1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM

HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

CẦN ĐƯỢC ĐẨY MẠNH BẰNG NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO ?

NGUYỄN VÊ

Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), một cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được thể hiện trong  Luật Giáo dục năm 2005.

Ở Nhật Bản và một số nước trong khu vực, TTHTCĐ ra đời khá sớm. Ở nước ta,  TTHTCĐ  xuất hiện và phát triển ở các tỉnh miền Bắc từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Ở Thừa Thiên Huế, qua quá trình tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo các huyện và thành phố xây dựng TTHTCĐ; đến cuối năm 2003, toàn tỉnh có 33 Trung tâm TTHTCĐ ra đời. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 111 TTHTCĐ ở các xã, phường, thị trấn. Trong một thời gian ngắn (4 năm), số lượng trung tâm ra đời như thế là khá nhiều. Tuy nhiên vấn đề đặt ra không phải chỉ ở số lượng, mà cốt lõi là vấn đề chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ, một cơ sở giáo dục thường xuyên mới, được Luật Giáo dục quy định nhưng chưa được giới thiệu thật rộng rãi trong cộng đồng; ngay cả quy chế tổ chức và hoạt động chính thức đến nay vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trong bài viết này, chúng tôi xin khái quát lại tình hình hoạt động, đồng thời  đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của các TTHTCĐ ở Thừa Thiên Huế.

1. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở Thừa Thiên Huế.

a. Một số hoạt động có hiệu quả của TTHTCĐ

TTHTCĐ ở Thừa Thiên Huế bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động từ đầu năm 2003. Để tìm hiểu hoạt động và học tập kinh nghiệm xây dựng TTHTCĐ, Sở GD&ĐT đã thành lập đoàn đi học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc có phong trào xây dựng TTHTCĐ mạnh như Nam Định, Thái Bình; đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan để tham mưu lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cấp uỷ đảng và chính quyền các huyện, thành phố việc xây dựng và phát triển TTHTCĐ.

Sau 4 năm hoạt động, TTHTCĐ ở TT Huế đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:

Một là, Tỉnh uỷ đã sớm đưa vào Nghị quyết chỉ tiêu phấn đấu xây dựng TTHTCĐ (Nghị quyết 11/ NQ-TU, ngày 10/12/2002 ). Đây là một thuận lợi lớn để các địa phương triển khai xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Nhiều địa phương đã thấy được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của TTHTCĐ đối với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương, đã sớm chỉ đạo xây dựng các điều kiện, ra quyết định thành lập TTHTCĐ và đã thực sự quan tâm đến hoạt động của trung tâm. Nhiều địa phương đã dành cho TTHTCĐ một số cơ sở vật chất ban đầu tương đối thuận lợi để hoạt động.

Hai là, số lượng TTHTCĐ phát triển khá nhanh : 2003 : 33 trung tâm; 2004: 53  trung tâm; 2005: 71  trung tâm; 2006: 106 trung tâm. Từ đầu 2007 đến nay, thêm 5 trung tâm, nâng tổng số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ lên 111 đơn vị.

Ba là, tuy chưa có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ, nhưng nhiều đơn vị đã vận dụng sáng tạo bằng cách lồng ghép các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương, đưa vào trong TTHTCĐ với một hình thức hoạt động mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của TTHTCĐ ở các địa phương hiện đang gặp nhiều khó khăn.

b. Những tồn tại cần khắc phục.

Số trung tâm hoạt động có hiệu quả tỷ lệ còn thấp. Nhiều trung tâm cơ sở vật chất còn tạm bợ, kế hoạch hoạt động còn sơ sài. Một số  trung tâm khi mới ra đời, tổ chức lễ ra mắt khá rầm rộ, nhưng một thời gian sau, rơi vào tình trạng im ắng.

Như vậy, để  hoạt động của mỗi một TTHTCĐ thực sự có hiệu quả,  bản thân mỗi TTHTCĐ cần có những giải pháp thích hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương. 

2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của TTHTCĐ

a. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động.

TTHTCĐ tuy đã được đưa vào Luật Giáo dục năm 2005, nhưng đối với một số cộng đồng cũng như một số bộ phận cán bộ, cơ sở  giáo dục này vẫn còn khá mới mẻ. Vì thế công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động TTHTCĐ, Sở GD&ĐT và các Trung tâm GDTX là đầu mối chính để cung cấp các tài liệu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ phường xã phụ trách TTHTCĐ cũng như cán bộ, giáo viên các TTGDTX, lãnh đạo chuyên viên các phòng giáo dục và đào tạo.

b. Kế hoạch hoá hoạt động của TTHTCĐ.

Muốn trung tâm hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng từng quý và từng năm; các phường, xã, huyện, thành phố và tỉnh xem đây như là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cuối mỗi kỳ cần có sơ tổng kết, đánh giá thực trạng và có những giải pháp thiết thực cho việc duy trì và phát triển trung tâm.

c. Đầu tư công tác chỉ đạo, quản lý ở TTHTCĐ.

