. Lương bổng cũng không còn là duy tâm (chữ dùng của anh bạn NV), đời thường cũng đã coi trọng nghề giáo, thầy giáo. Thi vào ĐHSP không còn là chuyện chuột chạy cùng sào nữa. Nghe đâu có một số GV đã thành lập “CLB quí tộc” (thu nhập 10, 15 triệu ngoài đồng lương hàng tháng). Trong khi đời sống GV đang đi lên thì dường như giáo dục đang có chiều hướng đi xuống!...

Quá cái tuổi “tri thiên mạng”. hình như con người-thầy giáo-tôi không còn “lửa” nữa. Từ một góc nhìn nào đó, tôi đã vô tình góp phần làm cho cái chiều hướng đi xuống kia nhanh hơn. Tôi đã có lỗi không nhỏ với các học trò thân yêu của mình. Tôi đã phụ lòng tin yêu của các em...

Việc đưa CNTT vào dạy học đang trở thành một phong trào rầm rộ khắp cả nước, đâu phải là chuyện khó khăn không làm được đối với môn Văn. Thế mà tôi cứ nại cớ... mất cái duyên, cái hồn của người thầy, mất cái nét đẹp truyền thống của phấn trắng bảng đen... nên khư khư không chịu ứng dụng. Thế là giờ tôi dạy thiếu sự trình diễn của máy tính hiện đại có những màn bay lượn ngoạn mục của con chữ và hình sặc sỡ giúp các em vui mắt...

Ngày xưa khi còn “lửa”, tôi đã cưỡi “con ngựa già của chúa Trịnh” vượt cả chục cây số băng rừng lội suối về các làng dân tộc thăm gia đình học sinh, vui từng củ sắn củ lang, từng thưởng thức món mắm chuột... để làm công tác chủ nhiệm. Thế mà nay, có cả chiếc @, nhà HS chỉ đi mươi phút, mà suốt năm tôi chẳng biết các em ở đâu, nhà cửa thế nào... Trước đây, giờ sinh hoạt chủ nhiệm có bao giờ đủ cho tôi đâu, nào là xem xét việc cũ, bàn việc mới, nào là thầy hát trò hò vui chơi, nào là tâm tình như anh em.v.v.. Còn bây giờ, tôi đã bị lây cái bệnh của một số thầy cô giáo trẻ ngáp dài ngáp ngắn chống...lụt trong giờ chủ nhiệm.

Thời tuổi trẻ tôi dành nhiều thời gian đầu tư cho việc đọc và soạn giáo án. Tay còn khỏe nên viết nhiều viết dài. Giọng và phổi còn tốt nên nói suốt cả buổi không bể, không mệt (cũng có khi nói dài, nói dai, nên nói dại... làm giáo án “cháy” khét lẹt). Còn bây giờ, tôi đã học được kinh nghiệm các đàn anh và nhiều đàn em: Tinh giản. Tinh giản đến mức tối giản theo phương châm: càng soạn càng ngắn. Và như thế giờ dạy rất tùy hứng, tràn lan, các em sẽ ngợp trong mớ kiến thức bề bộn hoặc không đọng được gì cả. Tội cho các em.

Càng lớn tuổi con người ta càng khó tính. Biết vậy mà tôi vẫn cứ khó chịu chứ không chịu khó trước một số hiện tượng hơi bất thường của học sinh. Có em tóc nhuộm màu, có em tóc lởm chởm, lại có em mặc quần không nịt, đi dép Nhật.v.v.. Tôi phải mất nhiều phút để la rầy. Một hôm có 3 em mắc 3 lỗi khác nhau. Tôi kêu lên đứng hàng ngang trước lớp để phê bình. Tôi hỏi em bên trái: Sao em nhuộm tóc? Em thứ hai trả lời thưa thầy em có nhuộm tóc đâu? Tôi nhìn nó và quát: Thầy chưa hỏi em! Tức khắc đứa thứ ba đáp: Dạ, em chưa nói gì cả ạ. Cả lớp cười rộ lên, tôi càng bực mình vì cái bệnh con mắt quái ác. Thế là giờ học đó hỏng bét...

Các em học sinh của tôi ơi, còn rất nhiều, rất nhiều lỗi của thầy nữa trong thời gian qua. Tiếc quá, tuổi tác và bao nhiêu hệ lụy cuộc đời đã làm thầy mất... “lửa”, mắc những sai sót không nên có trong việc dạy dỗ các em. Thầy dạy em biết yêu văn học, là yêu đời yêu cuộc sống đấu tranh. Thế mà thầy lại không thể đấu tranh với chính mình để giữ mãi ngọn lửa nhiệt tình tuổi trẻ năm nao... Bông hồng và những lời chúc mừng của các em thầy vẫn nhận, nhưng... Hãy bỏ lỗi cho thầy !

Huế, tháng 11 năm 2007

N.V.K

Các tin khác