Cần tăng cường công tác quản lý chỉ đạo trung tâm, trước hết là quan tâm lựa chọn cán bộ, bởi vì con người là nhân tố quyết định sự thành công của các hoạt động. Cán bộ quản lý TTHTCĐ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của TTHTCĐ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi trung tâm chưa có Quy chế hoạt động chính thức và các điều kiện cho hoạt động của trung tâm còn nhiều thiếu thốn, bất cập. Có lúc chúng ta tự hỏi, tại sao hiện nay cùng một điều kiện về kinh tế, xã hội như nhau, nhưng có địa phương trung tâm hoạt động rất tốt, hiệu quả cao; trong lúc đó nhiều nơi, trung tâm hoạt động không hiệu quả. Nếu phân tích kỹ, ta thấy nguyên nhân chủ yếu của sự thành công hay hạn chế này là do sự  tích cực hay sự yếu kém về công tác quản lý, điều hành trung tâm.

d. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong xây dựng kế hoạch và hoạt động của TTHTCĐ

Xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo là cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp trồng người. Trong việc xây dựng TTHTCĐ, giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá càng quan trọng và cần thiết hơn cả. Bởi vì cơ sở giáo dục này vừa quá mới mẻ, các  điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển còn nhiều bất cập như cơ sở vật chất, trang thiết bị , nguồn cán bộ quản lý, giáo viên; chế độ chính sách, nguồn tài chính của trung tâm…

Do vậy, để TTHTCĐ hoạt động thuận lợi, điều cơ bản là phải làm cho tất cả mọi người trong cộng đồng thấy được trách nhiệm của mình là phải góp sức xây dựng TTHTCĐ. Người quản lý góp sức bằng công việc chăm lo, đóng góp kế hoạch, đốc thúc trung tâm hoạt động, tạo điều kiện để trung tâm có nguồn thu hợp pháp và đều đặn,  có chương trình hoạt động phong phú bằng nhiều giải pháp phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, đoàn thể xã hội trong cộng đồng. Đối với người dân, tham gia xây dựng trung tâm bằng cách tham dự đầy đủ các sinh hoạt, sẵn sàng đóng góp công sức khi cần. Nói tóm lại, khi mọi người trong cộng đồng cảm thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng trung tâm, khi đó trung tâm mới tồn tại và phát triển.

Một khi người dân nhận thấy được giữa mình với trung tâm có mối quan hệ gắn bó, khi ấy họ sẽ thiết tha với sự tồn tại và phát triển Trung tâm. Sự gắn bó này bắt đầu từ quyền lợi thiết thực. Chỉ khi nào người dân thấy được tham gia hoạt động ở trung tâm, họ được mở mang kiến thức, cho họ thú vui tinh thần, giải quyết cho họ những vướng mắc trong đời sống kinh tế, họ sẽ tham gia một cách tự nguyện. Và chỉ khi người dân trong cộng đồng tự nguyện tham gia, khi đó trung tâm mới phát triển bền vững. 

đ.  Các Trung tâm GDTX huyện, thành phố phối hợp với phòng giáo dục làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp huyện và với Sở GD&ĐT.

Đối với việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ, bên cạnh việc phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo của ban điều hành trung tâm thì vai trò tham mưu, tư vấn của Trung tâm GDTX là rất quan trọng. Trong đó giáo viên chuyên trách phụ trách trung tâm là người vừa tham gia các hoạt động, vừa tư vấn xây dựng kế hoạch. Muốn làm tròn nhiệm vụ, giáo viên chuyên trách cũng phải nắm bắt nhu cầu người dân trong cộng đồng, biết được các hoạt động của địa phương để tư vấn đưa những nội dung cần thiết vào chương trình hoạt động của  trung tâm. Trung tâm GDTX với chức năng tạo điều kiện để mọi người dân tham gia học tập, học suốt đời, tạo điều kiện để địa phương xây dựng một xã hội học tập. Vì thế Trung tâm GDTX là cầu nối để kế hoạch hoạt động của trung tâm gắn kết được với những nhu cầu cần thiết mà người dân cần được trang bị để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần hằng ngày như kiến thức về đời sống, kỹ năng về chăn nuôi, trồng trọt, những hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống ….

e. Gắn hoạt động của Hội khuyến học vào hoạt động của TTHTCĐ.

Phong trào xây dựng Hội khuyến học hiện nay đã phát triển rộng khắp ở các địa phương. Ban điều hành Hội phần lớn là những người trước đây là cán bộ quản lý giáo dục hoặc là những giáo viên có nhiều đóng góp cho ngành, họ rất nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục. Hội khuyến học tham gia vào các TTHTCĐ bằng nhiều hình thức phù hợp như sưu tầm, biên soạn tài liệu về nâng cao đời sống cộng đồng trên các lĩnh vực sản xuất, giáo dục sức khoẻ, những hiểu biết về pháp luật …., tham gia công tác tập huấn cho cộng đồng. Hiện nay, ở các địa phương có phong trào xây dựng TTHTCĐ mạnh đều có sự gắn kết, tham gia tích cực của Hội khuyến học.

g. Có biên chế đội ngũ cho TTHTCĐ và chế độ thích hợp cho người tham gia quản lý, điều hành trung tâm.

TTHTCĐ phải có một số  biên chế độc lập ở các chức danh trưởng và phó ban điều hành, giáo viên phụ trách. Nếu trưởng ban là lãnh đạo cấp xã, phường làm công tác kiêm nhiệm, thì phó ban phải là một biên chế độc lập. Giáo viên phụ trách có thể lấy từ một trường tiểu học, THCS hay từ TT.GDTX sang nhưng không thể làm công việc kiêm nhiệm. Có như thế trung tâm mới có điều kiện về nhân sự để hoạt động. Điều này chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ trong Quy chế hoạt động của TTHTCĐ mà Bộ GD&ĐT sắp ban hành.

Ngoài ra, Trung tâm phải được Nhà nước cấp một nguồn ngân sách nhất định hằng năm để hoạt động, đặc biệt là đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo cho các hoạt động.

Trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở  giáo  dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được Luật định. Sự tồn tại và phát triển của trung tâm tác động tích cực đến đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Mong rằng bài viết này góp một phần nhỏ vào quá trình đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh.

N.V

Các tin khác